Xem chi tiết tại phụ lục hồi quy, Ho: Mô hình không có đa cộng tuyến/ H1: Mô hình có đa cộng tuyến VIF > 10 bác bỏ Ho

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 96 - 100)

- Dịch vụ ngân hàng điện tử (EBanking): Dịch vụ Mobile banking (Vn Topup – Dịch vụ nạp tiền điện thoại bằng SMS, SMS Banking, Atransfer – Dịch vụ chuyển

2 Xem chi tiết tại phụ lục hồi quy, Ho: Mô hình không có đa cộng tuyến/ H1: Mô hình có đa cộng tuyến VIF > 10 bác bỏ Ho

10 bác bỏ Ho

3Xem chi tiết tại phụ lục hồi quy phụ về phương sai sai số thay đổi. Ho: Mô hình không có phương sai sai số thay đổi/ H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi. LMqs =n*R2 > χkα=> Bác bỏ Ho. α là mức ý nghĩa thường thay đổi/ H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi. LMqs =n*R2 > χkα=> Bác bỏ Ho. α là mức ý nghĩa thường là 5%, k là số bậc tự do có trong mô hình (được xác định bằng số biến cộng với hệ số chặn). Hệ số χkα thì tra

bảng thống kê về Chi bình phương trong giáo trình Kinh tế lượng của Nguyễn Quang Dong, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2012.

84

kinh doanh người đi vay, rủi ro đạo đức từ phía người đi vay và cán bộ cho vay,... Điều đó dẫn đến ngày càng có nhiều yếu tố tác động xấu đến công tác tín dụng ngân hàng, từ những nghiên cứu trong một môi trường cụ thể, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị. (ii) Theo các tác giả PGS.TS Trương Đông Lộc thì các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng bao gồm 6 nhân tố đó là khả năng tài chính của người đi vay, khả năng đảm bảo nợ vay, kiểm tra giám sát nợ vay, kinh nghiêm của cán bộ tín dụng, kinh nghiệm của người đi vay, và nguồn thu nhập chính tạo ra khả năng trả nợ. Như vậy kết quả tác giả thu được ở đây được gói gọn trong 3 nhân tố tác động nhưng cũng cho thấy các tác động tương tự.

- Nhân tố 1, Công tác kiểm tra giám sát, đảm bảo nợ vay và tác động của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của người đi vay có tác động tích cực tới rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trịvà mức độ tác động ở mức cao (X1 tăng 1 đơn vị vị sẽ khiến cho tỷ lệ ORo R(khảRRnăng tác động/khả năng không tác động) tăng là eP

5,349

P

).

- Nhân tố 2, Chính sách cho vay chưa rõ ràng của ngân hàng, rủi ro đạo đức từ cán bộ tín dụng có tác động tích cực tới rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị và mức độ tác động ở mức khá (X2 tăng 1 đơn vị vị sẽ khiến cho tỷ lệ ORo R(khảR Rnăng tác động /khả năng không tác động) tăng là eP

1,931

P

)

- Nhân tố 8, Tác động của đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của người đi vay có tác động tích cực tới rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trịvà mức độ tác động ở mức khá (X8 tăng 1 đơn vị vị sẽ khiến cho tỷ lệ ORo R(khảRRnăng tác động /khả năng không tác động) tăng là eP

1,047

P

)

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động chính tới rủi ro tín dụng của Agribank Quảng Trị đó chính là các yếu tố như: công tác kiểm tra giám sát sau giải ngân, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, tác động của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của người đi vay, chính sách của ngân hàng, rủi ro đạo đức từ chính cán bộ tín dụng, ngoài ra còn có tác động của đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy các yếu tố này về cơ bản là tương đồng với nghiên cứu của tác giả PGS.TS Trương Đông Lộc.

Ngân hàng muốn rủi ro tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, ngoài việc có một chính sách cho vay linh hoạt, áp dụng chặt chẽ quy định về tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, quan trọng cần phải có những cán bộ tín dụng đáng tin cậy, có đạo đức tốt, nhậy bén, có khả năng đánh giá thị trường và khách hàng tiềm năng. Với một cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp kém có thể dẫn tới nguy cơ rủi ro tín dụng là rất cao, bởi cán bộ tín dụng chính là người tiếp cận với khách hàng, kiểm tra đánh giá, thẩm định…

Ngoài những yếu tố như khả năng tài chính của khách hàng, đảm bảo nợ vay, kiểm soát khoản vay, cán bộ tín dụng… tương tựtrong nghiên cứu của tác giả PGS.TS Trương Đông Lộc thì kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tốnền kinh tế hay đa dạng hoá trong kinh doanh cũngcó tác động quan trọng tới rủi ro tín dụng.

Một nền kinh tế phát triển nó cũng có tác động tích cực tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đặc thù của Việt Nam đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, tín dụng cho các đối tượng này cũng rất quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng. Nền kinh tế không ổn định, trì trệ sẽ ảnh hưởngđến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ sẽ có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả, như vậy rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.

Đa dạng hoá trong chiến lược kinh doanh là tạo cơ hội phát triển trên thị trường, tăng tính cạnh tranh, tiết kiệm cho phí, tận dụng mạng lưới bạn hàng, hạn chế các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh cũng như thúc đẩy liên minh, liên kết các doanh nghiệp. Như vậy tác động của yếu tố này tới rủi ro tín dụng là một tác động tích cực phù hợp với kết quả nghiêncứu của tác giả. Tuy nhiên để có thể đa dạng hóa chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải các nhà kinh doanh phải có kiến thức, năng lực sáng tạo cao và khả năng thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh một cách tràn lan, thiếu trọng tâm và trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay thì việc thất bại là điều khó tránh khỏi. Do đó để đánh giá được khách hàng nào là khách hàng thực sự đang thực hiện đa dạng hóa chiến lược kinh doanh thành công lại cần thêm yếu tố khác đó chính là một nhân viên tín dụng có tầm nhìn xa và khả năng đánh giá tốt.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Các kết quả nghiên cứu của chương 4 được chia làm hai nhóm vấn đề như sau: Thông qua thu thập số liệu thứ cấp, tác giả đã mô tả trình bày chung về hiện trạng của hệ thống Agribank Quảng Trị, về hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2008 đến quý 2 năm 2013; đặc điểm công tác tín dụng, những mặt hạn chế cũng như thành tích đạt được của chi nhánh; từ đó đưa ra các nhận định đánh giá tình hình tín dụng về mặt diễn biến thực tế. Thông qua thu thập số liệu sơ cấp qua khảo sát 200 khách hàng vay vốn tại Agribank Quảng Trị bằng bảng hỏi thiết kế sẵn; các kết quả được xem xét xử lý theo mô hình nghiên cứu giả thiết, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hôi quy Binary Logistic và kiểm định các giả thiết về mối quan hệ của các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị. Kết quả cho thấy các nhân tố sau có tác động mạnh đến rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị:

Công tác kiểm tra giám sát, tài sản đảm bảo, tác động của nền kinh tế và hoạt

động kinh doanh của người đi vay (nhân tố 1) tăng/ giảm làm tác động tới rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị tăng/ giảm tương ứng.

Chính sách cho vay chưa rõ ràng của ngân hàng, rủi ro đạo đức từ cán bộ tín dụng

(nhân tố 2) tăng/ giảm làm tác động tới rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị

tăng/ giảm tương ứng.

Tác động của đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của người đi vay (nhân tố 8)

tăng/ giảm làm tác động tới rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị tăng/ giảm tương ứng.

Những kết quả xử lý số liệu này sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các nhận định và các giải

pháp nâng cao công tác tín dụng tại Agribank Quảng Trị.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)