Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 80)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.3.Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng về tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2 về thực trạng học tập môn KNGT của HS, thực trạng giảng dạy môn KNGT của GV; đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân thực trạng hoạt động dạy học môn KNGT tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.

Căn cứ vào các cơ sở trên, ngƣời nghiên cứu tiến hành triển khai tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ theo PPDH tích cực.

3.2. Triển khai tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT theo PPDH tích cực 3.2.1. Mục tiêu môn học KNGT

Sau khi học xong học phần Kỹ năng giao tiếp, HS có khả năng đạt đƣợc các mục tiêu sau:

3.2.1.1. Về kiến thức

Định nghĩa đƣợc khái niệm giao tiếp; xác định đƣợc vai trò của giao tiếp, các hình thức và phƣơng tiện giao tiếp; nêu đƣợc các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa của các nguyên tắc đó trong giao tiếp.

Định nghĩa đƣợc khái niệm KNGT và phân loại đƣợc các KNGT.

Trình bày đƣợc một số KNGT trong cuộc sống, cách thức giải quyết các xung đột khi gặp phải và khắc phục những trở ngại trong giao tiếp.

Xác định đƣợc các KNGT cơ bản trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

3.2.1.2. Về kỹ năng

Thực hiện đƣợc một số KNGT: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết xung đột.

Vận dụng đƣợc các KNGT trong gia đình, nhà trƣờng, xã hội, trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

3.2.1.3. Về thái độ

Ngƣời học có thái độ giao tiếp đúng mực, luôn chủ động và tích cực rèn luyện KNGT trong cuộc sống.

71

3.2.2. Nội dung môn học KNGT(Phụ lục 12.2)

Căn cứ vào mục tiêu của học phần, nội dung chƣơng trình học phần đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:

Chƣơng 1 Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp;

Chƣơng 2 Một số kỹ năng giao tiếp

Chƣơng 3 Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc. Để tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT, ngƣời nghiên cứu sẽ kết hợp các PPDH tích cực nhƣPPDH nêu và giải quyết vấn đề, PPDH hợp tác, PP dạy học theo tình huống; PP đóng vai; 02 kỹ thuật dạy học là kỹ thuật khăn trải bàn và kỹ thuật “KWL”, nhằm tăng tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập của HS. Việc vận dụng các PPDH tích cực này sẽ giúp HS nắm vững lý thuyết, rèn luyện kỹ năng và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Cụ thể dựa trên các PPDH đã đề xuất, với 30 tiết dạy cho học phần KNGT, ngƣời nghiên cứu tiến hành thiết kế giáo án (lập kế hoạch bài học) cho 7 chủ đề, cụ thể nhƣ sau:

Chủ đề 1: Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp (8 tiết) Chủ đề 2: Kỹ năng làm quen (4 tiết)

Chủ đề 3: Kỹ năng lắng nghe (4 tiết) Chủ đề 4: Kỹ năng thuyết trình (4 tiết)

Chủ đề 5: Kỹ năng giải quyết xung đột (4 tiết)

Chủ đề 6: Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm (3tiết) Chủ đề 7: Vận dụng kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc (3 tiết)

3.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề 1

Tổ chức cho HS hoạt động học theo nhóm sử dụng PP Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm, PP dạy học theo tình huống và kỹ thuật KWL để giải quyết các bài tập thực hành giúp HS nắm đƣợc nội dung chính của chủ đề 1: Khái niệm, vai trò, phân loại, ý nghĩa của KNGT; Lập kế hoạch giao tiếp; Các nguyên tắc giao tiếp trong cuộc sống;Khái niệm KNGT và các nhóm KNGT.

72

1. Về kiến thức:

- Nêu đƣợc khái niệm giao tiếp, KNGT, vai trò của giao tiếp, phân loại giao tiếp, các nguyên tắc trong giao tiếp.

- Giải thích đƣợc vì sao con ngƣời cần giao tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Về kỹ năng:

- Biết cách thực hiện giao tiếp thành công

- Xác định đƣợc một hiện tƣợng có phải là giao tiếp hay không.

3. Về thái độ:

- Có thái độ giao tiếp đúng mực và tích cực để trở thành ngƣời giao tiếp giỏi. - Có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập.

* Sử dụng PP thảo luận nhóm giúp HSphân biệt hiện tƣợng nào là giao tiếp

- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận theo cặp đôi

Hỏi: Trong các hiện tƣợng sau đây, hiện tƣợng nào là giao tiếp?

