Vấn đề vô hiệu của Hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

- Vi mô và chủ quan

2.1.4.5. Vấn đề vô hiệu của Hợp đồng tín dụng

Khi xem xét hiệu lực pháp lý của hợp đồng tín dụng, ngoài việc xem xét các yếu tố liên quan đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng nói chung thì cần thiết chú ý đến các qui định áp dụng riêng đối với hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng bị tuyên bố vô hiệu khi hợp đồng được ký không thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như về năng lực chủ thể, về điều kiện tự nguyện, về mục đích, nội dung của hợp đồng không được trái luật và đạo đức xã hội.

Trong thực tế cấp tín dụng cho thấy , trong quan hê ̣ cho vay của ngân hàng với các DNNVV có thể phát sinh vấn đề vô hiệu của Hợp đồng tín dung trong các tình huống sau :

- Vô hiệu do vi phạm quy đi ̣nh của pháp luật:

Theo quy đi ̣nh ta ̣i khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các hợp đồng tín dụng, do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố với loại cho vay tương ứng. Theo các nhà băng, đây là một kiểu ràng buộc lãi suất mang tính hành chính, gây khó cho hoạt động tín dụng và hạn chế sự phát triển dịch vụ của ngành ngân hàng. Quy định trên nếu áp dụng trong các giao dịch bên ngoài ngân hàng có thể góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong xã hội, song nếu áp dụng với lĩnh vực ngân hàng sẽ nảy sinh nhiều bất cập.

Trên thực tế, lãi suất cho vay của các NHTM được hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, cộng với chi phí và tỷ lệ rủi ro, dẫn đến việc

các ngân hàng có nhiều khả năng cho vay khách hàng với lãi suất vượt quá giới ha ̣n như quy đi ̣nh trên . Khi tranh chấp xảy ra, các TCTD có thể không thu được tiền lãi từ hợp đồng tín dụng có mức lãi suất cho vay vượt quy định và thoả thuận cho vay có thể bị vô hiệu hoá.

Viê ̣c áp tỷ lệ nhất định như Bộ luật Dân sự vô hình chung tạo ra một kiểu lãi suất trần, khống chế đầu ra của các nhà băng, ngược với chủ trương tự do hoá lãi suất mà NHNN thực hiện. Các chuyên gia tài chính ngân hàng hay các nhà lãnh đạo quản lý trong các ngân hàng đều cho rằng , trong nền kinh tế thị trường, lãi suất hình thành trên cơ sở cung cầu và cạnh tranh tự do. Quy định như vậy quá gò bó, có thể gây xung đột về mặt lãi suất.

Để giải quyết tình tra ̣ng này , NHNN đã ban hành Thông tư 12/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/4/2010 để hướng dẫn các TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận. Theo đó, các TCTD thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với "nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả" [33, Điều 1].

Tuy nhiên, Thông tư 12/2010/TT-NHNN chưa giải thích, hay nói cách khác, không hướng dẫn tiêu chí cho việc đánh giá một dự án, phương án sản xuất-kinh doanh là có hay không có hiệu quả. Bởi vậy, dễ sinh ra tranh chấp hợp đồng tín dụng, dễ làm cho các TCTD phạm luật. Chẳng hạn, một dự án đầu tư mang lại một tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 11,5 %/năm, lúc khác đã có thể được xem là "có hiệu quả", nhưng lúc này thì chưa hẳn vì nếu không đầu tư mà đem tiền gửi vào ngân hàng cũng được một số lãi tương đương. Nên, nếu trừ chi phí cơ hội thì dự án thành không có hiệu quả. Hoặc như khoản vay của các doanh nghiệp hiện tại đang làm ăn không có lợi nhuận, thua lỗ,...

- Vi phạm về chủ thể ký kết Hợp đồng không đủ năng lực ký kết (về thẩm quyền ký kết):

Việc xem xét tư cách chủ thể của bên vay vốn là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Đây chính

là cơ sở để các thẩm phán, trọng tài xem xét tính hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Việc xác định sai tư cách của chủ thể vay vốn dẫn đến hợp đồng vô hiệu, TCTD không thu hồi được lãi, gây thiệt hại nặng nề cho các TCTD. Trên thực tế, nếu TCTD xem nhẹ vấn đề này, không xác định đúng tư cách chủ thể (đặc biệt là trường hợp khách hàng vay là tổ chức, doanh nghiệp) dẫn đến việc ký hợp đồng tín dụng với chủ thể không có thẩm quyền ký kết. Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu gây thiệt hại nặng nề cho các TCTD.

Về nguyên tắc, người đại diện hợp pháp của tổ chức là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Người đại diện hợp pháp có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc là người đại diện theo uỷ quyền. Việc ủy quyền phải được thực hiện trước khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các bên, hạn chế đến mức thấp nhất việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền, quy định về uỷ quyền trong pháp luật hiện hành cũng mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Theo đó, việc uỷ quyền có thể được thực hiện trước hoặc sau khi ký hợp đồng, có thể bằng văn bản hoặc bằng hình thức nhất định.

Ngoài ra, hợp đồng tín dụng có thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ khi bên vay là đối tượng bị cấm cho vay hoặc trong trường hợp loại cho vay bị cấm. Điều 77 Luật các TCTD Việt Nam năm 1997 có quy định:

Tổ chức tín dụng không được phép cho vay đối với những đối tượng sau:

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng.

+ Người thẩm định, xét duyệt cho vay.

+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) [37].

Thêm vào đó, Điều 78 Luật các TCTD năm 1997 còn không cho phép TCTD cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau:

- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng, thanh tra viên;

- Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng.

- Doanh nghiệp có một trong các đối tượng cấm cho vay sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó [37].

Như vậy, nếu TCTD mà cho vay những đối tượng được quy định trong Khoản 1 Điều 77 và cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc với những điều kiện ưu đãi cho các đối tượng quy định trong Khoản 1 Điều 78 Luật các TCTD năm 2007 thì hợp đồng tín dụng đó bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ.

Ngoài ra, hợp đồng tín dụng cũng có thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ khi TCTD cho vay các nhu cầu vốn sau đây:

+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm [28, Điều 9].

Hợp đồng tín dụng có thể bị vô hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng vô hiệu không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng tín dụng có thể bị vô hiệu một phần do có điều khoản trong hợp đồng được ký kết trái với quy định của pháp luật như: Điều khoản về lãi suất cho vay, điều khoản về bảo đảm tiền vay…Ví dụ: Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho vay nhưng không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản mà NHNN công bố trong từng giai đoạn nhất định. Do đó, đối với những hợp đồng tín dụng mà các bên thoả thuận mức lãi

suất cho vay vượt quá giới hạn trên thì hợp đồng tín dụng đó bị vô hiệu điều khoản về lãi suất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 65 - 69)