Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng xám

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 57 - 59)

Cân bằng xám là một trong những yếu tốchính trong quá trình tách màu đểđạt

được màu sắc trên hình ảnh phục chế tương tự như bài mẫu. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình này điển hình như:

Thuộc tính màu mực

Mực là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến cân bằng xám

bởi trên thực tế là mực in không tinh khiết và làm nhiễm bẩn đến mực màu khác.

Không giống như những gì lý thuyết nói khi trộn ba màu mực Cyan, Magenta và

khi áp dụng vào thực tiễn cũng với tỷ lệ tương tự thì lại nhận được một màu xám hơi ngã đỏ. Do đó đểkhắc phục tình trạng này ta sử dụng một lượng mực khác nhau

của mỗi màu để bù trừ cho sự nhiễm bẩn trên mực in. Mặt khác khối lượng mực

cũng ảnh hưởng đến đến phần trăm điểm trame trên bản in, vì vậy để kiểm soát lượng mực, mật độmàu tông nguyên phải được giải quyết trước.

Giấy in

Yếu tố có sự khác biệt nhất trên giấy in là bềmặt, bềmặt giấy in cơ bản được

chia làm hai loại là không có tráng phủ và tráng phủ. Tính chất này làm bềmặt của giấy có sựkhác biệt rất lớn trong quá trình phục chế và tỷ lệ các hạt trame sẽ khác nhau khi truyền từ bản in đến vật liệu. Thông thường gia tăng tầng thứ xảy ra trong quá trình sản xuất (từ chế bản đến in), trong đó tỷ lệ phần trăm các điểm trame C, M, Y là giá trị bắt buộc để tái tạo màu xám trung tính. Việc gia tăng tầng thứ xảy ra trên giấy là do các yếu tốnhư: sự hấp thụ mực từ giấy, sự phản xạ bềmặt từ giấy,

độ sáng - độ trắng của giấy và sự phản xạ của giấy. Do đó, kiểm soát tái tạo điểm trame trên vật liệu là rất quan trọng đểcó được sự cân bằng xám.

Màu mực tông nguyên

Mật độ (Density) màu tông nguyên có nghĩa là mật độ tối đa được in trên giấy

và đo bằng máy đo mật độcó sử dụng các bộ lọc Red, Green, Blue đểđo giá trịmật

độ của bốn màu CMYK tương ứng. Giá trị mật độ tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng

tầng thứ và tỉ lệ nghịch với độtương phản in điều này dẫn đến chất lượng hình ảnh sẽkém. Hiệu suất của mực in ảnh hưởng đến việc tái tạo tông màu trên vật liệu, quá nhiều mực trên vật liệu sẽlàm ánh sáng không thểđi qua từ đó hình ảnh nhìn trông sẽ tối hơn. Nếu giá trị mật độ màu tông nguyên của bốn màu CMYK không được

kiểm soát theo tiêu chuẩn thì bất kỳ sự khác biệt nào giữa chúng sẽ dẫn đến cân bằng màu kém đi và chất lượng hình ảnh cũng giảm. Chính vì vậy mà kiểm soát mật

độmàu tông nguyên có thể dẫn đến màu xám trung tính.  Dot gain

Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là “dot gain” (gia tăng tầng thứ), để dẫn đến việc

gia tăng dot gain thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng phải kể đến kích thước hạt

trame. Kích thước hạt trame giữa các màu khác nhau ảnh hưởng đến màu sắc và cân bằng xám. Nguyên nhân làm tăng kích thước hạt trame trong đó có hình dạng trame,

chồng màu không chính xác trên phim/ bản kẽm, độ phân giải trame, lựa chọn bản

kẽm và tấm cao su hoặc cách chọn giấy.

Màu in chồng (Overprint)

Bốn màu chồng CMYK sẽ không tái tạo ra màu xám trung tính phù hợp và

mật độ vùng tối của hình ảnh. Ngoài ra, phương pháp loại bỏ ba thành phần màu CMY thay bằng màu đen - GCR (Gray Component Replacement) có thể được sử

dụng để cân bằng xám có thể đạt được và sẽ giảm được tiền chi phí mực in. Hơn

nữa công thức pha mực cũng ảnh hưởng đến giá trị cân bằng xám.  Độ phân giải trame

Độ phân giải trame (Lpi) là khái niệm dùng để chỉ mật độ trame trên một đơn

vị diện tích, thông thường người ta dùng đơn vị số lượng đường trên một đơn vị

chiều dài (cm hay inch). Trong thực tếđộ phân giải trame càng lớn thì mức độxám

giảm đi và ngược lại vì thếmà chất lượng in tốt không có nghĩa là sử dụng độ phân giải trame cao. Vì thế mà người ta cố gắng duy trì mức độ xám là 256 và chỉ thay

đổi độ phân giải ghi cho từng độ phân giải trame khác nhau. Hơn nữa kết quả tái tạo

màu sắc cũng rất khác so với từng độ phân giải trame khác nhau nên nó cũng được

xét là một trong những yếu tốảnh hưởng đến cân bằng xám.

Công thức quan hệ hệ giữa mức độxám và độ phân giải trame:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)