1.Một đứa trẻ đang trò chuyện với con búp bê 2. Vợ chồng nhà hàng xóm đang cãi lộn với nhau 3. Hai người bạn nhìn nhau im lặng

4. Người thư ký gởi thư điện tử cho đối tác ở nước ngoài 5. Cuộc họp giữa các đại diện của nhiều công ty.

Bƣớc 1: Nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm Bạn có gặp khó khăn khi giao tiếp với: - Ngƣời lạ, cùng độ tuổi, cùng phái. - Ngƣời lạ, cùng độ tuổi, khác phái.

- Những ngƣời lớn tuổi (cha mẹ, thầy cô).

Nếu có, đó là những khó khăn gì? Bƣớc 2: Phân công nhóm.

Bƣớc 3: Hƣớng dẫn hoạt động nhóm, theo dõi, hỗ trợ.

Bƣớc 4:Tổ chức cho HS báo cáo kết quả: Yêu cầu HS lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

73

* Sử dụng PP thảo luận nhóm cho HS làm bài tập tình huốngnhằm giúp HS có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập

- Bƣớc 1: GV đƣa ra tình huống sau:

Một chủ cửa hàng đã nghĩ ra thủ thuật sau đây để bán lô hàng quần áo ế ẩm của mình: ông huy động một số nhân viên từ các bộ phận khác đến xế p hàng trước cửa hàng để chờ mua hàng. Những nhân viên đã mua được hàng bước ra với vẻ mặt đầy phấn khởi.

Người qua đường thấy vậy cũng dừng lại , tụ tập trước cửa hàng của ông mỗi lúc một đông.Người mua một bộ, người mua hai bộ.Bằng cách đó, chỉ trong một ngày , ông chủ đã bán hết lô hàng ế ẩm bấy lâu nay.

Theo các em thủ thuật mà ông chủ cửa hàng đã dùng ở trên biểu hiê ̣n hình thức nào của sự tác động, ảnh hưởng qua lại trong giao tiếp?Tại sao?

- Bƣớc 2: Phân chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 7 thành viên. Yêu cầu HS thu thập thông tin từ ý nghĩa của GT, nghiên cứu tình huống

- Bƣớc 3: Thời gian thảo luận nhóm là 10p. GV theo dõi, điều khiển, hƣớng dẫn, hỗ trợ các nhóm.

- Bƣớc 4: Gọi HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. GV ghi lại nội dung các nhóm báo cáo.

- Bƣớc 5: Đánh giá và tổng kết. Sau khi các nhóm nhận xét, HS phản hồi, GV chốt lại câu trả lời.

* Cho HS thực hành: Sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề

NV thư ký đến phòng của Giám đốc (GĐ) và đưa ra một đề nghị thay đổi phương pháp làm việc.Giám đốc nói với cô ấy: ―Tôi nghĩ rằng ý tuởng của cô hay đấy. Tôi nhất định sẽ suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc áp dụng nó‖.

Điệu bộ của GÐ thì:

Rờ tay vuốt lại cổ áo; Mắt nhìn ra cửa sổ.

Sau đó đứng lên và quay lưng lại khi cô ấy đang nói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

74

Bƣớc 2: GV hƣớng dẫn nhóm giải quyết vấn đề.

Bƣớc 3: Sau khi có đƣợc kết quả GV phân tích, kiểm tra, kết luận vấn đề.

* GV sử dụng PP trực quan chiếu cho HS xem các video clip giúp HS phân loại giao tiếp

1. Người giám đốc chủ trì cuộc họp giao ban 2. Thư ký gởi thư điện tử đến khách hàng 3. Lễ cưới giữa A và B

4. Nhóm bạn tham gia cắm trại. 5. GV viết thư thăm hỏi, động viên HS

3.3. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở tiến trình dạy học đã soạn thảo ở trên, ngƣời nghiên cứu tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá giả thuyết nghiên cứu của đề tài, cụ thể là:

Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã xây dựng, qua đó khẳng định tính khả thi của tiến trình dạy học trong kế hoạch bài học theo PPDH tích cực, vấn đề thông qua phân tích diễn biến thực nghiệm, qua đó đối chiếu kết quả thực nghiệm với tiến hành dạy học dự kiến, xem xét mức độ thích ứng của HS với các tình huống nhƣ thế nào để đi đến sửa đổi, bổ sung hoàn thiện tiến trình dạy học theo hƣớng phát huy tính tự lực, sáng tạo của HS.

3.3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Khảo sát, điều tra để lựa chọn các lớp thực nghiệm (TN) và các lớp đối chứng (ĐC), chuẩn bị các thông tin và điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác thực nghiệm sƣ phạm (TNSP).

- Thống nhất với GV dạy thực nghiệm về nội dung, phƣơng pháp và kế hoạch thực nghiệm. Tiến hành bồi dƣỡng cho GV và giới thiệu cho HS về PPDH tích cực sẽ đƣợc áp dụng trong dạy thực nghiệm.

