Thực trạng học tập môn KNGTcủa HS

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 57)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.4.1. Thực trạng học tập môn KNGTcủa HS

Để nắm đƣợc thực trạng học môn KNGT của HS, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến, dƣới đây là kết quả khảo sát về thực trạng học môn KNGT của HS (Phụ lục 3):

2.4.1.1. Nhận thức của HS về KNGT

Nhận thức của HS về KNGT thể hiện qua mức độ quan tâm của các em đến KNGT. Kết quả khảo sát với Câu 1: Mức độ quan tâm của HS về KNGT, đƣợc thể hiện ở Bảng 2.1 hình 2.1

Bảng 2.1:Mức độ quan tâm của HS về KNGT

Mức độ quan tâm Tần suất Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn không quan tâm 1 0,77

Quan tâm ít 4 3,08

Quan tâm nhiều 50 38,46

Rất quan tâm 75 57,69

Tổng quan sát 130 100,00

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra học sinh trường Cao đẳng KT – KT Cần Thơ, 2016

Hình 2.1: Biểu đồmức độ quan tâm của HS về KNGT

1% 3%

38% 58%

Mức độ quan tâm của HS về KNGT

48 * Nhận xét:

Kết quả tổng hợp ở bảng 2.1 (Phụ lục 1) cho thấy, trong tổng số 130 HS đƣợc khảo sát, có 75 HS (chiếm tỷ lệ 57, 69%) rất quan tâm đến KNGT; thêm vào đó, có 50 HS (chiếm tỷ lệ 38, 46%) thể hiện mức độ quan tâm nhiều đến KNGT. Ngoài ra, ngƣời nghiên cứu đặc biệt quan tâm là có 3,08% số HS đƣợc khảo sát ít quan tâm đến các KNGT và có 0,77% số HS đƣợc khảo sát hoàn toàn không quan tâm đến các KNGT. Nhƣ vậy, kết quả phân tích cho thấy, đại đa số HS thể hiện sự quan tâm đến KNGT.

Theo ngƣời nghiên cứu, đây là thuận lợi rất lớn cho việc tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT cho HS quan tâm, hứng thú đối với việc học để lĩnh hội kiến thức, hình thành các KNGT. Bên cạnh đó, cần quan tâm đặc biệt trong quá trình dạy học đối với số HS ít quan tâm và không quan tâm đến KNGT.

2.4.1.2. Mức độ quan trọng của môn KNGT

Nhận thức của HS về KNGT còn thể hiện qua đánh giá của các em về vai trò (hay mức độ quan trọng) của KNGT trong nhà trƣờng và trong phỏng vấn xin việc.

Kết quả khảo sát với Câu 2:Mức độ quan trọng của KNGT trong nhà trường và trong phỏng vấn xin việc, đƣợc thể hiệnở Bảng 2.2: Ý kiến của HS về vai trò KNGT.

Bảng 2.2: Ý kiến của HS về vai trò KNGT

Mức độ quan trọng Tần suất Tỷ lệ (%) Không quan trọng 1 0,77 Kém quan trọng 1 0,77 Quan trọng 36 27,69 Rất quan trọng 92 70,77 Tổng quan sát 130 100,00

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra học sinh trường Cao đẳng KT – KT Cần Thơ, 2016

* Nhận xét: Kết quả tổng hợp ở bảng 2.2 (Phụ lục 1) cho thấy, trong tổng số 130 HS đƣợc khảo sát, có 70,77% số lƣợng HS trong tổng số đƣợc khảo sát nhận thức rằng KNGT rất quan trọng trong trƣờng học và trong phỏng vấn xin việc. Bên

49

cạnh đó, có 27, 69% số lƣợng HS nhận thức rằng KNGT là quan trọng. Ngoài ra, ngƣời nghiên cứu đặc biệt quan tâm là có 1,54 % (2 HS) cho ý kiến về vai trò KNGT là kém quan trọng và không quan trọng. Nhìn chung, HS nhận thức khá tốt về vai trò của KNGT trong nhà trƣờng và trong phỏng vấn xin việc.

