Định hướng cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 104 - 107)

- Dịch vụ ngân hàng điện tử (EBanking): Dịch vụ Mobile banking (Vn Topup – Dịch vụ nạp tiền điện thoại bằng SMS, SMS Banking, Atransfer – Dịch vụ chuyển

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.3.2. Định hướng cho vay

Đối với hoạt động ngân hàng, tín dụng luôn là một nghiệp vụ trọng tâm của ngân hàng, là chiến lược cho ngân hàng thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Vì vậy, trong giai đoạn 2013 – 2015, Agribank Quảng Trị đã xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh là tập trung tăng cường huy động vốn. Trên cơ sở phân tích đánh giá và dự báo tình hình phát triển kinh tế của đất nước, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng để đưa ra các định hướng tín dụng cụ thểnhư sau:

Theo nội dung của văn bản số 4359/NHNo-HSX về tăng cường cho vay hộ sản xuất và cá nhân mà Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa ban hành, Agribank yêu cầu Sở giao dịch, các chi nhánh loại I, loại II tăng cường cho vay hộ sản xuất và cá nhân.

Theo đó, đối tượng được đầu tư theo hướng khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu với các mô hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác bốn nhà (nhà nông- doanh nghiệp-nhà khoa học-ngân hàng).

Các chi nhánh sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn như thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi... kịp thời theo quy định hiện hành; thực hiện giảm dần lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản chỉđạo của Agribank.

Ngoài ra, các chi nhánh phải bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đểđưa ra những giải pháp đầu tư có hiệu quả; tăng trưởng tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển trên địa bàn, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Agribank, đặc biệt là hộ sản xuất hàng hoá, hộ trang trại...

Bên cạnh đó, Agribank còn đa dạng các sản phẩm tín dụng và mở rộng các đối tượng đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thông qua việc cho vay hộ sản xuất và cá nhân thực hiện cung ứng các sản phẩm, dịch vụ để mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh sẵn có của Agribank trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

Lãnh đạo Agribank sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn./.

5.3.NHÓM GIẢI PHÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG AGRIBANK

QUẢNG TRỊ

5.3.1.Nhóm giải pháp liên quan đến các bộ ban ngành

5.3.1.1. Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:

Chính Phủ và NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia:

Chính Phủ cần nghiên cứu cho phép thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực khá mới, cần có sự hỗ trợ của Chính Phủ trong giai đoạn đầu thực hiện. Để có được một trung tâm thông tin tín dụng tư nhân hoạt động hiệu quả, cần:

- Xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp.

- Có sự cam kết tham gia của các đối tác liên quan, đặc biệt là các tổ chức tài chính lớn.

- Có sự hợp tác giữa khu vực công–tư và sự hiểu biết của toàn xã hội. - Tham khảo chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế.

Ngoài ra, NHNN cũng cần ban hành các quy định cụ thể và chế tài đối với các NHTM trong việc bắt buộc các NHTM phải khai thác, sử dụng thông tin như là điều kiện cần phải có trong quy trình cấp tín dụng và cung cấp thông tin về cho Trung tâm thông tín dụng (CIC)chính xác và kịp thời. Thanh tra NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm thông tin tín dụng phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NHTM, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.

Chính Phủ cần khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề để tạo ra sự gắn kết trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài – trong đó có bên cung ứng vốn là ngân hàng. Các hiệp hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư, dự báo phát triển ngành, tiếp cận thị trường mới, đánh giá và xếp loại các doanh

nghiệp trong ngành,… Để hoạt động có hiệu quả, các hiệp hội nên hoạt động độc lập về mặt chính trị với mục tiêu là phục vụ cho sự phát triển đi lên của ngành.

NHNN và Hiệp hội ngân hàng cần có những định hướng cụ thể trong việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung cho cả hệ thống ngân hàng. Vì nếu hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ không tạo được tiếng nói chung trong toàn hệ thống sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai tương tự như việc độc lập thiết lập các hệ thống thanh toán thẻ ATM của từng ngân hàng.