- Tiến hành tổ chức triển khai nội dung TNtheo phƣơng án đã chuẩn bị. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của lớp thực nghiệm và đối chứng.

75

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả thực nghiệm, đánh giá các tiêu chí đã đề ra, nhận xét và rút ra kết luận sự đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu của đề tài, tính hiệu quả của PPDH đƣợc vận dụng.

3.3.2. Nội dung thực nghiệmsƣ phạm

Vận dụng 4 PPDH tích cực (nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, dạy học theo tình huống, đóng vai), 2 KTDH (khăn trải bàn và KWL) trong dạy học chƣơng 1 và chƣơng 2 gồm 5 chủ đề: Lý luận chung về Kỹ năng giao tiếp;Một số KNGT nhƣ kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, và kỹ năng giải quyết xung đột.Thời gian thực nghiệm là 6 buổi lên lớp, mỗi buổi 4 tiết.

3.3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

Ngƣời nghiên cứu chọn đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm là HS TCCN năm thứ nhất, gồm nhiều chuyên ngành khác nhau.

Cụ thể các lớp thực nghiệm (TN) và các lớp đối chứng (ĐC) nhƣ sau:

Lớp thực nghiệm: Trung cấp Chế biến thủy sản 15 (TCBTS 15), Trung cấp Bảo vệ thực vật 15C (TBVTV15C).

Lớp đối chứng: Trung cấp Quản trị du lịch 15 (TQTDL15), Trung cấp Bảo vệ thực vật 15B (TBVTV 15B).

3.3.4. Thời gian và địa điểm thực nghiệmsƣ phạm

* Thời gian thực hiện

Để thuận tiện cho quá trình TNSP, ngƣời nghiên cứu trao đổi với GV cộng tác để sắp xếp lịch lên lớp cụ thể.

Đợt 1: Từ 03/03/2016 đến 13/03/2016 Đợt 2: Từ 15/03/2016 đến 25/03/2016

* Địa điểm: Phòng C01, Phòng C02 trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.

3.3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Điều tra, khảo sát tình hình dạy và học môn KNGT

Tìm hiểu những thông tin cần thiết về các lớp thực nghiệm và đối chứng, thông qua trao đổi với GV giảng dạy môn KNGT, dự giờ, gặp gỡ, trao đổi với HS, sử dụng phiếu điều tra HS.

76

* Đối chứng, so sánh PPDH ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng

- Khi giảng dạy ở lớp thực nghiệm: GV cộng tác cố gắng thực hiện đúng tiến trình dạy học mà ngƣời nghiên cứu đã thiết kế.Với các nội dung kiến thức trong giáo trình KNGT đƣợc dạy theo tiến trình dạy học sử dụng các PPDH tích cực. Trong quá trình này, GV tạo đƣợc những điều kiện xuất phát cần thiết nhất để HS có cơ sở định hƣớng suy nghĩ của mình, nên HS đã huy động và vận dụng đƣợc vốn kiến thức của mình để đáp ứng yêu cầu của GV. Bằng những câu hỏi gợi mở của GV, HS đã mạnh dạn tích cực, chủ động tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức. - Đối với lớp đối chứng: GV tiến hành giảng dạy theo cách vẫn thƣờng sử dụng (nặng về thuyết trình, HS ít có cơ hội để tham gia xây dựng bài), GV có sử dụng câu hỏi gợi mở để gợi ý cho HS đàm thoại, song các câu hỏigợi mở rất ít, các câu hỏi thƣờng không mang tính chất định hƣớng HS vào quá trình xây dựng kiến thức. Khi đặt câu hỏi nếu HS không trả lời đƣợc GV lại chủ động giải quyết vấn đề.

- Quá trình dạy học, ngƣời nghiên cứu ghi lại ở biên bản quan sát giờ giảng, sau đó tiến hành phân tích diễn biến giờ học, đánh giá kết quả, từ đó có những chỉnh sửa cho phù hợp. Kết thúc quá trình thực nghiệm, HS làm 2 bài kiểm tra, 01 bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và 01 bài tự luận. Với các kết quả thu đƣợc ngƣời nghiên cứu phân tích và đánh giá sơ bộ về tính khả thi, kết quả của tiến trình dạy học đã soạn có phát huy tính tự lực, sáng tạo của ngƣời học hay không?

Với PPDH đƣợc trình bày kết hợp với bài giảng điện tử, ngƣời nghiên cứu hy vọng rằng sự làm việc độc lập của cá nhân kết hợp với sự trao đổi, tranh luận, các vai diễn giữa các cá nhân trong lớp trƣớc các tình huống gắn liền với thực tiễn giúp HS có thể phát huy tính tự lực, sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức.

