- Vi mô và chủ quan
2.1.4. Hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng
Giống như các giao dịch thương mại khác, hình thức pháp lý của quan hệ cho vay của NHTM đối với các DNNVV được thể hiện thông qua Hợp đồng tín dụng. Do vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV sẽ được thể hiện chủ yếu trong các nội dung cơ bản của Hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo luật định (bên vay), theo đó TCTD chuyển nhượng quyền sở hữu một số tiền cho bên vay trong một thời hạn nhất định, với điều kiện hoàn trả gốc và lãi. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích vay vốn, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín
dụng trong trường hợp bên cho vay là các TCTD, trong đó chủ yếu là các ngân hàng. Theo đó ngân hàng là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Hình thức pháp lý của những hoạt động cấp tín dụng khác như bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá cũng được gọi chung là hợp đồng tín dụng và được thể hiện bằng các tên gọi Hợp đồng khác nhau là Hợp đồng cấp bảo lãnh, Hợp đồng chiết khấu, Hợp đồng cho thuê tài chính... Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến các điều khoản của một Hợp đồng cho vay.