- Vi mô và chủ quan
2.1.4.4. Về bảo đảm tiền vay
Về bản chất, quan hệ cho vay giữa NHTM và khách hàng vay là quan hệ hợp đồng. Theo đó, các bên có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản và những nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để các bên bảo đảm một cách tốt nhất việc thực hiện hợp đồng tín dụng? Làm thế nào để quyền chủ nợ của ngân hàng được đảm bảo và các biện pháp, phương thức nào đảm bảo cho quyền chủ nợ của ngân hàng được thực thi trên thực tế và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho các ngân hàng khi cho vay. Do vậy, "sự ra đời" của bảo đảm tiền vay là một sự tất yếu để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ngân hàng. Biện pháp bảo đảm tiền vay được coi là biện pháp quan trọng nhất đề phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng và hơn ai hết, các ngân hàng đã và đang sử dụng triệt để quyền năng này.
Mặc dù bảo đảm tiền vay không phải quyết định hoàn toàn việc vốn vay sẽ được hoàn trả nhưng rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM phần nào được giảm. Khi cho vay, hầu như các ngân hàng đều phải yêu cầu khách hàng vay có bảo đảm cho khoản vay (có thể bằng nhiều hình thức khác nhau) và đây là một trong những điều kiện quan trọng để quyết định cho vay, mức cho vay...và yêu cầu về tỷ lệ tài sản bảo đảm tiền vay trên dư nợ vay vốn khác nhau đối với từng khách hàng phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính của từng khách hàng. Đối với DNNVV thì bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện tiên quyết khi quyết định cho vay.
Tuy nhiên, trên thực tế, có thể nói, tài sản bảo đảm là một vấn đề "nhức nhối" đối với DNNVV khi vay vốn tại NHTM, vì đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu các ngân hàng rất "ngại" cho các DNNVV vay vốn. Hầu hết tài sản bảo đảm của các DNNVV là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, nhưng quyền sử dụng đất của các DNNVV thường là đất thuê (trả tiền một lần hoặc trả tiền hàng năm), trong đó doanh nghiệp sử dụng
đất thuê trả tiền hàng năm chiếm số lượng lớn trong các khách hàng vay vốn ngân hàng. Do vậy, theo quy định của pháp luật đất đai (Luật Đất đai) thì DNNVV chỉ có thể thế chấp được tài sản gắn liền với đất (bao gồm trụ sở doanh nghiệp, nhà xưởng...). Bên cạnh đó, hồ sơ tài sản bảo đảm là bất động sản thường không đủ tính hợp lệ, hợp pháp (thiếu giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu...), hoặc tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thì lại cũ kỹ, lạc hậu... Do vậy, các ngân hàng thường không mấy mặn mà và không yên tâm khi thẩm định tài sản bảo đảm của DNNVV.
Ngoài các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản (động sản, bất động sản, quyền tài sản...) thì còn có biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tín chấp. Tín chấp có nghĩa là dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Nhưng để xây dựng niềm tin là điều không dễ, nhất là đối với các đối tượng khách hàng như DNNVV. Các NHTM cho rằng, vay tín chấp là loại hình cho vay rủi ro rất cao, bởi quản lý khách hàng rất khó khăn trong khi hiệu quả kinh doanh của loại hình này không cao. Chính vì vậy, tuy đã tuyên bố mở cửa loại hình cho vay này nhưng các ngân hàng vẫn phải đưa ra những điều kiện khắt khe và ngặt nghèo. Cùng là hình thức cho vay tín chấp nhưng mỗi NHTM lại có các ứng xử với điều kiện vay vốn khác nhau.
Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV về vấn đề trên, nhằm tạo điều kiện cho DNNVV vay vốn ngân hàng, Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ DNNVV bằng việc ban hành Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại (Quyết định 14/2009/QĐ-TTg) và Quyết định số
60/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 Sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ14/2009/QĐ-TTg (Quyết định 60/2009/QĐ-TTg).
Quyết định 14/2009/QĐ-TTg là một bước tiến mới trong chủ trương hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV của Nhà nước ta, cụ thể như sau:
- Về đối tượng và phạm vi áp dụng việc cho vay trên cơ sở có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB):
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 60/2009/QĐ-TTg thì đối tượng và phạm vi áp dụng việc cho vay trên cơ sở có bảo lãnh của VDB bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động vay vốn tại các NHTM để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh (vay vốn đầu tư tài sản cố định), thực hiện phương án sản xuất kinh doanh (vay vốn lưu động) phù hợp quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp không thuộc đối tượng cho vay theo Quyết định này gồm: Doanh nghiệp vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản (trừ các dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp, nhà cho công nhân và sinh viên thuê, xây dựng nghĩa trang), kinh doanh chứng khoán; vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.
