Về lãi suất

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 45 - 52)

- Vi mô và chủ quan

2.1.4.3. Về lãi suất

Lãi suất là một trong những điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng. Như đã đề cập ở trên, khi vay vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, các DNNVV sẽ được ưu đãi lãi suất trong tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu thì khi vay vốn tại các NHTM, hiê ̣n ta ̣i, các DNNVV cũng được hỗ trợ về lãi suất.

Trong năm 2009, Chính phủ ban hành các gói kích cầu để hỗ trợ doanh nghiệp Viê ̣t Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đối tượng áp dụng của các gói kích cầu này lần lượt bao gồm: doanh nghiệp vay vốn lưu động ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp, cá nhân vay vốn trung, dài hạn để sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp vay vốn phát triển khu vực nông thôn; người nghèo...Hầu hết đối với các doanh nghiệp vay ngắn hạn, trung dài hạn đều được hỗ trợ lãi suất với mức 4%/năm, thậm chí đối với gói kích cầu hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn thì mức hỗ trợ có thể lên tới 100%/năm. Một số chương trình hỗ trợ lãi suất cụ thể như sau:

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 thì NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-NHNN quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.

Theo Thông tư này, tổ chức, cá nhân vay vốn NHTM được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2009 đến 31/12/2009. Các NHTM không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; đồng thời định kỳ báo cáo NHNN để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.

Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2009 đến 31/12/2009. Với các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009, thì chỉ được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian vay của năm 2009; các khoản vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ vay. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2009 đến 31/12/2009.

Trên cơ sở Quyết định 443/2009/QĐ-TTg ngày 04/04/2009, ngày 7/4/2009, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 05/2009/TT-NHNN quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn.

Theo đó, đối tượng khoản vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo các hợp đồng tín

dụng ký kết trước và sau ngày 01/4/2009 và được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2009 đến 31/12/2009, thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, bao gồm:

- Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; - Ngành thuỷ sản;

- Ngành công nghiệp khai thác mỏ; - Ngành công nghiệp chế biến;

- Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; - Ngành xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán);

- Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình;

- Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; - Hoạt động khoa học và công nghệ.

Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các NHTM, công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.

Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2009 đến 31/12/2011. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ ngày giải ngân đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 mà được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2009 đến 31/12/2009. Các khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất nếu bị quá hạn trả nợ, hoặc được gia hạn nợ vay, với thời hạn vay thực tế vượt

quá 24 tháng, thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ, gia hạn nợ và vượt quá 24 tháng.

Không có số liệu nào cho biết tỉ trọng cho vay hỗ trợ về lãi suất đối với từng thành phần kinh tế. Nhưng qua số vốn cho vay của nhóm ngân hàng thương ma ̣i có thể dự đoán là phần lớn vốn cho vay hỗ trợ về lãi suất là dành cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nếu cho vay theo từng đơn vị thành viên (vay cách này dễ đáp ứng được tiêu chuẩn về số vốn và lao động), nhưng tính theo tập đoàn có thể một số tập đoàn kinh tế nhà nước được vay nhiều nhất, mà các tập đoàn kinh tế này đang bị cho là sử dụng nguồn lực thiếu hiệu quả.

Như vậy, một dòng vốn lớn, lãi suất thấp lại đang chảy vào các DNNN làm ăn yếu kém, mà không loại trừ khả năng một phần để đảo nợ. Trong khi đó, một số lượng không nhỏ DNNVV, hộ gia đình không dễ dàng tiếp cận vốn hỗ trợ về lãi suất vì không đủ điều kiện vay vốn (không có tài sản thế chấp, còn nợ cũ, thiếu hoá đơn Bộ Tài chính...).

Hiện tượng nhóm NHTM nhà nước cho DNNN vay với một số vốn rất lớn trong một thời gian ngắn phải chăng còn do tâm lý các NHTM nhà nước không ngại lắm việc cho vay DNNN vì cùng chủ sở hữu Nhà nước? Những vấn đề trên nếu thực tế đúng như suy đoán thì làm cho kích cầu qua tín dụng không được như ý muốn của nhà làm chính sách là nguồn vốn đến được những doanh nghiệp (trong đó DNNVV chiếm số lượng lớn nhất )/những cá nhân kinh doanh (bất kể thành phần kinh tế nào) thật sự cần vốn để tạo ra hàng hoá. Các chương trình kích cầu với mục tiêu hỗ trợ cho các DNNVV trong bối cảnh khó khăn do tác động của lạm phát, tuy nhiên, các giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và có tính thời điểm. Mục đích là để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng nhưng trên thực tế rất ít các DNNVV tiếp cận được vốn. Nguyên nhân là để được cấp vốn và hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ "chuẩn" cho vay của ngân hàng (về các chỉ tiêu kinh tế, về thủ tục vay vốn...). Trong khi đó, các DNNVV

đang bị ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng khó mà đáp ứng được điều kiện vay. Về phía ngân hàng cũng "khó lòng" mà giúp được doanh nghiệp khi "chuẩn" cho vay theo quy định của NHNN không thể hạ xuống, đồng thời lại phải chịu các chế tài chặt chẽ và nghiêm ngặt của NHNN nếu cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng quy định. Đồng thời , việc hỗ trợ lãi suất 4% chỉ thực hiện đối với các khoản vay bằng VNĐ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài cần vay để thanh toán bằng ngoại tệ sẽ không được xem xét hỗ trợ lãi suất. Nếu doanh nghiệp muốn được hỗ trợ phải chuyển sang VNĐ. Điều này gây ra sự bất bình đẳng, thiệt thòi cho doanh nghiệp trong khi ngoại tệ do các ngân hàng huy động về sẽ không có người vay.