Theo ngƣời nghiên cứu, đây là thuận lợi rất lớn cho việc tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT cho HS và có chú ý đến số HS chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của KNGT trong nhà trƣờng và trong phỏng vấn xin việc.

2.4.1.3. Đánh giá của HS về tự thực hiện việc rèn luyện KNGT

Kết quả khảo sát với Câu 3: Bản thân em có tự thực hiện việc rèn luyện KNGT,

đƣợc thể hiện ở Bảng 2.3 hình 2.3

Bảng 2.3: Mức độ tự rèn luyện KNGT của HS

Mức độ rèn luyện Tần suất Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn không thực hiện 0 0,00

Thực hiện rất ít 13 10,00

Có thực hiện 93 71,54

Thƣờng xuyên rèn luyện 24 18,46

Tổng quan sát 130 100,00

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra học sinh trường Cao đẳng KT – KT Cần Thơ, 2016

Hình 2.3Biểu đồmức độ tự rèn luyện KNGT của HS

10%

72% 18%

Mức độ tự rèn luyện KNGT của HS

50

* Nhận xét:Kết quả tổng hợp ở Bảng 2.3 cho thấy đa số HS có tự rèn luyện KNGT trong quá trình học tập. Tuy nhiên, số HS thƣờng xuyên tự rèn luyện KNGT chỉ chiếm 18,46%.Số còn lại tự nhận là có thực hiện hoặc thực hiện rất ít trong quá trình học tập.

Theo ngƣời nghiên cứu, quá trình dạy học chỉ thật sự đạt hiệu quả tốt khi tác động giáo dục của GV đƣợc chuyển hóa thành quá trình tự giáo dục trong mỗi HS nhằm đạt mục tiêu của môn học là hình thành KNGT của HS trong cuộc sống và trong công việc. Thực trạng khảo sát nội dung này đòi hỏi quá trình tổ chức dạy học môn KNGT cần quan tâm giáo dục ý thức tự rèn luyện của HS.

2.4.1.4. Đánh giá hiểu biết của HS về việc vận dụng KNGT trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc:

Nội dung khảo sát với Câu 4: Đánh giá hiểu biết của HS về việc vận dụng KNGT trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc, theo 4 mức độ:

1. Hoàn toàn không biết 2. Biết chút ít 3. Biết nhiều 4. Biết rất nhiều

Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Bảng 2.4 nhƣ sau:

Bảng 2.4: Mức độ hiểu biết của HS về việc vận dụng KNGT trong việc tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

TT Nội dung Mức độ

1 2 3 4

1 Những điều cần biết khi xin việc 6 75 44 5 2 Những điều cần chuẩn bị khi đƣợc gọi phỏng vần 10 68 40 12 3 Những kỹ năng mềm giúp em tìm đƣợc việc 16 63 37 14 4 Những kỹ năng tìm việc bằng công cụ tìm kiếm 9 48 51 22 5 Những kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc 16 73 37 7 6 Giao tiếp với cấp trên 11 65 43 11 7 Giao tiếp với đồng nghiệp 2 46 68 14 8 Giao tiếp với khách hàng 5 57 53 15 9 Nguyên tắc giao tiếp tại cơ quan làm việc 10 61 39 20

51 * Nhận xét:

Qua bảng số liệu 2.4, ta thấy hầu hết các KNGT đƣợc HS đánh giá ở mức 2 và 3, tức là biết chút ít và biết nhiều (dao động từ 35,38% đến 52,31% trên tổng số quan sát). Trong 09 kỹ năng đƣợc khảo sát, kỹ năng “Những điều cần biết khi xin việc”đƣợc HS đánh giá ở mức độ hiểu biết khá tốt, với tỷ lệ trả lời ở mức 2 và 3 đạt 91,54%. Tiếp theo là KNGT với đồng nghiệp, chiếm tỷ lệ 87,69%. Tƣơng tự, đối với các kỹ năng “Trả lời phỏng vấn khi xin việc”, “Giao tiếp với khách hàng”, “Những điều cần chuẩn bị khi đƣợc gọi phỏng vấn”, “Giao tiếp với cấp trên”, “Những kỹ năng mềm giúp em tìm đƣợc việc”, các kỹ năng này đƣợc HS đánh giá khá tốt, với tỷ lệ từ 76,92% đến 84,62%. Đối với 02 kỹ năng còn lại “Những kỹ năng tìm việc bằng công cụ tìm kiếm” và “Nguyên tắc giao tiếp tại cơ quan làm việc”, mặc dù HS đánh giá ở mức 2 và 3 khá thấp, với tỷ lệ 43,48%. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá ở mức 4 (biết rất nhiều) lại chiếm tỷ lệ cao hơn đối với các kỹ năng khác. Nhìn chung, mức độ hiểu biết của HS về việc vận dụng KNGT trong việc tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc khá tốt. Tuy nhiên, GV cần truyền đạt tốt hơn nữa cho HS về “Những kỹ năng mềm giúp em tìm đƣợc việc” và “Những kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc”. Đây là hai kỹ năng cơ bản góp phần giúp cho HS thành công khi xin việc.

2.4.1.5. Thực trạng về nội dung dạy học môn KNGT

Để tìm hiểu sâu về từng nội dung của môn KNGT, đề tài sử dụng Câu 5 trong phiếu trƣng cầu ý kiến của HS. Trong Câu 5 gồm 4 phần: Phần I: Khảo sát về thực trạng mức độ biểu hiện Kỹ năng làm quen, Phần II: Khảo sát về thực trạng mức độ biểu hiện Kỹ năng lắng nghe, Phần III: Khảo sát về thực trạng mức độ biểu hiện Kỹ năng thuyết trình, Phần IV: Khảo sát về thực trạng mức độ biểu hiện Kỹ năng giải quyết xung đột.

Kết quả khảo sát từng phần đƣợc thể hiện ở Bảng 2.5A: Thực trạng về kỹ năng làm quen của HS, Bảng 2.5B: Thực trạng về kỹ năng lắng nghe của HS, Bảng 2.5C:Thực trạng về kỹ năng thuyết trình của HS, Bảng 2.5D: Thực trạng về kỹ năng giải quyết xung đột của HS.

52

Dƣới đây, chúng ta sẽ phân tích, nhận xét từng kỹ năng cụ thể:

+ Kỹ năng làm quen:Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Bảng 2.5A: Thực trạng về kỹ năng làm quencủa HS, nhƣ sau:

Bảng 2.5A: Thực trạng về kỹ năng làm quen của HS

Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn

Bắt tay, tự giới thiệu về mình 2,68 1,11

Gây thiện cảm khi xã giao 3,43 1,08

Chú ý lắng nghe họ 3,99 0,94

Tạo niềm tin bằng thái độ cầu thị 2,90 1,20

Tránh tranh luận với họ 3,25 1,31

Ghi chú: 1. Không bao giờ; 2. Đôi khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra học sinh trường Cao đẳng KT – KT Cần Thơ, 2016

*Nhận xét:

Thực trạng về kỹ năng làm quen của HS đƣợc đánh giá dựa trên 5 nội dung mô tả ở Bảng 2.5A. Kết quả phân tích cho thấy, nội dung “Chú ý lắng nghe họ” đạt mức điểm trung bình cao nhất (3,99), với độ lệch chuẩn rất nhỏ (0,94), điều đó chứng tỏ kỹ năng này đƣợc HS đánh giá với các mức khá cao và tập trung khá nhiều ở mức 4 đến 5. Kế đến là nội dung “Gây thiện cảm khi xã giao” với mức điểm trung bình là 3,43 và độ lệch chuẩn cũng khá nhỏ (1,08), điều đó cho thấy, kỹ năng này cũng khá thƣờng xuyên và đƣợc HS đánh giá tập trung ở các mức 3 đến 5. Bên cạnh đó, nội dung “Tránh tranh luận với họ” cũng là kỹ năng đƣợc đánh giá ở mức trung bình khá, với mức trung bình là 3,25 và độ lệch chuẩn là 1,31. Nội dung đƣợc đánh giá thấp nhất là “Bắt tay, tự giới thiệu về mình”, với mức điểm trung bình là 2,68 và độ lệch chuẩn là 1,11, kết quả này cho thấy HS chỉ thỉnh thoảng bắt tay, tự giới thiệu về mình khi giao tiếp với ngƣời khác.

