Các PPDHtích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 31 - 38)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4.1. Các PPDHtích cực

1.4.1.1. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chƣa có quy luật cũng nhƣ những tri thức, kỹ năng sẳn có chƣa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vƣợt qua.

22

Trong dạy học giải quyết vấn đề, ngƣời học đƣợc đặt vào một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp ngƣời học lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp nhận thức, đặc biệt nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tƣ duy sáng tạo của ngƣời học.[9, tr.109-112]

Quy trình của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề[8]

* Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: Tạo tình huống có vấn đề; phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; và phát biểu vấn đề cần giải quyết.

* Giải quyết vấn đề đặt ra: Đề xuất các giả thuyết; lập kế hoạch giải quyết vấn đề; và thực hiện kế hoạch.

* Kết luận: Thảo luận kết quả và đánh giá; khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; phát biểu kết luận; và đề xuất vấn đề mới.

Cách tiến hành dạy học nêu và giải quyết vấn đề

* Chọn nội dung phù hợp: GV cần căn cứ vào đặc điểm của phƣơng pháp, dựa vào nội dung cụ thể để áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề cho phù hợp.

*Thiết kế kế hoạch bài học

Sau khi chọn đƣợc nội dung phù hợp, GV thiết kế kế hoạch bài học, tổ chức các hoạt động dạy học sao cho phù hợp phát huy đƣợc tính hiệu quả của phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề.

Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo 3 bước

* Bƣớc 1: Phát hiện vấn đề

Tùy theo nội dung bài học và đối tƣợng HS, GV có thể tạo cơ hội để HS tham gia phát hiện tình huống có vấn đề (xây dựng bài toán nhận thức), phát biểu và nhận dạng vấn đề nảy sinh và nêu vấn đề cần giải quyết cho phù hợp.

Câu hỏi nêu vấn đề cần phải: Chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đòi hỏi học sinh phải tƣ duy, huy động và vận dụng các kiến thức đã có.

* Bƣớc 2: Giải quyết vấn đề

Sau khi phát hiện và nêu vấn đề cần giải quyết, cần tổ chức hƣớng dẫn để HS giải quyết vấn đề nhƣ sau:Đề xuất các giả thuyết; Lập kế hoạch giải quyết vấn

23

đề; Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. HS tiến hành thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề xuất có sự hỗ trợ của GV.

* Bƣớc 3: Kết luận vấn đề

Từ kết quả kiểm chứng các giả thuyết đã nêu, HS thảo luận, phân tích, đánh giá các kết quả thu đƣợc, khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu, tìm đƣợc giả thuyết đúng trong các giả thuyết.Phát biểu kết luận, rút ra vấn đề mới về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Ƣu điểm và hạn chế của PP nêu và giải quyết vấn đề

* Ƣu diểm: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó kiến thức đƣợc hình thành ở HS một cách sâu sắc, vững chắc.Nhƣng quan trọng hơn là HS biết cách chủ động chiếm lĩnh kiến thức và đánh giá đƣợc kết quả học tập của bản thân và của ngƣời khác.

* Hạn chế: GV phải đầu tƣ nhiều thời gian, HS cần có thói quen và khả năng tự học và học tập tự giác tích cực thì mới đạt hiệu quả cao.

1.4.1.2. Phương pháp dạy học hợp tác (thảo luận nhóm)

Khái niệm

Theo David W Johnson và Roger Johnson [46], “hợp tác là làm việc cùng nhau để đạt những mục tiêu chung. Trong quá trình hợp tác, các cá nhân tìm kiếm những kết quả.Những kết quả này không chỉ có ích cho mỗi cá nhân mà còn có ích cho các thành viên khác trong nhóm. Dạy học hợp tác còn đƣợc gọi bằng những tên gọi khác nhau nhƣ dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm…tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phƣơng pháp làm việc khác nhau đƣợc sử dụng nhằm nhấn mạnh vai trò chủ thể của HS trong dạy học”.

Theo tác giả Nguyễn Thành Kính [28] dạy học hợp tác đƣợc hiểu theo hƣớng học tập hợp tác, trong đó GV tổ chức cho HS học tập với nhau, mục đích, nội dung học tập, mô hình tổ chức dạy học đƣợc tiến hành dựa trên đặc điểm, nguyên tắc của học tập hợp tác.

Trong dạy học nhóm, HS của một lớp đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên

24

cơ sở phân công và hợp tác làm việc.Kết quả làm việc của nhóm sau đó đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc toàn lớp.[9]

Số lƣợng HS trong một nhóm thƣờng khoảng 4-6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần của một chủ đề chung.

