Về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 85 - 86)

- Vi mô và chủ quan

3.3.1. Về phía Chính phủ

Chính phủ có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực nhất bằng năm cách làm cho vốn dễ tiếp cận hơn và hỗ trợ cho doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, giảm thiểu rào cản pháp lý và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường thuế và pháp quy ph ù hợp.

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp lý về hỗ trợ DNNVV. Cần phải có mô ̣t tổ chức riêng trực thuô ̣c Chính phủ có tính chuyên nghiê ̣p cao, có địa vị pháp lý nhất định để hỗ trợ DNNVV, đồng thờ i cần xác lâ ̣p mô ̣t cơ chế phối hơ ̣p công tác giữa các cơ quan liên quan mô ̣t cách rõ ràng , quy đi ̣nh rõ , cụ thể nhiệm vụ của một số bộ phận có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực cần hỗ trợ thuộc chức năng nhiệm vụ mà Chính phủ p hân công.

Ở cấp địa phương , Chính phủ nên tổ chức một cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh làm đầu mối lâ ̣p các kế hoa ̣ch hỗ trợ DNNVV trên đi ̣a bàn đi ̣a

phương, chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các chương trình , dự án hỗ trợ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyê ̣t .

Thứ hai, giảm thiểu các thủ tục hành chính theo xu hướng áp dụng

rộng rãi và tăng cường vai trò của dịch vụ công trong các lĩnh vực: đăng ký tài sản, công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm, định giá tài sản bảo đảm. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động doanh nghiệp, các giải pháp tín dụng, hải quan, thuế… tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp có thêm thuận lợi nắm bắt và khai thác thời cơ trong sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ các DNNVV trong việc xúc

tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân

lực cho các DNNVV cho giai đoạn 2009 - 2013, tổ chức các lớp đào tạo cho các DNNVV về công tác tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

Thứ năm, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo

đảm tín dụng, cơ chế xử lý tài sản bảo đảm theo hướng: minh bạch hoá cơ chế và quá trình xử lý; tạo ra thế cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, không quá thiên lệch về bảo vệ quyền lợi của một bên nào.

Thứ sáu, phát huy vai trò của Bộ Tư pháp, NHNN, các tổ chức chính

trị xã hội, xã hội nghề nghiệp có liên quan trong việc tăng cường phổ biến, tuyên truyền và đào tạo pháp luật cho các doanh nghiệp, trong đó có DNNVV để họ được tăng cường năng lực nhằm thích ứng tốt hơn với thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 85 - 86)