Giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

- Vi mô và chủ quan

2.1.4.6. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng

Khi ngân hàng và khách hàng ký kết Hợp đồng tín dụng thì hai bên phải tuân th ủ các thỏa thuận trong Hợp đồng , nếu mô ̣t trong hai bên vi pha ̣m Hơ ̣p đồng sẽ dẫn đến phát sinh tranh chấp . Thực tế quan hê ̣ tín dụng cho thấy thông thường các vi pha ̣m này do khách hàng thực hiê ̣n . Về cơ bản , khách hàng vay vố n có các quyền và nghĩa vụ như sau :

- Các quyền của Bên vay vốn:

+ Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

+ Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Các nghĩa vụ của Bên vay vốn:

+ Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng;

+ Sử dụng tiền vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác với ngân hàng;

+ Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Trong số các nghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan trọng nhất. Nghĩa vụ này chỉ được miễn trừ nếu bên cho vay đồng ý, còn lại thì sẽ không bao giờ được miễn trừ, kể cả xảy ra tình trạng bất khả kháng.

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn xuất hiện các hình thức "gian lận" trong hoạt động cấp tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Vì điều kiện để được ngân hàng cho vay quá khó khăn và ngặt nghèo, do vậy, các doanh nghiệp thường tìm mọi cách (trong đó có các cách không trung thực) để có thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Các hình thức gian lận phổ biến trong hoạt động vay vốn ngân hàng bao gồm: gian lận liên quan đến báo cáo tài chính (về doanh thu, lợi nhuận, công nợ...), gian lận liên quan đến tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp khách hàng vay vốn , cụ thể là các DNNVV khi đề nghị cấp vốn vay thì đủ điều kiện xét duyệt cho vay nhưng trong quá trình hoạt động sản xuất có thể bị thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ, còn Ngân hàng thì tìm mọi cách để đòi được tiền , dẫn đến tranh chấp phát sinh .

Thực tế cho thấy, tài sản bảo đảm là một trong những vấn đề khó khăn nhất cho DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Do vậy, các tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản bảo đảm chiếm số lượng lớn. Có thể nêu ra một ví dụ điển hình về vấn đề này như sau:

Doanh nghiệp tư nhân Mai Khanh là khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh X. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn dẫn đến làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp tư nhân Mai Khanh đã không có khả năng thực hiện đúng các nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng. Bênh cạnh đó, doanh nghiệp còn tự ý bán tài sản bảo đảm tại Chi nhánh X (xe ô tô Euro Space) cho Xí nghiệp dệt may Hưng Yên mà không có sự đồng ý của Bên nhận bảo đảm tài sản là Chi nhánh X. Phát hiện ra vụ việc, Chi nhánh X đã phối hợp Công an tỉnh X đã tiến hành thu giữ tài sản và đang trong quá trình phát mại để thu hồi nợ. Trong quá trình thu giữ tài sản, Xí nghiệp dệt may Hưng Yên cho biết đã đầu tư hơn 100 triệu đồng vào việc thay thế một số bộ phận của xe (lốp, gương, và sơn xe…) và đề nghị Chi nhánh X thanh toán lại các chi phí đó khi xử lý tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này thì tranh chấp phát sinh không chỉ liên quan đến hai chủ thể là Chi

nhánh X và Công ty TNHH Mai Khanh mà còn liên quan đến bên có quyền và nghĩa vụ trực tiếp là Xí nghiệp dệt may Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)