- Vi mô và chủ quan
2.1.1. Điều kiện cho vay
Về điều kiện cho vay, trước tiên, DNNVV bắt buộc tuân thủ quy định về điều kiện vay vốn tại Quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN (Sau đây gọi tắt là Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN) bao gồm:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước [28, Điều 7]. Trong các điều kiện trên, khó khăn nhất đối với DNNVV là năng lực tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các DNNVV khó tiếp cận vốn vay của Ngân hàng.
Ngoài ra, những vướng mắc mà ngân hàng thường gặp khi cho đối tượng các doanh nghiệp này vay là vốn kinh doanh của doanh nghiệp quá ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít, rủi ro cho ngân hàng khi đầu tư là rất lớn. Theo một kết quả điều tra, trong số những doanh nghiê ̣p không tiếp cận
được vốn ngân hàng có tới 80% không đáp ứng đủ điều kiện để được vay vốn, không chứng minh được thực trạng tài chính của chính doanh nghiệp mình.
Một nguyên nhân "tế nhị" khác là, DNNVV thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế, nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, chế độ báo cáo, thống kê và kiểm toán đối với DNNVV chưa theo chuẩn mực cũng phần nào gây khó khăn cho các TCTD khi thẩm định các dự án, phương án vay vốn của các DNNVV.
Về năng lực tài chính: ngân hàng quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu vốn và lợi nhuận. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, sau khủng hoảng kinh tế thì môi trường kinh doanh, môi trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu càng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các NHTM khi cho vay đều yêu cầu doanh nghiệp hoạt động phải kinh doanh có lãi, trong khi đó, với nguồn vốn ít, lãi suất cao, chi phí đầu vào tăng mạnh thì số doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của ngân hàng thường rất ít. Như đã nói ở trên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp không theo chuẩn mực kế toán, không trung thực dẫn đến mất lòng tin đối với ngân hàng khi thẩm định để cho vay.
Về phương án sản xuất kinh doanh: để đảm bảo thu hồi được vốn vay
từ các doanh nghiệp, ngân hàng phải chọn những phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả. Và để xây dựng được một phương án sản xuất kinh doanh thuyết phục được các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ doanh nghiệp và cơ hội kinh doanh của từng doanh nghiệp, trong khi đó như đã phân tích như trên, nguồn nhân lực của các DNNVV còn nhiều hạn chế và bất cập.