Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 72 - 74)

- Dịch vụ ngân hàng điện tử (EBanking): Dịch vụ Mobile banking (Vn Topup – Dịch vụ nạp tiền điện thoại bằng SMS, SMS Banking, Atransfer – Dịch vụ chuyển

4.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh

4.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh

Hoạt động tín dụng của chi nhánh không chỉ bao gồm cho vay mà hiện nay đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ khác như cam kết cho vay, bảo lãnh, chấp nhận thanh toán với tổng dư nợ tăng đáng kể qua các năm gần đây.

Bảng 4.4: Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Agribank Tỉnh Quảng Trị

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2/2013 Qúy Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Tổng dư nợ 2.991 3.821 3.728 1.902 27,75% -2,43% Tổng VHĐ 3281 3.681 4.200 2.109 12,19% 14,10% Tỷ lệ dư nợ/VHĐ 91,16% 103,80% 88,76% 90,18% 13,87% -14,49%

Nguồn:Phòng kế toán ngân quỹ Agribank Quảng Trị

Qua bảng số liệu ta thấy: tổng nguồn vốn huy động tại chỗ và tổng dư nợ cho vay biến động qua các năm nhưng tốc độ tăng không giống nhau, vì vậy tỷ lệ đáp ứng cho vay biến đổi không đều và không có xu hướng xác định. Tổng dư nợ của chi nhánh trong những năm gần đây có xu hướng không ổn định do tình hình kinh tế biến động qua các năm, điển hình như năm 2011 Agribank Quảng Trị tăng trưởng rõ rêt, cả về dư nợ tín dụng cũng như tỷ trọng so với nguồn vốn huy động, nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh đều phát triển rất tốt dẫn đến nguồn vốn huy động được không đủ khả năng cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên đến năm 2012 với những biến động kinh tế sự tụt dốc của thị trường bất động sản, mất mùa nên tỷ trọng đã giảm mạnh.Với tỷ lệ này ngân hàng vẫn chưa thể cân đối giữa nguồn vốn huy động tại chỗ và dư nợ cho vay

Hiện nay, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, để đáp ứng nhu cầu vay vốn Agribank Quảng Trị còn sử dụng nguồn vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội; bên cạnh đó hàng năm Agribank cũng cung ứng một lượng vốn nhất định nếu các chi nhánh Agribank ở các địa phương có nhu cầu. Chính và vậy trong những năm qua măc dù dư nợ tăng khá cao nhưng ngân hàng vẫn không đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hay của Ngân hàng Nhà nước

Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ/nguồn vốn huy động thấp hơn 100% thể hiện sự an toàn trong chính sách quản lý của Agribank Quảng Trị.

4.3.1.2. Cơ cấu tín dụng

- Theo kỳ hạn của khoản vay

Bảng 4.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của chi nhánh

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 2/ 2013

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Ngắn hạn 742 24,80% 1.384 36,22% 1.581 42,40% 784 41,23% Trung và dài hạn 2.249 75,20% 2.437 63,78% 2.147 57,60% 1118 58,77% Tổng 2.991 100,00% 3.821 100,00% 3.728 100,00% 1.902 100,00%

Nguồn:Phòng kế toán ngân quỹ Agribank Quảng Trị

Qua bảng số liệu trên cho thấy rõ, dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2010, dư nợ là 2.249 tỷ đồng, chiếm 75,2 % so với tổng dư nợ. Tương tự năm 2011 là 2.437 tỷ đồng, chiếm 63,78 % và năm 2012 là tuy có sự giảm nhẹ đạt 2.147 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 57,60%. Các khoản cho vay trung và dài hạn luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn các khoản cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn cũng có xu hướng tăng qua các năm, từ 24,8% năm 2010 lên 42,4% tính đến cuối năm 2012. Nhìn chung cơ cấu dư nợ là hợp lý, theo đúng định hướng của NH NNo&PTNT Việt Nam (đúng với định hướng hoạt động kinh doanh của HĐQT, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng No&PTNT Việt Nam từ 55% - 60% ).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)