- Điều kiện để doanh nghiệp được áp dụng cho vay có bảo lãnh của VDB:
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định 60/2009/QĐ-TTg thì điều kiện để được áp dụng cho vay có bảo lãnh của VDB là:
- Là các doanh nghiệp thuộc đối tượng, phạm vi quy định tại Điều 1, Điều 2 Quy định này;
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ. Qui mô dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tối thiểu là 100 triệu đồng;
- Không có nợ quá hạn tại các TCTD. Trường hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các TCTD nhưng có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có cam kết trả được nợ quá hạn và
được VDB thẩm định, quyết định bảo lãnh thì Bên nhận bảo lãnh xem xét, chấp thuận cho vay.
- Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 10%.
- Có văn bản cam kết sử dụng toàn bộ tài sản hình thành từ dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh (bao gồm cả tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có) làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay trong trường hợp VDB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh [6] [10].
- Về việc thẩm định các điều kiện trước khi cho vay:
Viê ̣c thẩm đi ̣nh các điều kiê ̣n trước khi cho vay đ ược quy định tại khoản 7, Điều 2 QĐ 60/2009/QĐ-TTg và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2009/TT-NHNN ngày 28/5/2009 của NHNN hướng dẫn một số nội dung trong cho vay có bảo lãnh của VDB theo Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại ban hành theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ (Thông tư 12/2009/TT-NHNN), cụ thể là: căn cứ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp và văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh của Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh xem xét và ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp. Bên nhận bảo lãnh không phải thẩm định lại các điều kiện quy định tại Điều 5, Quyết định 14/2009/QĐ-TTg và khoản 3, 4, 5 Điều 2 Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg.
Có thể nói, Quyết định 14/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã "mở đường" cho việc vay tín chấp của DNNVV tại các NHTM. Tuy nhiên, loại hình vay này phụ thuộc nhiều vào uy tín của doanh nghiệp. Việc ban hành Quyết định 14/2009/QĐ-TTg là để "phối hợp" với chương trình kích cầu của Chính phủ với các gói hỗ trợ lãi suất. Để được hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp
phải được ngân hàng chấp thuận cho vay, mà muốn được chấp thuận cho vay một trong các điều kiện là phải có tài sản bảo đảm nhưng hầu hết các DNNVV không đáp ứng được yêu cầu này. Do vậy, Quyết định 14/2009/QĐ-TTg là để giải quyết vấn đề trên. Giải pháp thì là như vậy, tuy nhiên, vấn đề vẫn tồn tại giữa VDB và các NHTM và doanh nghiệp. Khi thực hiện cho vay, NHTM vẫn thẩm định dự án vay vốn và phải chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình, đảm bảo hoàn chi phí và phát sinh lợi nhuận, trong khi đó, tài sản bảo đảm của doanh nghiệp lại do VDB quản lý mà không phải là các NHTM, điều kiện bảo đảm vốn vay của NHTM là bảo lãnh của VDB.
Thực tế cho thấy, các NHTM đều rất "ngại" cho doanh nghiệp vay vốn có bảo lãnh của VDB, vì cơ chế bảo lãnh của V
DB có nhiều điểm bất lợi, "bất bình đẳng" cho các NHTM. Có thể nêu ra một số vướng mắc trong quá trình thực hiện như sau:
- Đối tượng được bảo lãnh của VDB:
+ Các doanh nghiệp có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng tối đa 1.000 lao động vay vốn NHTM đều được VDB đứng ra bảo lãnh tín dụng.
+ Không bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán; dịch vụ (trừ dịch vụ vận tải hàng hoá, giáo dục đào tạo và y tế); vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.
Trong hai điều kiện trên thì điều kiê ̣n về số vốn và số lao đô ̣ng không còn phù hợp với tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Theo Nghị định này, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, dệt may, da giầy và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có vốn điều lệ từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc sử dụng từ trên 200 lao động đến 300 lao động; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có vốn điều lệ từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ
đồng hoặc sử dụng từ trên 50 lao động đến 100 lao động cũng được coi là doanh nghiệp vừa. Như vậy, nếu căn cứ theo Quyết định 14/2009/QĐ-TTg, rất nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa sẽ không được bảo lãnh tín dụng và điều này không phù hợp với chủ trương trợ giúp phát triển DNNVV được Chính phủ ban hành tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP.