Liên quan đến lãi suất cho vay, khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, các DNNVV còn bị vướng mắc về quy định cho vay theo lãi suất thỏa thuận:

NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/04/2010

hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng Việt Nam đồng đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận (Thông tư 12/2010/TT-NHNN). Theo nội dung Thông tư 12/2010/TT-NHNN, các TCTD thực hiện cho vay bằng VND phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, DNNVV, TCTD điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng VND và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Như vậy, việc chấp nhận cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đã gián tiếp xóa bỏ việc áp dụng trần lãi suất. Việc bỏ trần lãi suất là hoàn toàn phù hợp. Cái vướng hiện nay nằm ở chỗ bãi bỏ hoàn toàn chính sách trần lãi suất sẽ vi phạm Bộ luật Dân sự năm 2005. Điều 476 của Bộ luật này quy

định: lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Nói cách khác, hiện tại vẫn chưa chính thức xác định được cho vay theo lãi suất thỏa thuận cao hơn 150% lãi suất cơ bản của NHNN có trái pháp luật hay không?

Nhiều chuyên gia đánh giá việc gỡ bỏ cơ chế trần lãi suất, cho vay theo lãi suất thỏa thuận là bước đi "dũng cảm", "trúng thời điểm" của NHNN, đáp ứng nhu cầu chính đáng của thị trường. Ví dụ, tại một số thời điểm, mặc dù theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố thì chỉ được áp dụng trần lãi suất là 12%, nhưng trên thực tế, nhiều ngân hàng đều áp dụng mức 14-15%. Bởi vậy, vô hình chung, nó đã làm méo mó, không công bằng trong quá trình giải quyết bài toán về vốn, nó cũng gây ra những tiêu cực trong quan hệ giữa các chủ thể vay vốn. Vì vậy, chủ trương cho vay theo thỏa thuận sẽ có tác động rất lớn đến thị trường tiền tệ hiện nay, tạo ra thanh khoản, tạo tính minh bạch thông thoáng cho các ngân hàng điều hành lãi suất hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh về uy tín trong cả lĩnh vực huy động vốn. Thỏa thuận được lãi suất cho vay, các ngân hàng cũng sẽ thỏa thuận được lãi suất huy động, đảm bảo khả năng kinh doanh của ngân hàng, chống những tiêu cực như tự do khuyến mại, tự do cộng chi phí… và quan trọng là sẽ không lo những nguồn "chênh" này nằm vào túi các nhân viên trực tiếp thỏa thuận với khách hàng.

Lợi ích của việc cho vay theo lại suất thỏa thuận thì ai cũng thấy rõ, nhưng liệu có nảy sinh những tiêu cực đằng sau? Đó là câu hỏi không ít người băn khoăn. Nhiều người cho rằng, tác động rõ nhất là mặt bằng lãi suất có thể dâng lên. Sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để tạo tính thanh khoản, nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao uy tín, thương hiệu. Lúc đó, các ngân hàng sẽ buộc phải giảm chi phí, tạo điều kiện kinh doanh tốt, dịch vụ tốt, tự ngân hàng sẽ điều chỉnh theo cung cầu, người cho vay và người vay sẽ chấp nhận được.

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặt. Bên cạnh tác động thuận chiều đối với các doanh nghiệp như trên còn có tác động ngược chiều khác. Để giải quyết nhu cầu vốn, ngân hàng buộc phải chấp nhận huy động vốn với lãi suất cao ngất ngưởng theo yêu cầu của người gửi. Trong khi đó, để huy động được một đồng, ngân hàng không thể cho vay ra một đồng mà còn phải trích lại cho việc dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, chi phí quản lý, chi phí hành chính…. Như vậy chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra phải từ 4-5% thì ngân hàng mới có lãi. Hệ quả có việc lãi suất chênh lệch này dẫn đến việc mức nhảy vọt của lãi suất đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp có thể vay những gói ngắn hạn với lãi suất không cao nhưng chỉ với những dự án ít rủi ro, và ngược lại những dự án có tính rủi ro cao đương nhiên phải vay với mức lãi suất cao. Một số ý kiến lo ngại việc bỏ lãi suất trần không những không cải thiện được nguồn vốn của các NHTM mà còn khiến "vết xe đổ" năm 2008 được lặp lại. Cuộc đua tranh mới về lãi suất cho thấy bỏ trần lãi suất sẽ đồng nghĩa với việc chấp nhận mức lãi suất "trên trời". Lãi suất huy động tăng lên thì đương nhiên kéo theo mặt bằng lãi suất cho vay cung tăng theo, như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một khó khăn quá lớn.

Nhìn lại quá trình thực thi chính sách lãi suất liên quan đến Bộ luật Dân sự suốt từ năm 2001 đến nay, có rất nhiều vấn đề không ổn trong việc ban hành cũng như thi hành luật. Luật mâu thuẫn với luật, các quy định pháp luật chồng chéo nhau. Khi luật không phù hợp với tình hình thực tế thì việc sửa đổi diễn ra chậm chạp, và kết quả là Chính phủ cũng như các ngân hàng có thể bị đặt trong tình trạng vi phạm luật. Một điều chắc chắn là các cơ quan có thẩm quyền đều thừa nhận, phải sửa đổi luật Ngân hàng và Bô ̣ luâ ̣t Dân sự, mới giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Đây lại là một vấn đề lớn không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà phải có cả một quá trình nghiên cứu và xây dựng, trong khi đó DNNVV thì luôn cần một chính sách ưu đãi ổn định và hợp lý tại mọi thời điểm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 45 - 52)