- Vi mô và chủ quan
1.2. NHỮNG ĐẶC TRƢNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM, các ngân hàng luôn phải tính toán để bảo đảm chi phí vốn và tạo ra lợi nhuận. Để thực hiện được việc này thì cần tính đến những yếu tố tác động và một số đặc trưng của nó.
Về phía nhà nước, cũng đã có những chủ trương, chính sách lớn nhằm hỗ trợ, thúc đẩy DNNVV phát triển và tạo điều kiện để các DNNVV vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, những ưu đãi chủ yếu là về lãi suất vay vốn, các quy định khác đều theo quy định chung về cấp tín dụng đối với khách hàng (về điều kiện vay vốn, phương thức cho vay, thời hạn cho vay,,,).
Về phía doanh nghiệp, mặc dù DNNVV chiếm số lượng lớn, nhưng trình độ quản trị doanh nghiệp, năng lực am hiểu chính sách còn hạn chế, nhất là thiếu kinh nghiệm tiến hành các thủ tục vay vốn, nên trong nhiều trường hợp, họ chưa biết cách xây dựng dự án, phương án khả thi, đúng quy định của pháp luật để làm cơ sở vay vốn, cùng với điều kiện về tài sản bảo đảm khi vay
vốn không hề dễ dàng dẫn đến nhiều DNNVV khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng.
Về phía NHTM: Ngoài các quy định chung của Nhà nước, cụ thể là của NHNN trong hoạt động cho vay, các NHTM thường ban hành các quy định nội bộ về cho vay (dưới hình thức quy chế cho vay, chính sách tín dụng, chỉ đạo tín dụng...) để áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng mình. Nhìn chung, các quy định này thường áp dụng đối với tất cả các khách hàng mà không phân biệt đối tượng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, các DNNVV là đối tượng khách hàng có nhiều yếu tố đặc thù, vì vậy, tại một số ngân hàng cũng có ban hành chính sách tín dụng riêng cho các doanh nghiệp này. Thực tế, đối với một số doanh nghiệp thuộc đối tượng này tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém, dẫn đến quan hệ vay trả với ngân hàng không tốt nên các ngân hàng lại có yêu cầu khắt khe hơn đối với một số điều kiện (về hê ̣ số nơ ̣/vốn chủ sở hữu , lợi nhuận…), đă ̣c biê ̣t là điều kiê ̣n về tài sản bảo đả m. Chính sách về tài sản bảo đảm của từng ngân hàng bao gồm những quy định về các trường hợp và các khách hàng cần tài sản bảo đảm, các loại tài sản bảo đảm, tỷ lệ phần trăm cho vay tính trên giá trị tài sản bảo đảm... Mặc dù các quy định này là khác nhau đối với từng ngân hàng nhưng các DNNVV đều gặp khó khăn giống nhau khi làm thủ tục vay vốn liên quan đến tài sản bảo đảm. DNNVV thông thường tuổi đời trẻ, ít tài sản thế chấp. Nếu có, tài sản thế chấp cũng không bảo đảm tính pháp lý hoặc đã thế chấp vào năm ngoái, đến thời điểm hiện tại, khi có nhu cầu vay vốn thì do không đáp ứng yêu cầu về tài sản bảo đảm các ngân hàng cũng không cho doanh nghiệp vay. Tóm lại, để vượt qua các yêu cầu, quy định của NHTM thì cuối cùng tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm thường thấp hơn nhiều so với nhu cầu vay của doanh nghiệp.
Song bên ca ̣nh đó , các ngân hàng cũng cùng quan điểm chung xác đi ̣nh DNNVV là đối tượng khách hàng mục tiêu , khách hàng chiến lược và vẫn có sự ưu đãi nhất đi ̣nh đối với khách hàng n ày về trình tự thủ tục vay vốn ,
lãi suất vay vốn , tài sản bảo đảm linh hoạt ... Đây chính là một trong các đặc trưng trong hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNVV. Mặc dù các ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động về vấn đề này, nhưng nếu có quy định riêng về cho vay các DNNVV của NHNN thì việc hỗ trợ cho các DNNVV sẽ được thực hiện đồng bộ và thống nhất hơn trong thực tiễn.
Tóm lại , DNNVV ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, nhất là nền kinh tế thị trường. Hiê ̣n nay, DNNVV càng ngày càng thể hiê ̣n vai trò quan trọng trong việc tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ lớn cho nền kinh tế và đời sống xã hô ̣i , góp phần cơ cấu vốn tối ưu cho nền kinh tế, và tạo ra công ăn việc làm cho một khối lươ ̣ng dân cư lớn. Từ các đặc điểm của DNNVV cho thấy, mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng DNNVV còn nhiều hạn chế (quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ , mă ̣t bằng sản xuất khó khăn , năng lực tài chính yếu, nguồn nhân lực, công nghệ lạc hậu...). Những hạn chế, khó khăn đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của DNNVV. Trong các khó khăn đó thì lớn nhất là thiếu vốn sản xuất, mà để có nguồn vốn thì phải tiếp cận đươ ̣c ngân hàng. Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biê ̣t quan tro ̣ng đối với các DNNVV , là nguồn vốn chính để DNNVV duy trì và phát triển . Mă ̣c dù có nhiều yếu tố tác đô ̣ng đến viê ̣c tiếp câ ̣n nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV (môi trường kinh tế , đă ̣c điểm doanh nghiê ̣p… ), tuy nhiên, hiê ̣n ta ̣i , nguyên nhân lớn và trực tiếp nhất là hê ̣ thống cơ chế chính sách của Nhà nước , quy đi ̣nh về cho vay DNNVV .
Chương 2