TIẾP TỤC SỬA ĐỔI, HOÀN THIỆN NGHỊ ĐỊNH 56/2009/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

- Vi mô và chủ quan

3.1. TIẾP TỤC SỬA ĐỔI, HOÀN THIỆN NGHỊ ĐỊNH 56/2009/NĐ-CP

Việc Nghị quyết 22/NQ-CP cũng như Nghị định 56/2009/NĐ-CP ra đời có thể coi là một bước tiến mới khẳng định quyết tâm của Chính phủ, cũng như các cơ quan quản lý về việc hỗ trợ các DNNVV phát triển. Song thực tế cũng đã cho thấy, quá trình triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP còn nhiều khó khăn. Các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Chính bởi vậy, việc doanh nghiệp "kêu" khó tiếp cận chính sách hỗ trợ là điều dễ hiểu.

Tiếp tục hoàn thiện khái niệm DNNVV, sự phân định càng cụ thể sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, hỗ trợ của nhà nước. Điều 3 của Nghị định 56/2009/NĐ-CP định nghĩa DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

Kết hợp với bảng tiêu chí phân loại DNNVV (bảng 1.1), có thể thấy theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP, DNNVV được phân chia dựa theo các tiêu chí: Quy mô về vốn, quy mô về số lao động và khu vực, trong đó quy mô về nguồn vốn được chú trọng. Đây cũng chính là sự bất hợp lý trong phân loại. Bởi lẽ, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn của chủ sở hữu và vốn huy động dưới các hình thức khác nhau. Trong khi vốn chủ sở hữu là tương đối ổn định, được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì vốn huy động lại thường xuyên biến động. Do đó,

tổng nguồn vốn này của doanh nghiệp cũng thường xuyên biến động. Vì vậy, hôm nay, một doanh nghiệp được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ nhưng ngay ngày mai có thể đã trở thành doanh nghiệp vừa và ngược lại. Sự phân biệt thành doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa là để thực hiện các chính sách trợ giúp cho phù hợp. Song, doanh nghiệp "siêu nhỏ, nhỏ và vừa" lại biến thiên rất nhanh như vậy, liệu các chính sách trợ giúp sẽ biến thiên như thế nào?

Hơn nữa, sự phân loại này thực sự không có ý nghĩa trong thi hành, bởi lẽ trong khi Điều 3 của Nghị định 56/2009/NĐ-CP quy định khá chi tiết về ba loại doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhưng những chính sách trợ giúp được quy định ở các điều khoản tiếp sau lại hoàn toàn không có sự phân biệt với ba loại quy mô này.

Triển khai cụ thể các giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV : xây dựng cơ chế tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng Quỹ hỗ trợ phát triển DNNV V, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV . Riêng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cần phải xây dựng cơ chế tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng mới trên cơ sở khắc phục những vướng mắc trong quy đi ̣nh cũ về cơ chế tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg.

Cải cách mô hình tổ chức, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phát huy vai trò của tổ chức này trong việc giúp các DNNVV tiếp cận dễ dàng hơn nữa với các nguồn vốn. Quỹ bảo lãnh tín dụng phải là một tổ chức tài chính hoạt đô ̣ng theo cơ chế thi ̣ trường , sửa đổi, hoàn thiện chính sách đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Về vấn đề nguồn vốn của Quỹ : không quy định mức vốn điều lê ̣ chung cho mo ̣i Quỹ bảo lãnh , nên chia theo nhiều mức khác nhau theo từng khu vực (căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu và điều kiê ̣n thực tế ở các đi ̣a phương); cụ thể hóa quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức góp vốn thành lập Quỹ, các điều kiện được bảo lãnh và mức vốn được bảo lãnh , chế đô ̣ giám sát

hoạt động của Quỹ… Đồng thời, muốn Quỹ bảo lãnh tín dụng được hoạt động hiệu quả và đi vào cuộc sống cần phải cơ cấu lại theo hướng vốn chủ yếu của Quỹ phải hình thành từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, hàng năm bổ sung nguồn vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn của các định chế tài chính trong và ngoài nước… Trong đó, nếu vẫn cần nguồn vốn góp từ các ngân hàng thì phải xác định rõ quyền lợi mà ngân hàng đạt được khi phải bỏ một nguồn vốn lớn vào Quỹ. Cụ thể, đi kèm theo khoản vốn mà ngân hàng sẽ góp vào, quyền lợi mà họ được nhận trong điều hành hoạt động của quỹ như thế nào, lợi ích mà họ nhận được từ việc khoản tiền đóng góp đó được hạch toán ra sao, có thể tính khoản này vào chi phí hoạt động của ngân hàng hay không…? Có nghĩa là vai trò của các NHTM và các tổ chức tài chính với tư cách là đối tác chiến lược phải được quy định rõ ràng.

Về cơ chế hoa ̣t đô ̣ng của Quỹ : Quỹ chỉ thực hiện bảo lãnh cho các DNNVV và hạn chế trong một số loại bảo lãnh. Quỹ hoạt động độc lập, không thực hiện hình thức uỷ thác hoặc giao cho các tổ chức tài chính khác. Cán bộ làm việc tại Quỹ phải là cán bộ chuyên trách, trừ một số thành viên hội đồng quản lý (thực tế hiện nay chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm).

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 77 - 79)