- Dịch vụ ngân hàng điện tử (EBanking): Dịch vụ Mobile banking (Vn Topup – Dịch vụ nạp tiền điện thoại bằng SMS, SMS Banking, Atransfer – Dịch vụ chuyển
4.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu
4.3.2.1. Tình hình nợ quá hạn
Dựa vào bảng phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN, chi nhánh đã tiến hành phân loại và có những điều chỉnh hợp lý nhằm hạn chế RRTD có thể xảy ra.
Việc phân loại nợ thành từng nhóm sẽ giúp cho chi nhánh dễ dàng quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình. Từ đó có thể xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro. Năm 2005 dưới sự ra
đời của quyết định 493 do NHNN ban hành, các khoản nợ được chia làm 5 nhóm. Để thuận tiện cho việc phân tích ta đưa 3 nhóm nợ quá hạn theo thời gian là: quá hạn từ 90–180 ngày, quá hạn từ 180-360 ngày và quá hạn trên 360 ngày trong giai đoạn 2010 – quý 2/2013 để phân tích.
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của chi nhánh
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 2/ 2013
Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Nợ nhóm 3 42,79 71% 37,45 70% 53,95 67%
16,03 68%
Nợ nhóm 4 10,25 17% 9,09 17% 14,49 18% 4,24 18%
Nợ nhóm 5 7,23 12% 6,95 13% 12,08 15% 3,31 14%
Tổng nợ xấu 60,27 100% 53,49 100% 80,52 100% 23,58 100%
Nguồn:Phòng kế toán ngân quỹ Agribank Quảng Trị
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2012 các nhóm nợ 3, 4, 5 có mức dư nợ tăng nhưng không nhiều, trong đó nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các nhóm nợ xấu, trong năm 2011 chi nhánh đã có nhiều nỗ lực phấn đấu để hạn chế sự gia tăng của các khoản nợ xấu, tuy nhiên đến năm 2012 tình hình nợ xấu lại có sự gia tăng trở lại. Nợ nhóm 3 có xu hướng giảm nhẹ năm 2012 (3%), tuy nhiên nợ nhóm 4 và 5 lại có biến động nhỏ, đây là nhóm nợ rất khó thu hồi vì do phần lớn là do người vay SXKD gặp rủi ro về thiên tai, lũ lụt mất mùa không có thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy chi nhánh cần đưa ra biện pháp nhằm từng bước giám sát người vay để thu hồi dần các khoản nợ. Việc thu hồi tài sản để phát mãi chỉ là biện pháp cuối cùng chứ không thể cùng một lúc mà xử lý toàn bộ tài sản của người vay để thu hồi.
4.3.2.2. Phân loại NQH theo thời hạn
Bảng 4.7: Phân loại NQH theo thời hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 2/ 2013
Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Tổng NQH 29,53 100% 27,28 100% 39,70 100% 12,03 100%
NQH ngắn hạn 18,31 62% 17,46 64% 26,99 68% 8,06 67% NQH trung và
dài hạn 11,22 38% 9,82 36% 12,70 32,00% 3,97 33%
Nguồn:Phòng kế toán ngân quỹ Agribank Quảng Trị
Nhìn chung trong những năm gần đây, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị nợ quá hạn. Năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 62% tổng nợ quá hạn, đã đã tăng lên 64% trong năm 2011 và 68% năm 2012. Sự tăng lên này là do chi nhánh Agribank Tỉnh Quảng Trị đã tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, với tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn tăng trong các năm gần đây. Nguyên nhân là do quá trình thẩm định các phương án kinh doanh của chi nhánh còn nhiều yếu kém, dẫn tới việc phân tích khả năng chi trả không đạt hiệu quả cao. Một nguyên nhân khác đó là do sự nền phát triển của nền kinh tế kém, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá nhưng nguồn tiêu thụ gặp khó khăn, dẫn đến việc quay vòng vốn không kịp để có thể chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
4.4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI RỦI
RO TÍN DỤNG
Hiểu được sự tác động xấu của rủi ro tín dụng lên chất lượng dịch vụ tín dụng nên toàn hệ thống Agribank Quảng Trị không ngừng tìm hiểu về các nhân tố tác động lên rủi ro tín dụng để có thể hạn chế rủi ro tin dụng ở mức thấp nhất có thể. Để đánh giá được từng nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến mức độ rủi ro, tác giả đã sử dụng hình thức khảo sát ý kiến của các nhà quản trị cũng như các nhà sử dụng tín dụng đển tìm ra câu trả lời. Thang đo Likert cho phép người trả lời bày tỏ quan điểm của mình