Các NHTM, ngành ngân hàng cần sớm nhận thấy khó khăn tiềm ẩn khi độc lập phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình. Hay nói cách khác, mặc dù là “nội bộ”, thông tin xếp hạng tín dụng nội bộ của một NHTM phải có thể “so sánh được” (tương thích) với thông tin xếp hạng của các NHTM khác.

Muốn vậy, các NHTM cần phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí đánh giá được thừa nhận rộng rãi trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Công bố công khai các phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí sử dụng để đánh giá, xếp hạng, trong đó phải nêu rõ các hạng mức đánh giá tự thiết lập tương đương mức độ nào với những hạn mức đánh giá đã được thừa nhận rộng rãi (của các NHTM khác hoặc của những tổ chức đánh giá độc lập, kể cả trong và ngoài nước). Do đó, có thể nói vai trò “nhạc trưởng” của NHNN, Hiệp hội ngân hàng là rất quan trọng trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, giới thiệu phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí đánh giá, xếp hạng tín dụng của các NHTM hay tổ chức đánh giá độc lập có uy tín trên thế giới để các NHTM áp dụng.

5.3.1.2. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm:

Chính Phủ cần xây dựng Luật về bảo đảm tiền vay, bảo đảm quyền của các TCTD với thu nhập và TSBĐ của khách hàng vay vốn một cách chặt chẽ hơn, giải phóng nhanh về vốn đang là vấn đề bức xúc của các NHTM. Hiện nay ngân hàng rất khó bán tài sản thế chấp nếu khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng không can thiệp.

Giải quyết những vướng mắc khi ngân hàng nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án, điều chỉnh một số điều khoản trong Pháp lệnh thi hành án đảm bảo tính thống nhất và hợp lý với những văn bản có liên quan. Cụ thể: như đã phân tích về các vướng mắc

của ngân hàng trong việc nhận lại TSBĐ từ cơ quan thihành án, việc cơ quan thi hành án qua hai lần bán đấu giá không thành thì giao lại cho người được thi hành án (ngân hàng) theo giá đã giảm để thi hành án là điều không hợp lý, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng. Mặt khác, cũng chưa đúng với hướng dẫn xử lý TSBĐ của Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT, do vậy, đứng trên góc độ ngân hàng (người được thi hành án) đề nghị Chính Phủ,Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cùng các cơ quan cấp Bộ có liên quan xem xét để sửa đổi điều 48 của Pháp Lệnh thi hành án như sau: “Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận lại tài sản để xử lý bán công khai theo quy định của pháp luật. Nếu giá trị tài sản thực tế bán được lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì người được thi hành án phải có trách nhiệm chuyển số tiền chênh lệch đó cho cơ quan thi hành án để thi hành án.

Trong trường hợp ngược lại, nếu giá trị tài sản thực tế bán được thấp hơn nghĩa vụ bảo đảm thì khách hàng vay phải có trách nhiệm với phần nợ vay còn thiếu”. Với hướng giải quyết này sẽ tạo điều kiện cho NHTM xử lý TSBĐ, thu hồi vốn vay cho ngân hàng được thuận tiện, nhanh chóng và đúng chế độ quy định về xử lý TSBĐ. Nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt động thẩm định giá, tạo điều kiện dễ dàng hơn để thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá. Do vai trò của công tác thẩm định giá đối với hoạt động của các ngân hàng ngày càng quan trọng nên việc thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá là cầnthiết trong thời gian sắp tới. Doanh nghiệp thẩm định giá với khả năng chuyên môn sâu và rộng của mình sẽ thay cho các ngân hàng chịu trách nhiệm về việcthẩm định giá trị các tài sản thế chấp, cầm cố, các dự án đầu tư, giá trị doanh nghiệp,...một cách chính xác, trung thực, hợp pháp,...nhằm giải quyếttoàn bộnhững khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)