- Vi mô và chủ quan
3.2. XÂY DỰNG CƠ CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Hiê ̣n ta ̣i, pháp luật hiê ̣n hành đã có quy định riêng về cho vay đối với một số đối tượng đặc biệt (Chính sách tín dụng để phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quy định về cho vay đối với học sinh, sinh viên; Quy định về cho vay tín chấp với cán bộ công nhân viên...), vì vậy , viê ̣c ban hành một chính sách tín dụng phát triển DNNVV hoặc ban hành một quy định cho vay đối với DNNVV là cần thiết. Quy đi ̣nh này có thể được ban hành theo hình thức chính sách cấp tín dụng của Chính phủ hoặc một Quy định cho vay các DNNVV của NHNN. Một số ý kiến đề xuất về cơ chế cho vay đối với DNNVV như sau:
Về nguyên tắc cho vay:
Nguyên tắc cho vay là các quy tắc chỉ đa ̣o hoa ̣t đô ̣ng cho vay , là cơ sở cho các quy đi ̣nh cho vay cụ thể . Viê ̣c cho vay các DNNVV phải bảo đảm nguyên tắc sau:
- NHTM thực hiê ̣n cho vay trên nguyên t ắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.
- Thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành và xác định mức cho vay không có bảo đảm đối với từng đối tượng cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng và khả năng quản lý rủi ro của NHTM. Các NHTM thông báo công khai mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủ tục cho vay cụ thể trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của NHTM đối với khách hàng.
- Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế theo chỉ định của Chính phủ, được Chính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đối với DNNVV trong từng thời kỳ.
Về đối tượng vay vốn
Để bảo đảm cơ chế hỗ trợ DNNVV được đồng bô ̣ và tổng thể về mo ̣i mă ̣t (về mă ̣t bằng sản xuất, chính sách thuế , đa ̣o ta ̣o, công nghê ̣, thị trường… ) thì cơ chế cho vay đối với các DNNVV cũng nên áp dụng đối với các DNNVV đươ ̣c xác đi ̣nh theo tiêu chí xác đi ̣nh DNNVV của Chính phủ theo từng thời kỳ (hiện nay theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP).
Về điều kiện vay vốn:
Về cơ bản, khi vay vốn ta ̣i các NHTM thì DNNVV vẫn phải tuân thủ các điều kiện bắt buộc theo quy định tại Quy chế cho vay của NHNN (hiện nay là Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN). Tuy nhiên, vớ i các đă ̣c điểm như
đã phân tích ta ̣i Chương 1 thì nên có cơ chế hỗ trợ đối với các DNNVV về điều kiê ̣n phải có phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn khả thi , hiê ̣u quả , phù hợp với quy định của pháp luật . NHNN có thể quy định các NHTM hỗ trợ tư vấn tài chính cho các DNNVV . Cán bộ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh, lập báo cáo khả thi của từng dự án, sắp xếp kế hoạch rút vốn và trả nợ hợp lý, bảo đảm được vay vốn ngân hàng và sử dụng đồng vốn của ngân hàng hiệu quả.
Bên cạnh đó , cần có các quy định cụ thể hỗ trợ về thuế để doanh nghiệp trung thực hơn khi đưa ra bản báo cáo tài chính của mình. Làm được điều này vừa giúp ngân hàng vừa giúp doanh nghiệp cùng nhìn nhận thực tế và đưa ra phương thức kinh doanh hiệu quả cho cả hai bên.
Về nguồn vốn cho vay:
Cơ cấu nguồn vốn cho vay của NHTM đối với các DNNVV như sau: - Nguồn vốn huy động của các NHTM và các tổ chức cho vay khác; - Vốn vay, vốn nhận tài trợ, uỷ thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
- Nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ cho vay DNNVV;
- Vốn vay NHNN: căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, NHNN có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các NHTM thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.
Về vấn đề này , cũng nên quy đi ̣nh mỗi NHTM phải dành riêng mô ̣t tỷ lê ̣ vốn nhất đi ̣nh để hỗ trơ ̣ các DNNVV . Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho các ngân hàng , các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của NHTM.
