Những vấn đề chung về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.1Những vấn đề chung về mẫu nghiên cứu

Theo phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội của tác giả Võ Hải Thủy (2011), điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm 6 bước sau:

- Xác định tổng thể chung (ta phải xác định rõ tổng thể chung, bởi vì ta sẽ chọn mẫu từ đó)

- Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu: Các khung chọn mẫu có sẵn, thường được sử dụng là: Các danh bạ điện thoại hay niên giám điện thoại xếp theo

tên cá nhân, công ty, doanh nghiệp, cơ quan; các niên giám điện thoại xếp theo tên đường, hay tên quận huyện thành phố; danh sách liên lạc thư tín : hội viên của các câu lạc bộ, hiệp hội, độc giả mua báo dài hạn của các toà soạn báo…; danh sách tên và địa chỉ khách hàng có liên hệ với công ty (thông qua phiếu bảo hành), các khách mời đến dự các cuộc trưng bày và giới thiệu sản phẩm

- Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, kinh phí dành cho nghiên cứu, kỹ năng của nhóm nghiên cứu,… để quyết định chọn phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất; sau đó tiếp tục chọn ra hình thức cụ thể của phương pháp này.

- Xác định quy mô mẫu (sample size): Xác định quy mô mẫu thường dựa vào : yêu cầu về độ chính xác, khung chọn mẫu đã có sẵn chưa, phương pháp thu thập dữ liệu, chi phí cho phép. Đối với mẫu xác suất: thường có công thức để tính cỡ mẫu; đối với mẫu phi xác suất: thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu.

- Xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: Đối với mẫu xác suất: phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau.

- Kiểm tra quá trình chọn mẫu: thường kiểm tra trên các mặt sau: Kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu không? (vì thường mắc sai lầm ở khâu chọn đối tượng: do thu thập thông tin ở nơi không thích hợp, ở những người không thích hợp, hoặc bỏ qua thông tin của những người lẽ ra phải được phỏng vấn…). Kiểm tra sự cộng tác của người trả lời (hỏi càng dài thì sự từ chối trả lời càng lớn). Kiểm tra tỷ lệ hoàn tất (xem đã thu thập đủ số đơn vị cần thiết trên mẫu chưa) : trong phỏng vấn bằng thư có khi thư bị trả lại do không có người nhận, trong phỏng vấn bằng điện thoại có thể không tiếp xúc được với người cần hỏi vì họ không có mặt hay họ không có điện thoại.

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề tác giả đã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu trong 200 nhà quản trị và khách hàng vay vốn tại Agribank Quảng Trị.

Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

3.3.3 Quy mô mẫu

- Theo Trung tâm thông tin và phân tích số liệu Việt Nam (VIDAC) Công thức xác định kích thước mẫu được tính như sau:

Trong đó:

n = kích cỡ mẫu được tính

z = giá trị z liên quan đến việc xác định mức độ tin cậy (nếu bạn chọn mức độ tin cậy là 95%, thì giá trị z sẽ là 1.96). Điều này miêu tả mức độ không tin cậy của trung bình hoặc tần số của mẫu khi là ước lượng của trung binh va tần suất tổng thể. Giá trị tham khảo: 1.96 (cho mức độ tin cây 95%)

p = ước tính phần trăm trong tập hợp. Thông thường p sẽ thấy ở một vài nghiên cứu trước đó hoặc một vài nguồn thông tin. Trong trường hợp chúng ta không có thông tin trước liênquan đến p, chúng ta thường thiết lập giá trị của p tới 0.5. Điều này sẽ dẫn đến một phân tách 50%-50% để nắm bắt biến số lớn nhất có thể trong tập hợp.

q = (1-p)

e = sai số (ví dụ: tham gia vào giá trị +/- 3, 4, 5 phần trăm). Chiếm một nửa độ rộng của khoảng tin cậy. Sai số càng nhỏ thì kích thước mẫu càng lớn. Giá trị tham khảo: 0.05

Bên cạnh đó, có rất nhiều ý kiến của nhiều chuyên gia khác nhau: phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005). Theo đó, trong đề tài này có tất cả 33biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậysố mẫu tối thiểu cần thiết là 33 x 5 = 165.

Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình.

Kết luận: Như vậy sốlượng mẫu tác giả dự kiến là 200 với đề tài nghiên cứu này, với kích thước mẫu này, thông qua các mối quan hệcó trước tác giảđã tiến hành lập danh sách 200 hộ giao dịch tại địa bàn hoạt động của Agribank Quảng Trị .

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của PGS.TS Trương Đông Lộc và ThS Nguyễn Thị Tuyết (2011), nghiên cứu của Th.S Nguyễn Tuyết Liên và đề xuất của tác giả

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng ngân hàng Đảm bảo nợ vay (DDBNV)

Kiểm tra giám sát khoản vay (KTGS)

Khả năng tài chính của người đi vay (KNTC)

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Trị Sử dụng vốn vay (SDVV)

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (HDKD) Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (KNDV) Rủi ro đạo đức từ người đi vay (RRDD) Chính sách cho vay của ngân hàng (CSNH)

Nghiên cứu khảo sát gồm 9 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Agribank Quảng Trị. Trong nghiên cứu của mình, tác giả giữ nguyên các biên nghiên cứu của các tác giả trước do các biến này đều có tác động tới rủi ro tín dụng với mức độ khác nhau theo từng vùng và đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra tác giả đã thêm biến rủi ro đạo đức của người vay vào bài nghiên cứu. Đây là một yếu tố mà theo tác giả sẽ có tác động đến rủi ro tín dụng. Rủi ro đạo đức của người đi vay càng cao thì rủi ro tín dụng cũng càng lớn và ngược lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thang đo Likert là thang đo do nhà tâm lý học người Mỹ Likert phát minh. Đặc điểm của thang đo này là xác định ý kiến hay thái độ, bao gồm một số mệnh đề tuyên bố. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện thái độ đồng ý hay không đồng ý của người trả lời về các vấn đề có liên quan đến biến quan sát của nghiên cứu trong bảng câu hỏi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại AGRIBANK QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 47)