về từng vấn đề cụ thể, kết quả trả lời có thể dùng cho phương pháp thống kê và dễ dàng, hiệu quả khi hỏi và trả lời cũng như tín toán (Gray, L.N, 2002). Từ kết quả nghiên cứu thống kê của Lissitz & Geen (1975), số cấp trả lời là 2 cấp có độ tin cậy thấp hơn cấp số trả lời là 5. Ngoài ra, khi tăng số cấp hơn 5 thì độ tin cậy không tăng
nữa (Gray, L.N, 2002). Do vậy, số cấp trả lời được sử dụng cho bản câu hỏi này là 5
cấp. Trong nghiên cứu này ta sử dụng 5 cấp cho các câu trả lời của thang đo. 5: Rất đồng ý/
4: Đồng ý/ 3: Chưa quyết/ 2: Không đồng ý/ 1: Rất không đồng ý/
Các phát biểu Thang điểm
Môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật (KTPL)
Nền kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, tiêu dùng chậm chạp, chính sách tiền tệ của chính phủ được nới lỏng, lãi suất cho vay thấp
1 2 3 4 5
Pháp luật minh bạch khiến cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín
dụng 1 2 3 4 5
Văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý,
thiếu tính chặt chẽ và chưa thật sự hoàn chỉnh. 1 2 3 4 5
Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương 1 2 3 4 5 Nền chính trị bất ổn dẫn đến khả năng kinh doanh và trả nợ
giảm sút 1 2 3 4 5
Chinh sách cho vay của ngân hàng (CSNH)
Ngân hàng thiếu chính sách cho vay rõ rang 1 2 3 4 5
Thủ tục thu hồi nợ còn rườm rà, không linh động 1 2 3 4 5
Chính sách còn nhiều kẽ hở, chưa chặt chẽ 1 2 3 4 5
Kinh nghiệm của cán bộtín dụng ngân hàng (CBTD)
Cán bộ tín dụng càng lâu năm càng có nhiều kinh nghiệm
trong thẩm định, quản lý món vay 1 2 3 4 5
Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng 1 2 3 4 5
Cán bộ tín dụng không thực sự hiểu về ngành nghề doanh
nghiệp mà mình đang tài trợ 1 2 3 4 5
Đảm bảo nợ vay (ĐBNV)
Tỷ lệ cho vay trên TSDB càng lớn rủi ro tín dụng càng cao 1 2 3 4 5
Rủi ro về việc mất giá của tài sản đảm bảo khi thu hồi nợ 1 2 3 4 5
Rủi ro về tính xác thực của tài sản đảm bảo 1 2 3 4 5
Thông tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng và NHTM
Kiểm tra giám sát khoản vay (KTGS)
Việc kiểm tra, giám sát sau vay là nhiệm vụ bắt buộc của cán
bộ tín dụng 1 2 3 4 5
Kiểm tra, kiểm soát sau vay không chặt chẽ dẫn đến rủi ro tín
dụng 1 2 3 4 5
Ngân hàng thiếu cơ chế theo dõi, hạn mức tín dụng tối đa cho 1 2 3 4 5
từng ngành nghề cho vay
Khả năng tài chính của người đi vay (KNTC)
Vốn tự có của khách hàng càng lớn thì rủi ro tín dụng càng
thấp 1 2 3 4 5
Doanh thu/ thu nhập ổn định của người đi vay sẽ hạn chế rủi
ro tín dụng 1 2 3 4 5
Khả năng tài chính tốt sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào lợi
nhuận để lại, chủ động trong việc trả nợ vay ngân hàng 1 2 3 4 5
Sử dụng vốn vay (SDVV)
Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích gây rủi ro
tín dụng 1 2 3 4 5
Việc sử dụng vốn đúng mục đích của người đi vay có khả
năng hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng 1 2 3 4 5
Sử dụng vốn vay có hiệu quả đem lại khả năng trả nợ cao cho
ngân hàng 1 2 3 4 5
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (HDKD)
Hoạt đông kinh doanh của khách hàng càng đa dạng thì rủi ro
tín dụng càng thấp 1 2 3 4 5
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sẽ phân tán rủi ro đầu tư,
có thêm nguồn trả nợ ngân hàng. 1 2 3 4 5
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sẽ tạo thêm nhiều rủi ro,
gây ảnh hưởng xấu đếnkhả năng trả nợ 1 2 3 4 5
Kinh nghiệm khách hàng đi vay (KNDV)
Khách hàng có kinh nghiệm vay vốn sẽ có kế hoạch sử dụng
vốn vay hiệu quả 1 2 3 4 5
Khách hàng có kinh nghiệm vay vốn sẽ hạn chế rủi ro tín dụng
cho ngân hàng 1 2 3 4 5
Khách hàng có nhiều kinh nghiệm vay vốn sẽ biết được những
kẻ hở trong rủi ro tín dụng ngân hàng 1 2 3 4 5
Rủi ro đạo đức từ người đi vay (RRDD)
Khách hàng sử dụng trái phép tài sản đảm bảo đã thế chấp tại
ngân hàng 1 2 3 4 5
Khách hàng có ý định lạm dụng nguồn vốn ngân hàng, không
có thiện chí trả nợ ngân hàng 1 2 3 4 5
Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng, cố tình lừa đảo ngân hàng 1 2 3 4 5