Mối quan hệ giữa G7 và với những chuẩn khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 52 - 54)

G7 được biết đến là một “chuẩn kỹ thuật”, nó không được gọi là “ tiêu chuẩn chung”, ví dụ: ISO 12647. Ngoài ra, G7 không chỉ được gọi là “chuẩn kỹ thuật” mà cũng được xem như một “phương pháp” (Methodology). Bởi G7 xác định mức độ xám cùng với thủ pháp cân chỉnh để điều chỉnh bất kỳ thiết bị CMYK nào để mô

phỏng cân bằng xám.

IDEAlliance không tạo ra chuẩn nhưng họ đã làm việc với các tổ chức khác thông qua ISO TC130 để giúp phát triển ra các tiêu chuẩn thế giới. Bất cứ lúc nào, “chuẩn kỹ thuật” của IDEAlliance như G7, GRACoL và SWOP đều gọi là điều kiện

pháp để đạt được mục đích tiến đến tiêu chuẩn ISO khi được sử dụng cùng với

GRACoL 2013 hoặc SWOP 2006/ 2013. Có thể nói nếu một chuẩn thế giới không

hỗ trợ cho một quy trình mới hoặc là không tồn tại thì tổ chức IDEAlliance có thể

tự nghiên cứu phát triển các “chuẩn kỹ thuật” phù hợp, ví dụ nghiên cứu ra G7 để

lấp đầy khoảng trống đó.

Một khi IDEAlliance đã cùng hợp tác với tổ chức khác để tạo ra chuẩn chung dùng trên toàn thế giới thì không thể nhắc đến tiêu chuẩn dùng cho ngành in ISO

12647, đây là tiêu chuẩn mà hầu hết nhà in trên thế giới tham khảo sử dụng. Thời

gian khi ông Don Hutcheson chủ tịch của GRACoL triển khai dự án G7, tại thời

điểm đó đang phát triển phiên bản GRACoL mới. Các đường cong trong G7 được thực nghiệm dựa trên chuẩn thế giới ISO 12467 và nếu ta có quan sát sẽ nhận thấy phiên bản GRACoL 2006 với các “chuẩn kỹ thuật” khác dựa theo ISO 12647 như FOGRA 39 có giá trịtham chiếu gần giống nhau.

Bảng 2.6: So sánh giá trị tham chiếu của chuẩn GRACoL và FOGRA Tiêu chuẩn Giấy Couche bóng

L* a* b*

GRACoL 2006 95 .0 -2

FOGRA 39 (áp dụng theo giấy

loại 1, 2 theo ISO 12647-2) 95 (93) 0 -2 (-3)

Có thể tất cả tiêu chuẩn in trên thế giới đều có quan hệ mật thiết với nhau. Như

vậy “chuẩn kỹ thuật” G7 cũng không ngoại lệ bởi G7 được tổng hợp hiệu chuẩn theo các chuẩn in CGATS TR015 (tiêu chuẩn kỹ thuật G7 chính thức), ISO 15339 (tiêu chuẩn kỹ thuật về màu sắc ban hành năm 2015) và G7 cũng là phương pháp

hợp lệđể hiệu chỉnh ISO 12647-2. Một sốđiều kiện in tham chiếu (CRPC) dựa trên

CGAST 21 và ISO 15339 có trong G7, ngoài việc đáp ứng chuẩn kỹ thuật G7 còn có bộ dữ liệu đặc tảcho màu giấy tham chiếu. CRPC kiểm soát kết quảqua màu sắc

hơn là các giá trị truyền thống như mật độ, dot gain, trapping,…

Bảng 2.7: Điều kiện in tham chiếu trong G7

Không gian màu tham chiếu Phương pháp in Phương pháp đo

GRACoL 2006 Offset tờ rời M0

CGAST 21-2_CRPC1 In báo Coldset offset M1

CGAST 21-2_CRPC2 In báo Heatset offset M1

GRACoL2013UNC_CRPC3 Offset tờ rời (giấy không

tráng phủ)

CGAST 21-2_CRPC4 Giấy siêu cán láng M1

SWOP2013C3_CRPC5 Offset cuộn M1

GRACoL2013_CRPC6 (tương đương giấy PS1 - ISO 12647-2)

Offset tờ rời (giấy tráng phủ)

M1

CGAST 21-2_CRPC7 In với không gian màu lớn M1

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)