- Điều kiện đối với các doanh nghiệp được Bảo lãnh của VDB:
+ Về khách hàng: phải là các khách hàng tốt (có dự án đầu tư, phương
án sản xuất kinh doanh hiệu quả, không có nợ quá hạn tại các TCTD...). Với những khó khăn trong năm 2008, các doanh nghiệp chưa vượt qua được để có tài chính lành mạnh. Nếu ngân hàng cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, các khoản nợ vay trước đây sẽ được chuyển sang nợ xấu. Trong khi đó, VDB thẩm định rất gắt về phương án kinh doanh khả thi cũng như khả năng trả nợ.
+ Về tà i sản bảo đảm : VDB vừa yêu cầu thẩm định hiệu quả phương thức kinh doanh, khả năng trả lãi và hoàn vốn, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp 100% giá trị tài sản hình thành từ nguồn vốn vay được bảo lãnh và 10% vốn chủ sở hữu. Nhiều doanh nghiệp cho rằng nếu ngân hàng đã thẩm định và duyệt hồ sơ bảo lãnh thì không cần thiết bắt buộc doanh nghiệp phải thế chấp nữa. Nếu vừa thẩm định vừa buộc thế chấp là do các ngân hàng chưa tự tin vào năng lực thẩm định của mình. Nhưng đó là vấn đề của doanh nghiệp, thực tế đây vẫn là một rào cản khiến nguồn vốn vay khó đến đúng đối tượng, mục tiêu kích cầu khó đạt được.
+ Về lãi suất và phí : Một điểm quan trọng khác là khi doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn này, ngoài lãi suất doanh nghiệp phải chịu với ngân hàng, họ phải chịu thêm mức phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh vay vốn. Đây là chi phí không nhỏ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp sau khi tìm hiểu chính sách bảo lãnh tín dụng đã phải suy tính rất kỹ trước khi nộp hồ sơ. Quyết định 14/2009/QĐ-TTg quy định NHNN phải có hướng dẫn cho các ngân hàng
trong việc thực hiện cơ chế lãi suất để đảm bảo làm sao cộng phí bảo lãnh vào lãi suất cho vay bảo lãnh không cao hơn lãi suất cùng loại tại ngân hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm này NHNN vẫn chưa có hướng dẫn nên ngân hàng vẫn khó có thể triển khai nhanh chương trình này được.
Như vậy, với các điều kiê ̣n như trên , doanh nghiệp không còn cơ hội để tiếp cận khoản vay được bảo lãnh. Hiện nay, những doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của VDB hầu hết đã quan hệ tín dụng với các NHTM và không nhất thiết phải có bảo lãnh của VDB.
- Về mối quan hệ giữa VDB và các ngân hàng thương mại:
+ Về việc từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của VDB: Tại điểm 8,
Điều 2 Quyết định 60/2009/QĐ-TTg sửa đổi tiết k khoản 1 Điều 14 Quyết định 14/2009/QĐ-TTg về việc từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định VDB có quyền từ chối nghĩa vụ bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh (doanh nghiệp) sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích. Quy định này chưa phù hợp với thông lệ về hoạt động bảo lãnh vay vốn dẫn tới khó khăn cho các TCTD trong quá trình thực hiện, cụ thể:
Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, khi đó VDB không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì TCTD cho vay sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro.
Trên thực tế, khi các TCTD kiểm tra và phát hiện việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích thường là sau khi TCTD đã cho vay, khi đó, VDB không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật về bảo lãnh vay vốn, khiến TCTD gặp rủi ro không phải do lỗi từ các NHTM.
- Nội dung các Chứng thư bảo lãnh của VDB ghi khá chung chung về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, "Bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng
các quy định tại Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước ban hành". Trong
khi đó tại Quyết định 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định 60/2009/QĐ-TTg quy định: "Bên bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo
lãnh (doanh nghiệp) sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích" [6, Điều 14].
Trên thực tế, với mẫu thư bảo lãnh như trên sẽ bất lợi cho các NHTM vì VDB hoàn toàn có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay cả khi các Bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những yêu cầu về cung cấp thông tin, báo cáo cho VDB. Có thể đưa ra một trường hợp xảy ra trong thực tế như sau:
Công ty TNHH VMC, địa chỉ tại Lô C2-8 khu công nghiệp Long Mỹ - tỉnh M, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất máy móc, thiết bị