Về bảo đảm tiền vay
Tài sản bảo đảm là điều kiện rất quan trọng mang tính quyết định đối với cho vay các đối tượng có rủi ro tiềm ẩn cao . Chính điều này đã tạo nên mô ̣t "bức tường thành " vững chắc ngăn cách vốn tín dụng ngân hàng đến với DNNVV như thực tế đã nêu ta ̣i Chương 2. Vì vậy, có cơ chế hỗ trợ về bảo đảm tiền vay khi vay vốn ta ̣i NHTM hiê ̣n nay là mô ̣t trong các nhu cầu cần thiết và "bức xúc" nhất của DNNVV và được bảm đảm an toàn về tà i sản bảo đảm khi cho vay các DNNVV cũng là "mong muốn " của tất cả các NHTM . Quy định về bảo đảm tiền vay vừa nên bảo đảm tính "mở", tính linh hoạt để hỗ trơ ̣ các DNNVV vừa ta ̣o quyền chủ đô ̣ng cho các NHTM trong quá trình thẩm đi ̣nh và xét duyê ̣t cho vay vì thực chất, điều quan tro ̣ng hàng đầu là tính khả thi, hiê ̣u quả kinh tế của dự án và khả năng quản lý giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Mô ̣t số nô ̣i dung đề xuất về cơ chế bảo đảm tiề n vay như sau:
- NHTM đa dạng hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các DNNVV .
- NHTM được quyền chủ đô ̣ng quy đi ̣nh , xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành.
- NHTM mở rô ̣ng diê ̣n cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không có tài sản bảo đảm , quy định rõ mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện và thủ tục cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với từng đối tượng doanh nghiê ̣p (lưu ý đến chính sách khách hàng ưu tiên hơn so với các đối tượng khách hàng khác), phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của NHTM đối với khách hàng.
- Căn cứ vào đặc thù cho vay đối với DNNVV, các NHTM hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp vay vốn theo hướng đơn giản và thuận tiện.
Ngoài ra, các quy định v ề bảo lãnh của VDB đối với các DNNVV vay vốn ta ̣i NHTM cũng cần được thể chế hoá trong quy định này để thực hiện thống nhất (và nên có thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể). Cần sửa đổi Quyết định 14/2009/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi bổ sung để khắc phục các bất cập của các quyết định như đã nêu tại Chương 2, đặc biệt là mở rộng đối tượng được bảo lãnh và điều kiện bảo lãnh hợp lý, công bằng cho tất cả các bên, doanh nghiệp , VDB và NHTM. Như thế, NHTM cũng sẽ "mặn mà" hơn khi cho vay tín chấp (có bảo lãnh của VDB), cũng là sự hỗ trợ tối đa và cần thiết cho các DNNVV.
Về lãi suất cho vay
Cơ chế lãi suất linh hoạt, lãi suất thoả thuận trên nguyên tắc DNNVV được ưu tiên giảm lãi suất, tùy từng dự án (nhất là đối với những dự án được ưu tiên ) có thể cho DNNVV được hưởng lãi suất cho vay (ưu tiên ) cố định trong suốt vòng đời của dự án . Bộ Tài chính, NHNN có cơ chế phối hợp để cấp bù chênh lệch lãi suất đối với đối tượng này.
Về thời hạn cho vay
Thời ha ̣n cho vay xác đi ̣nh theo thời gian luân chuyển vốn , khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, NHTM và khách hàng thỏa thuận thời hạn vay vốn phù hợp, đối vớ i những dự án lớn, thời gian vay vốn dài , NHTM ưu tiên cho các DNNVV có thời gian ân ha ̣n từ 2 năm đến 4 năm.
Về xử lý rủi ro
NHTM thực hiện xử lý rủi ro cho vay DNNVV từ nguồn dự phòng rủi ro của NHTM. Trường hợp phát sinh rủi ro trên diện rộng do các nguyên nhân khách quan, vượt quá khả năng của NHTM, Nhà nước xem xét có chính sách hỗ trợ tài chính để xử lý, tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và ngân hàng tiếp tục quan hệ tín dụng.
Nhìn chung , trước mắt các NHTM cần mở rộng các sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc thù của các DNNVV. Các NHTM xây dựng chỉ tiêu huy động vốn, tăng trưởng tín dụng và các giải pháp ưu tiên trong quan hệ tín dụng đối với DNNVV; Rà soát và cải cách thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa, phù hợp với đặc điểm của DNNVV, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; Thiết lập hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin đánh giá các loại khách hàng để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Mạnh dạn cho vay tín chấp đối với các khách hàng truyền thống và hoạt động kinh doanh hiệu quả, tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu làm dự án, giám sát thực hiện, thậm chí phải hướng dẫn, đào tạo cho doanh nghiệp, bởi rất nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng không biết cách làm.
Bên cạnh đó, NHNN sẽ theo dõi và xử lý kịp thời những vướng mắc, kiến nghị về các cơ chế tín dụng nhằm tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh, cần có cơ chế, chính sách đối với việc vay vốn của DNNVV, càng cụ thể càng tốt.