Ngân hàng cổ phần Công thƣơng Viê ̣t Nam (Vietinbank) Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), là ngân hàng được

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 72 - 77)

- Vi mô và chủ quan

2.2.2.Ngân hàng cổ phần Công thƣơng Viê ̣t Nam (Vietinbank) Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), là ngân hàng được

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), là ngân hàng được các tổ chức trong và ngoài nước lựa chọn hợp tác và ghi nhận là ngân hàng

tiên phong trong phục vụ DNNVV. Được biết, Incombank là đại diện ngân hàng duy nhất của Việt Nam tham gia tổ chức tài chính APEC tài trợ cho DNNVV. Trong nội dung hoạt động của mình, tổ chức tài chính quốc tế này cam kết sẽ đẩy mạnh hợp tác trên cả hai lĩnh vực: tài chính và kỹ thuật nhằm tài trợ phát triển các DNNVV (trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam), bao gồm cho vay trực tiếp, gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, đồng tài trợ để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn dài hạn.

"Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm 50% số lượng khách hàng của Vietinbank và dư nợ chiếm 60% dư nợ toàn hệ thống" [23]. Ngân hàng sẽ đối xử bình đẳng với mọi đối tượng khách hàng (không phân biệt quy mô, loại hình sở hữu), phát triển nhiều sản phẩm phù hợp hơn, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ, thực hiện việc quản lý rủi ro bằng các biện pháp phân tán rủi ro, chủ động hơn trong việc tiếp cận doanh nghiệp, xóa bỏ dần thói quen chỉ quan tâm tới tài sản bảo đảm khi tài trợ… Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vướng mắc của doanh nghiệp, cần có những giải pháp hợp lý và cơ chế điều hành xuất phát từ nhu cầu của cả hai phía.

Một số chính sách ưu đãi cụ thể dành cho DNNVV tại Vietinbank như sau:

- Về chiến lược và chính sách: Ngay từ năm 2003, DNNVV đã được xác

định là nhóm khách hàng chiến lược. Để thực hiện chiến lược này, Vietinbank đã ban hành chính sách tín dụng không có sự phân biệt về quy mô doanh nghiệp hay loại hình sở hữu mà chỉ có sự phân biệt theo "thứ hạng" của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp tốt/chưa tốt. Điều kiện cho vay thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của DNNVV. Đồng thời với chính sách tín dụng như trên, Vietinbank thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh theo thị trường, ưu đãi với các khách hàng tốt, sử dụng sản phẩm trọn gói và gắn bó với Vietinbank.

- Về tài sản bảo đảm: Vietinbank hiện đưa ra nhiều hình thức bảo

vốn không có tài sản bảo đảm, dưới sự bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng và Quỹ bảo lãnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.

- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ: Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ áp

dụng cho mọi đối tượng khách hàng, Vietinbank cũng đang nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm/gói sản phẩm dành riêng cho DNNVV đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí tài chính cho DNNVV, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng. Vietinbank cũng đã và đang tiến hành các chương trình tín dụng dành riêng cho DNNVV.

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phi tài chính: Song song với việc

cung cấp các sản phẩm dịch vụ, tín dụng, Vietinbank còn hỗ trợ thông tin cho các DNNVV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn, hội thảo; thực hiện các hoạt động tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về lập kế hoạch kinh doanh, lập dự án, thủ tục vay vốn...

- Nhân lực và hạ tầng phục vụ DNNVV: Bộ phận chuyên trách nghiên

cứu và phục vụ DNNVV được thành lập và hoạt động xuyên suốt từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh.

Ngoài ra, còn một số ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay đối với DNNVV thông qua ưu đãi về lãi suất. Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) bên cạnh việc ưu tiên giảm lãi suất cho khách hàng là DNNVV còn xây dựng đề án hỗ trợ cho DNNVV với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng cổ phần thân thiết với đối tượng khách hàng này, hiện tổng dư nợ cho DNNVV tại LienVietBank chiếm khoảng 50%. Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB Bank) cũng xác định DNNVV là đối tượng trọng tâm và có ưu tiên tín dụng tại VIB, trong đó dư nợ cho vay các DNNVV luôn được duy trì ở mức trên 50% tổng dư nợ của ngân hàng.