Quy trình thực hiện dạy học hợp tác

GV cần căn cứ vào đặc điểm dạy học hợp tác để lựa chọn nội dung cho phù hợp. Xuất phát từ mục tiêu, nội dung của bài học, GV cần thiết kế các hoạt động dạy học trong đó xác định hoạt động nào cần tổ chức họat động theo nhóm. Sau đó xác định rõ tiêu chí thành lập nhóm. Các bƣớc cần thiết là:

Xác định phƣơng pháp dạy học chủ yếu: cần kết hợp với PPDH, kỹ thuật dạy học khác nhƣ PP nêu và giải quyết vấn đề, kỹ thuật khăn trải bàn…; Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: đảm bảo phù hợp để tạo điều kiện cho mỗi nhóm HS hoạt động; Thiết kế hoạt động của GV và HS một cách cụ thể. Thiết kế các phiếu giao việc để tạo điều kiện HS có thể dễ dàng hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân hoặc của cả nhóm.Chú ý xác định thời gian phù hợp. Thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá: GV cần dự kiến cách thức tổ chức đánh giá kết quả họat động của nhóm qua việc đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố chung hoặc dƣới hình thức trò chơi học tập theo nhóm, khuyến khích học sinh tích cực và thoải mái tham gia nhƣng cần chú ý đến thời gian.

Tổ chức dạy học hợp tác

Sử dụng PP dạy học hợp tác, GV cần thực hiện 5 bƣớc sau:

Bƣớc 1: GV nêu nhiệm vụ học tập hoặc nêu vấn đề cần tìm hiểu và phƣơng pháp học tập cho toàn lớp.

Bƣớc 2: Phân công nhóm học tập và bố trí vị trí hoạt động của nhóm phù hợp theo thiết kế: Nhóm trƣởng, thƣ ký và thành viên. Tùy theo nhiệm vụ có thể có cách tổ chức khác nhau: cặp hai HS, nhóm 3 HS hoặc nhóm đông hơn 4-8 HS…

25

GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhƣ hƣớng dẫn ở bƣớc 1, GV hƣớng dẫn hoạt động của nhóm.Thời gian thảo luận từ 10 đến 20 phút tùy thuộc vào nội dung. GV theo dõi, điều khiển, hƣớng dẫn, hỗ trợ các nhóm.

Bƣớc 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.

Đại diện các nhóm có thể trình bày nói, viết hoặc các hình thức khác tùy thuộc vào nội dung và thời gian cho phép. Trong trƣờng hợp cùng thảo luận một nội dung, có thể yêu cầu một nhóm đại diện trình bày kết quả, còn các nhóm khác bổ sung.

Bƣớc 5: Đánh giá và tổng kết. Sau khi các nhóm nhận xét, HS phản hồi, GV chốt lại kiến thức cơ bản, bổ sung những nội dung còn thiếu, phân tích kết quả, tránh tình trạng GV giảng lại toàn bộ các vấn đề HS đã trình bày làm mất thời gian.

Ƣu điểm và hạn chế của PPDH hợp tác

Ƣu diểm: Tăng cƣờng sự tham gia tích cực của HS. HS đƣợc chủ động tham gia, đƣợc bày tỏ ý kiến quan điểm, đƣợc tôn trọng.Đặc biệt là trong học tập hợp tác HS đƣợc thay đổi vai trò làm trƣởng nhóm nên HS có thể phát triển năng lực lãnh đạo tổ chức.

Hạn chế: do không gian lớp học nhƣ lớp đông, phòng nhỏ nên khó tổ chức hoạt động nhóm, mất thời gian thảo luận và một số HS tính tự giác chƣa cao.

1.4.1.3. Phương pháp dạy học theo tình huống

Trong dạy học theo tình huống, việc dạy học đƣợc tổ chức theo những chủ đề gắn với các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập đƣợc tổ chức trong một môi trƣờng học tập tạo điều kiện kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã hội của việc học tập. Phƣơng pháp theo tình huống sử dụng kinh nghiệm và những suy luận của học viên rút ra sau khi tham gia vào tình huống để kiến tạo nên các kỹ năng làm việc thực tế. Do đó, những tri thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ mà HS thu nhận đƣợc trở thành của chính họ, do họ tự nhận thức, không bị áp đặt bởi GV.[9, tr. 113]

Phƣơng pháp này góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo, hứng thú của HS; Cung cấp kinh nghiệm, cách nhìn và giải pháp mới cho GV; Ngoài ra, dạy học bằng phƣơng pháp tình huống cũng tạo cơ hội cho HS phát triển toàn diện các kỹ năng nhƣ: Phân tích để xác định vấn đề; xây dựng và viết tình huống; thu thập và xử

26

lý thông tin; giao tiếp và làm việc theo nhóm; trình bày vấn đề/quan điểm trƣớc tập thể; tranh luận, đƣa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến; kỹ năng tƣ duy phê phán, phản biện; kỹ năng so sánh, đánh giá các phƣơng án.

