Phần mềm in thử EFI XF Client

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 69 - 72)

Phần mềm EFI XF giúp tạo profile và quản lý màu cho máy in thử. Phần mềm

EFI XF cho phép người dùng tạo các chu trình làm việc tương ứng cho các điều

kiện in khác nhau (ví dụ như in với các loại giấy khác nhau trên các máy in khác nhau như Epson, Canon,...). EFI XF cũng hỗ trợ quản lý màu dựa trên hồ sơ của thiết bị, giúp người dùng kiểm soát được màu sắc in ra phù hợp với các mục đích khác nhau. Color Tools là một thành phần tiêu chuẩn của Fiery XF. Ta sử dụng EFI

XF để hỗ trợ tạo dữ liệu tuyến tính cho máy trước khi hiệu chính với G7.

Chức năng “Create Base Linearization” cho phép người dùng tuyến tính hóa máy in giúp máy in hoạt động trong điều kiện chuẩn nhất. Trước khi tuyến tính ta sẽ có bước chuẩn bị máy in: kiểm tra đầu phun, gán độ dày giấy và thiết lập thời gian

khô cho cho máy cũng như khoảng cách từđầu phun đến vật liệu. Chức năng này sẽ được thực hiện trước trong quá trình hiệu chuẩn G7.

“Create Base Linearization” có các bước để tiến hành tương ứng với các mục sau:

 Settings: cho phép người dùng xác định các thông sốcơ bản của quá trình tuyến

tính như độ phân giải, color mode (hệ màu), kích thước điểm trame và phương pháp trame hóa.

 Ink Limit Per Channel: dùng để xác định giới hạn lượng mực cho từng kênh màu cũng có nghĩa là xác định độ mở của đầu phun trên vật liệu. In và đo bảng

màu được tạo trước khi qua bước tiếp theo.

Hình 2.30: Bảng màu xác định lượng mực từng kênh

 Linearization: dùng để tuyến tính hóa từng kênh màu. In và đo các kênh màu trước khi qua bước tiếp theo.

 Total Ink Limit: dùng để xác định giới hạn tổng lượng mực (lượng mực tối đa khi in chồng nhiều màu). In, đo bảng màu và quan sát tờ in chọn cột có chứa tổng lượng mực tối đa và chuyển qua bước tiếp theo.

Hình 2.32: Bảng màu xác định tổng lượng mực bằng cách đo

Hình 2.33: Bảng màu xác định tổng lượng mực bằng cách quan sát

 Quality Control: nhằm kiểm tra chất lượng của quá trình tuyến tính hóa máy in. In, đo và xem kết quả tuyến tính. Lưu lại quá trình tuyến tính trong một file có định dạng “.epl”.

 Summary: Xem lại kết quả của quá trình tuyến tính

Hình 2.35: Minh họa tổng hợp kết quả tuyến tính

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)