Bên cạnh các NHTM trong nước, DNNVV hiện cũng là đối tượng khách hàng được quan tâm của những ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Ngân hàng HSBC đã cho ra đời sản phẩm ngân hàng trọn gói dành riêng cho khối DNNVV với lý do đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà họ muốn tập trung phát triển trong thời gian tới.

Không những tại Việt Nam, một số nước trên thế giới cũng có những biện pháp hỗ trợ thiết thực cho DNNVV mà các NHTM tại Việt Nam có thể tham khảo, thực hiện. Tại cuộc hội thảo quốc tế mới đây với chủ đề "Tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC", phóng viên báo Quân đội nhân dân đã ghi nhận nhiều ý kiến từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. "Theo ông O-sa-mu Tsu-ka-ha-ra, Giám đốc điều hành Công ty Tài chính phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản (JASME): Ở Nhật Bản, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nước, thu hút hơn 70% nguồn lao động" [43]. Kinh nghiệm của Công ty JASME là mở rộng cho vay trên cơ sở xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính và mức độ rủi ro tín dụng của loại hình doanh nghiệp. Theo đó, dựa trên hệ số tín nhiệm, JASME xem xét cho vay mà không cần có tài sản thế chấp, tuy nhiên số tiền vay tối đa cho một công ty không quá 80 triệu yên, thời hạn tối đa không quá 5 năm. Đổi lại, JASME áp dụng mức lãi suất cao hơn các ngân hàng khác, đồng thời thực hiện hệ thống tính phí bảo hiểm khoản vay dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng (hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp).

Như vậy , có thể nói rằng, chủ trương, chính sách để hỗ trợ cho DNNVV thì có, các chủ trương này cũng được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật (về trợ giúp DNNVV, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay vốn...). Theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành thì về điều kiê ̣n cho vay , trình tự, thủ tục vay vốn, phương thức cho v ay đối với các DNNVV được thực hiê ̣n như đối với các k hách hàng doanh nghiệp khác , sự khác biê ̣t trong quy đi ̣nh đối với DNNVV liên quan đến viêc vay vốn ngân hàng chỉ được thể hiê ̣n qua mô ̣t số nô ̣i dung của Hợp đồng tín dụng (về lãi suất ưu đãi , bảo lãnh của Quỹ

bảo lãnh tín dụng DNNVV, bảo lãnh của VDB). Thời gian vừa qua, chủ trương hỗ trơ ̣ tín dụng cho DNNVV được thể hiê ̣n rõ nét nhất là các gói kích cầu hỗ trơ ̣ lãi suất và Quyết định 14/2009/QĐ-TTg, Quyết định 60/2009/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung Q uyết định 14/2009/QĐ-TTg. Không thể phủ nhận các quy định trên đã có những hỗ trợ nhất định để các DNNVV có điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, thực tế thực hiê ̣n gă ̣p phải nhiều khó khăn , vướng mắc , các giải pháp chưa có tính tổng thể, dài hơi và toàn diện để tạo hiệu quả và sức bật cho doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là cần phải nghiên cứu để có giải pháp đồng bô ̣ , thống nhất hỗ trơ ̣ DNNVV, tạo môi trường, điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải thiện hạ tầng và đặc biệt là hệ thống pháp luật thông thoáng, ổn định và hợp lý. Riêng về vấn đề tiếp cận vốn vay ngân hàng, vấn đề đặc biệt quan trọng của DNNVV thì hiện nay đang thiếu một quy định tổng thể và chính thức về việc cho vay đối với các DNNVV.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của nhân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 72 - 77)