CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Căn cứ quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của thống đốc Ngân hàng Nước Việt Nam về việc thành lập Ngân Hàng Nông Nghiệp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương đồng thời căn cứ vào quy mô tổ chức của Ngân Hàng. Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam đã ban hành quyết định số 160/QĐNH ngày 30/07/1994 của tổng giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam và căn cứ vào hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị,cơ cấu tổ chức bộ máy Agribank Quảng Trị như sau:
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Quảng Trị
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
+ Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng kế hoạch của NHTW và định hướng của Đảng và Nhà nước, là người quyết định những vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng. Giám đốc là
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
P. Kế Toán Và Ngân quỹ P. Kiểm Tra kiểm toán nội P. Tổ chức cán bộ P. Điện toán P. Tín dụng P. Hành chính P. Thanh Toán quốc tế 53
người ký quyết định tuyển dụng nhân viên và cử cán bộ đi học các khoá học đồng thời chỉ đạo thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và các hoạt động khác của đơn vị
+ Giúp việc cho Giám đốc có ba phó giám đốc: nhiệm vụ chính của phó giám đốc là thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt; giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phụ trách và tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo chế độ một thủ trưởng và theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng tín dụng Hội sở: Nghiên cứu, đề xuất các chiến lược kinh doanh, thực hiện nghiệp vụ tín dụng, xét duyệt cho khách hàng vay, thẩm định các dự án... theo quy định của Giám đốc, lập báo cáo kết quả kinh doanh mỗi quý, mỗi năm.
- Phòng kế toán và ngân quỹ
+ Bộ phận kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh; hạch toán liên hàng; thanh toán bù trừ; thẩm định- xét duyệt và mở tài khoản giao dịch cho khách hàng; kiểm tra hồ sơ pháp lý; hồ sơ vay vốn; lưu giữ hồ sơ vay vốn; hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
+ Bộ phận ngân quỹ: thực hiện nghiệp vụ thu và phát tiền theo quy định của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt đi đường - Phòng điện toán: xây dựng và phát triển hệ thống tin học, tổ chức dạy tin học, thu thập và chuyển số liệu thông tin, tiến hành xử lý các nghiệp vụ liên quan đến kế toán, thống kê phục vụ cho hoạt động của chi nhánh
- Phòng hành chính: làm nhiệm vụ hậu cần gồm + Hành chính, văn thư, tiếp tân
+ Quản trị xây dựng cơ bản, quản lý nhà cửa, kho tàng, vận tải, nhà ăn, nhà ở
- Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: thực hiện kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định. Kiểm tra độ chính xác các báo cáo, đồng thời giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến hoạt động của chi nhánh
- Phòng tổ chức cán bộ: xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn… để đề xuất mức lao động; giao khoán quỹ tiền
lương; đề cử cán bộ đi học tập, công tác; đồng thời thực hiện quản lý hồ sơ nhân viên, cán bộ; chế độ nghĩ hưu
- Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
- Phòng Dịch vụ mà Marketing: Trực tiếp triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Agribank Việt Nam.
- Thực hiện quản lý, giámsát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định. - Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.
- Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao phó.
- Phòng kế hoạch: Lập các kế hoạch, tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch đồng thời thực hiện cân đối nguồn vốn trong.
4.1.2.3. Thành tích đạt được
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) địa bàn tỉnh Quảng Trị là một trong hai đơn vị đi đầu trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Tổng dư nợ cho vay theo Nghị định 41/NĐ-CP của Agribank Quảng Trị đạt 3.158 tỷ đồng, chiếm 72,2% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Bên cạnh việc cho vay bằng tín dụng thương mại thông thường, Agribank Quảng Trị đã thực hiện tốt một số chương trình tín dụng chính sách như: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
4.1.2.4. Các lĩnh vực hoạt động chính
Nhằm đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, Agibank Quảng Trị luôn cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hóa
công nghệ, mở rộng mạng lưới… Hiện nay, Agribank Quảng Trị cung cấp hơn 100 Sản phẩm Dịch vụ, bao gồm các nhóm sản phẩm sau:
- Tài khoản và tiền gửi: Nhận tiền gửi và huy động các loại tiền gửi tiết kiệm với các
kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...
- Cho vay: Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tiêu dùng đời sống: ủy thác
đầu tư, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay đồng tài trợ, cho vay phát hành thẻ tín dụng,...
- Bảo lãnh: Thực hiện các nghiệp vụ: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đồng bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, bảo lãnh.
- Dịch vụ thanh toán trong nước: Dịch vụ chuyển tiền trong nước, dịch vụ thu hộ -
chi hộ, dịch vụ thu ngân sách nhà nước, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ nhờ thu tự động,...
- Chứng khoán: Là điểm cung cấp dịch vụ của Agriseco, thực hiện các nghiệp vụ mở
tài khoản, lưu ký chứng khoán, mua bán chứng khoán,...
- Dịch vụ ngoại hối:Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng thư (L/C),
chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ,..
- Thanh toán biên mậu với nước Lào: Bao gồm: hối phiếu ngân hàng, chứng từ
chuyển tiền biên mậu, thanh toán thương vụ, thư ủy thác và điện chuyển tiền, thư tín dụng chứng từ và thư bảo lãnh thanh toán mậu dịch biên giới.
- Dịch vụ thẻ: Phát hành thẻ ghi nợ nội địa (Success), thẻ ghi nợ quốc tế (Master/ Visa debit), thẻ tín dụng quốc tế (Master/ Visa credit), thẻ lập nghiệp, đơn vị chấp. debit), thẻ tín dụng quốc tế (Master/ Visa credit), thẻ lập nghiệp, đơn vị chấp.