QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

- Vi mô và chủ quan

2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Như đã đề cập tại Phần mở đầu, DNNVV ở Việt Nam chiếm tới 90% trong tổng số gần 250.000 doanh nghiệp tư nhân, lực lượng đông đảo này đã đóng góp khoảng 46% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạo ra khoảng trên 50% việc làm trong các khu vực sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV đều gặp khó khăn về nguồn vốn sản xuất - kinh doanh. Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, ở nhiều nước khác, doanh nghiệp ra đời bao giờ vốn tự có cũng là chính, vay ngân hàng chỉ là bổ sung, nên họ phát triển rất vững chắc. Còn ở Việt Nam, doanh nghiệp ra đời với vốn điều lệ rất ít (vốn điều lệ bình quân của một DNNVV chỉ dưới 10 tỷ đồng), hoạt động sản xuất - kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay.

Về lý thuyết, số lượng DNNVV đông đảo với đặc thù ít vốn chính là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng. Bằng chứng là, ước tính có đến 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là từ kênh ngân hàng, song theo một điều tra mới đây của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), "chỉ có 32,38% doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được" [20].

Rõ ràng là, giữa DNNVV và các ngân hàng vẫn còn một khoảng cách mà có lẽ không bên nào muốn. Trong thời buổi hiện nay, số lượng ngân hàng tại

Việt Nam "mọc lên như nấm", người ta có thể nói rằng "người người, nhà nhà lập ngân hàng", điều dễ hiểu là khách hàng vay vốn luôn được "cưng chiều", và để thu hút khách hàng, tạo cơ hội làm ăn kinh doanh cho chính các ngân hàng, những điều khoản vay nói chung đã cởi mở hơn trước rất nhiều, thì việc tồn tại một khoảng cách giữa ngân hàng và DNNVV như thế có vẻ như hơi nghịch lý.

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hiện tại chưa có một quy định chính thức của Chính phủ , NHNN về việc cho vay đối với các DNNVV. Sự quan tâm nếu có trong việc cho vay đối với DNNVV chỉ nằm trong các chủ trương, chính sách tổng thể của nhà nước đối với các đối tượng này. Trong thời gian qua, tiêu biểu cho chính sách tổng thể nêu trên là việc ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 về viê ̣c triển khai thực

hiê ̣n Nghi ̣ đi ̣nh số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 22/NQ-CP). Nghị quyết 22/NQ-CP với mục tiêu triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và giúp doanh nghiệp phát huy mọi khả năng và nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Nghị quyết khẳng định DNNVV có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trước những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong nước và tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, các DNNVV vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức cả trước mắt và lâu dài như: quy mô doanh nghiệp còn tương đối nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản trị doanh nghiệp hạn chế, khó tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất...

Nghị quyết đưa ra 6 giải pháp cơ bản nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ cho DNNVV phát triển trong đó tập trung vào :

Phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các biện pháp và kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 để trình Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNVV; Theo đó đã giao NHNN tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng của các TCTD nhằm tập trung phục vụ nhu cầu vốn đối với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, DNNVV. Bên cạnh đó, thực hiện hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho các TCTD để mở rộng tín dụng đối với DNNVV, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn, tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp này.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và NHNN và các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ phát triển DNNVV song song với Quỹ Bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV đã được thành lập ở các địa phương hiện nay .

Cùng với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho

DNNVV, Chính phủ cũng chỉ đạo bổ sung DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, lĩnh vực gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn vào đối tượng hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước khi sửa đổi, bổ sung các chính sách này.

Nghị quyết cũng nêu ra những biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất như yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh quy hoạch, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất mới cho các DNNVV; công khai diện tích đất dành cho DNNVV, tổ chức tư vấn, tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất mới, di dời cơ sở sản xuất...

Bên cạnh với những giải pháp cơ bản nêu trên, Nghị quyết còn đưa ra một loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và xây dựng, củng cố hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV. Một trong những giải pháp quan trọng là hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, lao động cho DNNVV trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn chung, Nghị quyết 22/NQ-CP đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, ban hành, thực hiện một loạt các giải pháp tổng thể nhằm hỗ trợ DNNVV, tạo động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mới, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó là tín hiệu thể hiện Chính phủ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực DNNVV đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải pháp tổng thể, ở tầm chính sách vĩ mô, việc DNNVV có được hỗ trợ vay vốn hay không là phụ thuộc vào những quy định liên quan đến cấp tín dụng của NHTM đối với DNNVV, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 34 - 37)