Nhƣ vậy, các kỹ năng làm quen của HS đƣợc đánh giá khá cao với giá trị trung bình của mỗi nội dung đều trên mức trung bình.

+Kỹ năng lắng nghe:Bên cạnh kỹ năng làm quen thì kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng quan trọng giúp cho HS giao tiếp tốt hơn.

53

Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Bảng 2.5B:Thực trạng về kỹ năng lắng nghe của HS, nhƣ sau:

Bảng 2.5B: Thực trạng về kỹ năng lắng nghe của HS

Nội dung Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Nhìn ngƣời nói và cơ thể hƣớng về phía ngƣời nói 3,72 1,08 Ngồi nghe với tƣ thế tự nhiên, thoải mái, không gò bó 3,82 0,97 Tập trung mọi sự chú ý vào ngƣời nói và cố gắng hiểu họ 3,88 0,96

Tỏ ra am hiểu vấn đề của ngƣời nói 2,96 1,18

Thỉnh thoảng đặt câu hỏi 3,06 0,91

Làm việc riêng 2,22 1,17

Nhớ những thông tin cần thiết 3,29 1,06

Ghi lại những thông tin cơ bản, cần thiết 3,31 1,09

Ghi chú: 1. Không bao giờ; 2. Đôi khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra học sinh trường Cao đẳng KT – KT Cần Thơ, 2016

*Nhận xét:

Kỹ năng lắng nghe của HS đƣợc đánh giá thông qua 8 nội dung ở Bảng 2.5B.Kết quả phân tích cho thấy, đa số các kỹ năng đƣợc đánh giá ở mức khá thƣởng xuyên. Cụ thể, có 3/8 nội dung đƣợc đánh giá cao nhất: nội dung “Tập trung mọi sự chú ý vào người nói và cố gắng hiểu họ” có mức trung bình cao nhất là 3,88, kế đến là nội dung “Ngồi nghe với tư thế tự nhiên, thoải mái, không gò bó” với mức trung bình là 3,82 và nội dung “Nhìn người nói và cơ thể hướng về phía người nói” có mức đánh giá trung bình là 3,72. Bên cạnh đó, có 3 nội dung đƣợc đánh giá thấp hơn là “Thỉnh thoảng đặt câu hỏi” với mức đánh giá trung bình là 3,06; nội dung “Tỏ ra am hiểu vấn đề của người nói” với mức đánh giá trung bình là 2,96 và nội dung đƣợc HS đánh giá thấp nhất là “Làm việc riêng” với mức trung bình là 2,22. Bên cạnh đó, các giá trị độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn giá trị trung bình, điều đó cho thấy mức điểm đánh giá khá tập trung.

+Kỹ năng thuyết trình:Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Bảng 2.5C:Thực trạng về kỹ năng thuyết trình của HS, nhƣ sau:

54

Bảng 2.5C: Thực trạng về kỹ năng thuyết trình của HS

Nội dung Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Tìm hiểu ngƣời nghe 3,20 1,07

Xác định mục đích, nội dung, hình thức… trình bày 3,42 1,07 Đi thẳng vào vấn đề chính, không lan man, dài dòng 3,42 1,05

Trình bày nội dung logic, mạch lạc 3,57 0,91

Nói to, rõ ràng đủ để ngƣời ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy 3,63 0,96 Trình bày vấn đề một cách sinh động, biểu cảm 3,43 0,97

