CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4.2.2 Thiết kế bảng câu hỏ
Bảng câu hỏi để 200 khách hàng của ngân hàng tự trả lời đã được sử dụng để
thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu
thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005): - Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực;
- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả
Tuy nhiên theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như sau:
- Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụngtrong bảng câu hỏi là không biết trước được;
- Tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi là khá thấp;
Sau khi xem xét nhu cầu thu thập thông tin, những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng như công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu liên quan tác giả đã sử dụng, bảng câu hỏi tự trả lời đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin cần thiết P0F
1
P
:Thông tin phân loại người trả lời như họ tên, địa chỉ thư điện tử, giới tính, năm sinh, nghề nghiệp,... Thông tin đánh giá về rủi ro tín dụngthể hiện dưới dạng các câu hỏi đánh dấu sự lựa chọn theo quan điểm của người trả lời.
Quy trình xây dựng bảng hỏi của tác giả được tiến hành theo ba bước như sau:
- Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.