3.3.6. Các giai đoạn thực nghiệm sƣ phạm

3.3.6.1. Công tác chuẩn bị cho TNSP

* Chọn lớp TN và ĐC

Để có thể thu đƣợc số liệu đáng tin cậy, trƣớc khi dạy thực nghiệm, ngƣời nghiên cứu chọn các lớp TN và ĐC có số lƣợng bằng nhau và tƣơng đƣơng về chất lƣợng(mỗi lớp 40 HS).

77 Kết quả lựa chọn cụ thể nhƣ bảng 3.1:

Bảng 3.1: Mức độ đánh giá kiểm tra đầu vào môn KNGT

Lớp Số HS Chất lƣợng học tập

Khá, giỏi Trung bình Yếu, kém

TN – TCBTS15 40 8 (20,00%) 28 (70,00%) 4 (10,00%)

ĐC –TQTDL15 40 7 (17,50%) 28 (70,00%) 5 (12,50%)

TN – TBVTV15C 40 4 (10,00%) 30 (75,00%) 6 (15,00%)

ĐC- TBVTV15B 40 4 (10,00%) 25 (62,50%) 11 (25,50%)

* Các GV cộng tác TNSP:

- Thạc sĩ Khổng Minh Ngọc – GV khoa Khoa học cơ bản - Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Hân – GV khoa Khoa học cơ bản - Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh – GV khoa Quản trị kinh doanh

3.3.6.2. Tiến hành dạy thực nghiệm

Ngƣời nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra HS và GV, phiếu dự giờ, biên bản dự giờ để ghi nhận một số hoạt động chính buổi dạy thực nghiệm:

Phân tích diễn biến giờ học thực nghiệm: đƣợc ghi trong phụ lục 6.2 - Biên bản quan sát và Phụ lục 13 - kế hoạch bài học (Lesson plans)

Các kế hoạch bài học đƣợc đính kèm tại phụ lục 13

3.3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả TNSP đƣợc tiến hành thuận lợi, ngƣời nghiên cứu đã lƣợng hoá một số tiêu chuẩn cụ thể cho các mặt cần đánh giá nhƣ sau:

3.3.7.1. Đánh giá về mặt định tính

Để đánh giá định tính kết quả TNSP, ngƣời nghiên cứu phải dựa trên việc theo dõi các hoạt động của HS trong giờ học, đƣợc biểu hiện qua:

- Thái độ học tập: thể hiện ở sự tập trung chú ý, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

78

- Số lƣợt HS đề xuất đƣợc phƣơng án, câu trả lời phù hợp hoặc tìm đƣợc cách giải quyết tình huống có tính sáng tạo, độc đáo.

- Kết quả lĩnh hội nhanh, chính xác, sáng tạo trong học tập.

- Khả năng phân tích, đề xuất các phƣơng án giải quyết vấn đề, khả năng so sánh, khái quát hoá các sự kiện.

- Sự vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống hoặc vận dụng giải thích các hiện tƣợng liên quan trong thực tế.

Việc so sánh các năng lực đó của HS trong nhóm TN và ĐC sẽ biết đƣợc mức độ tự lực học tập của HS, từ đó đánh giá hiệu quả về mặt định tính của một buổi học - TNSP đã đƣợc thực hiện đúng kế hoạch, về cơ bản GV lên lớp đúng nhƣ kế hoạch bài học.

3.3.7.2. Đánh giá về mặt định lượng

Để đánh giá chất lƣợng dạy học về mặt định lƣợng, ngƣời nghiên cứu và GV cộng tác đã cho HS làm 2 bài kiểm tra: một bài trắc nghiệm khách quan và một bài tự luận. Bài kiểm tra đƣợc đánh giá trên thang điểm 10, với cách xếp loại nhƣ sau:

- Loại giỏi: Điểm 9,10 - Loại khá: Điểm 7,8 - Loại Trung bình: Điểm 5,6 - Loại Yếu: Điểm 3,4 - Loại kém: Điểm 0,1,2

Căn cứ kết quả kiểm tra HS, bằng phƣơng pháp thống kê, xử lý và phân tích các kết quả thực nghiệm. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của việc dạy học theo ý tƣởng của đề tài, từ đó kiểm tra lại giả thuyết đã nêu.

Đánh giá định lượng qua bài kiểm tra

Hình thức đánh giá thông qua 2 bài kiểm tra với thời gian làm bài của mỗi bài 45 phút (Phụ lục 9).

3.3.7.3. Kết quả và xử lý kết quả TNSP

Qua phân tích tiến trình dạy học đã soạn thảo chứng tỏ:

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 80)