Bao quát tất cả những ngƣời có mặt 3,12 1,04

Chọn vị trí đứng thích hợp 3,47 0,99

Chuẩn bị trƣớc các câu hỏi sẽ hỏi hoặc đƣợc hỏi 3,41 1,11

Tóm tắt lại ý chính trƣớc khi kết thúc 3,59 1,06

Ghi chú: 1. Không bao giờ; 2. Đôi khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra học sinh trường Cao đẳng KT – KT Cần Thơ, 2016

*Nhận xét:

Kỹ năng thuyết trình của HS đƣợc đánh giá thông qua 10 nội dung. Kết quả phân tích ở Bảng 2.5C cho thấy, hầu hết các nội dung đƣợc đánh giá khá tốt, giá trị trung bình từ 3,12 đến 3,63. Trong đó, nội dung có mức điểm đánh giá thấp nhất là “Bao quát tất cả những người có mặt” với mức điểm trung bình là 3,12 và nội dung đƣợc đánh giá cao nhất là “Nói to, rõ ràng đủ để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy” với mức điểm trung bình là 3,63. Các nội dung còn lại đƣợc đánh giá khá tốt. Ngoài ra, giá trị độ lệch chuẩn ở tất cả các nội dung đều khá nhỏ và nhỏ hơn giá trị trung bình, do đó, các mức điểm đánh giá khá tập trung.

Qua kết quả phân tích, thực trạng về kỹ năng thuyết trình đƣợc đánh giá là tƣơng đối tốt với mức sai số thấp.Ngoài ra, trong những trƣờng hợp xảy ra mâu thuẫn, xung đột thì hiệu quả giao tiếp có hiệu quả phụ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề của HS.Để đánh giá chi tiết hơn về KN giải quyết xung đột của HS.

+Kỹ năng giải quyết xung đột:

Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Bảng 2.5D:Thực trạng về kỹ năng giải quyết xung đột của HS, nhƣ sau:

55

Bảng 2.5D: Thực trạng về kỹ năng giải quyết xung đột của HS

Nội dung Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Chủ động phân tích điểm tốt và chƣa tốt với đối phƣơng 3,17 1,09

Tạo mối quan hệ chia sẻ, hợp tác 3,66 1,03

Lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối phƣơng 3,80 0,97 Tìm cách trao đổi với đối phƣơng qua các phƣơng tiện khác nhau 3,47 1,10 Bình tĩnh, xác định trọng tâm cần giải quyết 3,64 0,92 Phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau cho đối phƣơng hiểu 3,51 0,95 Xem xét, đánh giá hiệu quả của vấn đề đã đƣợc giải quyết và

không đƣợc giải quyết 3,47 0,97

Ghi chú: 1. Không bao giờ; 2. Đôi khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra học sinh trường Cao đẳng KT – KT Cần Thơ, 2016

*Nhận xét:

Kỹ năng giải quyết xung đột của HS đƣợc đánh giá thông qua 7 nội dung ở

Bảng 2.5D. Kết quả cho thấy, HS đánh giá các nội dung của kỹ năng này khá cao, giá trị trung bình đạt từ 3,17 đến 3,80. Trong đó, nội dung đƣợc đánh giá thấp nhất là “Chủ động phân tích điểm tốt và chưa tốt với đối phương” với mức điểm trung bình là 3,17 và nội dung đƣợc đánh giá cao nhất là “Lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối phương” với mức điểm trung bình là 3,80. Nhìn chung, các nội dung này xảy ra khá thƣờng xuyên đối với HS khi trình bày giao tiếp trong học tập và vui chơi. Do đó, các nội dung này hầu nhƣ đƣợc đánh giá khá cao, nghĩa là kỹ năng giải quyết xung đột của HS diễn ra khá thƣờng xuyên.

Có thể dùng Hình 2.5 bên dƣới mô tả chung về biểu hiện các KNGT của HS. Kết quả cho thấy, KN giải quyết xung đột đƣợc đánh giá cao nhất, với mức điểm trung bình là 3,53. Vì đối với lứa tuổi HS TCCN xung đột có thể xảy ra khá thƣờng xuyên, HS đánh giá KN này với mức thƣờng xuyên hơn so với các KN khác.Bên

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)