B. PHẦN NỘI DUNG
1.4.2. Các kỹ thuật dạyhọc tích cực
1.4.2.1. Kỹ thuật khăn trải bàn
Là hình thức tổ chức hoạtđộng mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS; tăng cƣờng tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
Cách tiến hành kỹ thuật ―khăn trải bàn‖
- Hoạt động theo nhóm (4 ngƣời /nhóm), phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 - Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Mỗi ngƣời ngồi vào vị trí nhƣ vẽ trên tấm khăn trải bàn. Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. Khi mọi ngƣời đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời.Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. GV nhận xét kết luận.
Ý kiến chung của cả nhóm
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
1
4 2
3
29
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật khăn trải bàn là:
Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở; trong trƣờng hợp số HS trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn trải bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào xung quanh; Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào giữa “khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lƣu và đƣợc giữ lại ở phần xung quanh của “khăn trải bàn”.[8]
1.4.2.2. Kỹ thuật “KWL”
Trong đó: K (Know) Những điều đã biết W (Want to know) Những điều muốn biết L (Learned) Những điều đã học đƣợc
Khái niệm:
Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và những kiến thức học đƣợc sau bài học.
Hình 1.4:Sơ đồ KWL
Sơ đồ KWL đƣợc Ogle xây dựng vào năm 1986…
Tìm ra điều bạn đã biết về một chủ đề (K)
Ghi lại những điều bạn học đƣợc (L)
Tìm ra điều bạn muốn biết về một chủ đề (W)
Thực hiện nghiên cứu và học tập
30
HS xác định động cơ, nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập sau nội dung bài học thông qua việc xác định những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức đã có liên quan đến bài học, xác định nhu cầu về kiến thức mới và đánh giá kết quả học tập của mình sau bài học. Trên cơ sở kết quả thu đƣợc HS tự điều chỉnh cách học của mình qua đó sẽ tăng cƣờng tính độc lập của HS, phát triển mô hình có sự tƣơng tác giữa HS với HS. Ngoài ra GV có thể đánh giá đƣợc kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá thu hoạch của HS. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp.
Tác dụng đối với HS:
HS xác định đƣợc nhiệm vụ học tập, nhu cầu, mong muốn đƣợc trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kỹ năng qua bài học. Qua việc nhìn lại những gì đã học đƣợc sau bài học, HS phân tích, đánh giá những thông tin mới đƣợc hình thành và nhận thức đƣợc sự tiến bộ của mình sau bài học.
Cách tiến hành:
Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, GV phát phiếu học tập “KWL”.Kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc cho nhóm HS.
HS điền các thông tin trên phiếu nhƣ sau: Tên bài học: ………. Tên học sinh: ………. Lớp ……… Trƣờng ……… Bảng 1.3: Phiếu học tập “KWL” K (Những điều đã biết) W
(Những điều muốn biết)
L (Những điều đã học đƣợc sau bài học) - - … - - … - - …
31
- Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề.
- Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề.
- Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột L của phiếu những gì vừa học đƣợc. Lúc này, HS xác nhận những điều các em đã học đƣợc qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá đƣợc kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.
1.5.Tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT theo PPDH tích cực