Mặt khác, việc sử dụng phƣơng pháp này trong dạy học cũng tạo ra những thách thức lớn cho cả ngƣời dạy và ngƣời học nhƣ: GV cần nhiều thời gian chuẩn bị, xây dựng tình huống, giám sát chặt chẽ ngƣời học,....; Phƣơng pháp dạy học theo tình huồng đòi hỏi tính tích cực, năng động sáng tạo, khả năng tƣ duy độc lập ở ngƣời học.Để giải quyết tình huống, trƣớc hết HS tiếp cận với tình huống. HS thu thập thông tin liên quan tới tình huống. Sau khi nghiên cứu và phân tích tình huống, HS lựa chọn và đƣa ra quyết định.Sau khi giải quyết tình huống, HS đánh giá kết quả và điều chỉnh lại kết quả giải quyết các tình huống.

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình giải quyết tình huống

1.4.1.4. Phương pháp đóng vai

Đóng vai là một phƣơng pháp dạy học trong đó ngƣời học thực hiện những tình huống hành động đƣợc mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn và

27

thƣờng có tính chất trò chơi. Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân ngƣời học và thông qua thông tin phản hồi từ ngƣời quan sát. Có nhiều hình thức trò chơi dạy học nhƣ trò chơi tự do, trò chơi đóng vai, trò chơi lập kế hoạch, biểu diễn kịch…Nhƣ vậy PP đóng vai liên quan đến khái niệm mô phỏng và trò chơi. Đặc điểm của các trò chơi mô phỏng là: vừa chơi vừa học, nếu GV không chuẩn bị cẩn thận, không làm nổi bật đƣợc ý định của GV hoặc vở kịch chỉ liên quan đến một số HS trong lớp, thì các HS khác có thể cảm thấy buồn chán. Vì vậy, sử dụng phƣơng pháp này đòi hỏi GV phải có kỹ năng để tạo tình huống phù hợp với mục đích và sử dụng tình huống để phân tích cho nội dung bài học.[9, tr. 141, 142]

Sử dụng phƣơng pháp này cần tiến hành theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1:Giai đoạn chuẩn bị

GV xác định đề tài để chuẩn bị nội dung vở kịch, vai diễn và lựa chọn ngƣời đóng, dụng cụ để đạt đƣợc mục tiêu đƣa ra. Nội dung vở kịch phải phù hợp với mục đích, nội dung cần chuyển tải. Vở diễn nên sử dụng các nhân vật, sự kiện, tình tiết và diễn biến thực.

Bƣớc 2:Giai đoạn tiếp nhận

GV đƣa vở diễn, giải thích cụ thể về nhiệm vụ của các vai và giới hạn thời gian thực hiện.

Bƣớc 3:Giai đoạn tƣơng tác (giai đoạn chơi)

Số lƣợng HS trong nhóm nên phù hợp với số vai diễn trong vở kịch để đảm bảo rằng tất cả các HS đều có cơ hội tham gia (trừ những ngƣời không thích).Ngƣời chơi tự nhập vào vai của mình. Đối với những ngƣời không trực tiếp tham gia, thì có vai trò là những ngƣời quan sát theo dõi vở diễn để đƣa ra nhận xét. Cần quan tâm đến các tiêu chí khác nhƣ giới, tuổi tác.

Các nhóm có thể lần lƣợt biểu diễn vở kịch theo thứ tự bốc thăm hoặc xung phong. Lƣu ý trong khi các nhóm biểu diễn thì GV phải quan sát, ghi chép để nhận xét.

Bƣớc 4:Giai đoạn đánh giá kết quả

Ở giai đoạn này GV có thể tổ chức thảo luận nhóm và nhận xét về vai diễn, nội dung, bài học kinh nghiệm.Sau đó sử dụng tình huống để trao đổi về nội

28

dung.GV tránh phân tích các vở kịch và diễn xuất của HS để đánh giá khả năng của các nhóm vì nhƣ vậy có thể mất thời gian mà không đi đúng hƣớng đề ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)