Thực trạng chính sách và cơ chế cho hoạt động thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm tài chính tp. hồ chí minh (Trang 91 - 94)

- Quỹ đầu tư và cơng ty quản lý quỹ

2.2.3. Thực trạng chính sách và cơ chế cho hoạt động thị trường trái phiếu

trái phiếu

Kể từ tháng 6/2008, trái phiếu chính phủ được giao dịch tập trung tại Sở giao dịch Chứng khốn Hà Nội (HNX), tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch của trái phiếu chính phủ phát hành nội tệ. Trong thời gian đầu, trái phiếu chính phủ niêm yết tại HNX được giao dịch chung hệ thống giao dịch với cổ phiếu. Ngày 24/9/2009, HNX đã khai trương và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt, tách biệt với hệ thống giao dịch cổ phiếu, tạo sự phát triển tồn diện cho thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ, từng bước gắn kết giữa thị trường phát hành (sơ cấp) với thị trường giao dịch (thứ cấp), tập trung hĩa hoạt động phát hành (đấu thầu trái phiếu Chính phủ) và giao dịch trái phiếu Chính phủ về một đầu mối tại HNX. Phát triển một thị trường tài chính cân đối hơn, khơng thiên quá mức vào hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, việc phát triển thị trường trái phiếu cơng ty cĩ vai trị to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro tài chính do vấn đề mất cân đối kép gây ra. Đây là một bước phát triển quan trọng trong hồn thiện cơ sở hạ tầng thị trường tại

Việt Nam, gĩp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu trong nước. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu cũng cĩ nhiều hạn chế về mặt pháp lý:

- Lãi suất trái phiếu Chính phủ do Bộ tài chính chỉ đạo dẫn đến chưa tạo được đường cong lãi suất làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu cơng ty và các họat động đầu tư trên thị trường tài chính. Mặt khác, thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu bị giới hạn nên chủ yếu vẫn là các NHTM Nhà nước và cổ phần lớn đĩng vai trị chính.

- Thị trường trái phiếu cơng ty cịn trong giai đọan phát triển sơ khai khiến rất khĩ huy động vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển các doanh nghiệp.

Tĩm lại, trong trong thời gian qua Việt Nam đã xây dựng được một số Luật, Nghị định, Thơng tư, Quy định và cũng đã xây dựng một số cơ chế tạo hành lang pháp lý cho Thị trường tài chính hoạt động nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính.

Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều bất cập, đĩ là:

- Khung pháp lý vẫn chưa tạo cho các tổ chức hoạt động an tồn trong Thị trường tài chính và cịn bị nhược điểm cố hữu: Thực thi, chấp hành luật pháp chưa nghiêm, buơng lỏng trật tự kỹ cương. Mặt khác, việc thưởng, phạt, chế tài chưa đủ răn đe và khuyến khích để làm tốt hay ngăn ngừa sai trái. Nĩi cách khác, cần cĩ một mơi trường pháp lý hiện đại cho các tổ chức tài chính, ngân hàng họat động. Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật cho các tổ chức tài chính khác (Cơng ty chứng khĩan, Cơng ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, các cơng ty quản lý tài sản, tổ chức đánh giá tín dụng độc lập v.v…) cần nhanh chĩng hịan thiện riêng ở khía cạnh chế tài và thực thi chế tài . Đĩ là việc mà Quốc hội phải làm thơng qua đề xuất của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Nội dung pháp quy đúng, nhưng do làm sai hoặc cố tình vi phạm nên cho rằng nội dung đĩ “khơng phù hợp thực tiễn hồn cảnh nước ta” và dẫn đến đề nghị phải điều chỉnh nội dung đúng đắn. Tức là, muốn điều chỉnh những cái đúng để hợp pháp hĩa cho những việc làm sai.

- Các cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, thiếu thống nhất: Thực tế cho thấy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành trái phiếu và tín phiếu kho bạc của Bộ Tài Chính cịn thiếu sự phối hợp nhịp nhàng với thực thi chính sách tiền tệ của NHNN. Bộ Tài Chính cịn đưa ra mức lãi suất của trái phiếu chính phủ hoặc lãi suất chỉ đạo trong trường hợp đấu thầu qua NHNN hoặc đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khốn tập trung. Việc phát hành trái phiếu chính phủ thơng qua hình thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành cịn chưa được thực hiện theo một kế hoạch mang tính định kỳ và ổn định. Chính sách lãi suất của NHNN cũng chưa tạo ra độ tin cậy cao cho Bộ Tài Chính trong việc xác dịnh lãi suất trái phiếu chính phủ.

Nĩi cách khác, thị trường chứng khĩan và thị trường tiền tệ chưa liên thơng, bắt nhịp và phối hợp trong điều hịa vốn cho nền kinh tế. Các dịch vụ tạo sự liên thơng giữa hai thị trường tiền tệ và chứng khĩan chưa được phát triển như dịch vụ đầu tư tài chính, dịch vụ đấu thầu trái phiếu, tín phiếu…

- Chính sách cấp ưu đãi tín dụng của chính phủ một phần làm cho nguồn cung trái phiếu ít hơn. Chẳng hạn, các Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập với mục đích là hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khĩ khăn cần khuyến khích đầu tư. Tuy vậy, nguồn tín dụng ưu đãi mà quỹ cung cấp gây tác động tiêu cực nhất định đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu, do phần nào khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp vay vốn từ các Quỹ mà chưa quan tâm đúng mức tới việc phát hành trái phiếu và niêm yết trên thị trường.

- Trong các văn bản pháp luật đối với phát triển thị trường vốn hiện nay vẫn cịn thiếu các quy định cần thiết, chưa thống nhất và phù hợp, chẳng hạn như: Chưa cĩ văn bản nào quy định về các yêu cầu và thủ tục phát hành trái phiếu khơng niêm yết của các cơng ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp; chưa cĩ quy định yêu cầu các chủ thể bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ theo Nghị định 01/CP phải bán ít nhất bao nhiêu % tổng số trái phiếu nhận bảo lãnh cho các nhà đầu tư (hiện nay các NHTM là những người nắm giữ nhiều nhất trái phiếu chính phủ mà khơng bán ra trên thị trường thứ cấp); cĩ sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp luật trong việc mua bán trái phiếu chính phủ của các tổ chức, cá nhân nước ngồi.

Một phần của tài liệu các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm tài chính tp. hồ chí minh (Trang 91 - 94)