Những dấu hiệu đặc trƣng của dạyhọc tích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 26 - 31)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.2.Những dấu hiệu đặc trƣng của dạyhọc tích cực

1.3.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trong phƣơng pháp dạy học tích cực, ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chƣa rõ, không thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc GV sắp đặt. Đƣợc đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, ngƣời học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm đƣợc kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm đƣợc phƣơng pháp "làm ra" kiến thức, kỹ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, đƣợc bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.[8]

Dạy theo cách này GV không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hƣớng dẫn hành động. Chƣơng trình dạy học phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chƣơng trình hành động của cộng đồng.

1.3.2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Trong các PP học, cốt lõi là phƣơng pháp tự học. Nếu rèn luyện cho ngƣời học có đƣợc phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học tập sẽ đƣợc nhân lên gấp

17

bội. Vì vậy, ngày nay ngƣời ta nhấn mạnh hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.

1.3.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

Trong một lớp học, khi trình độ kiến thức, tƣ duy của HS không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phƣơng pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cƣờng độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học đƣợc thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phƣơng pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phƣơng tiện công nghệ thông tin trong nhà trƣờng sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều đƣợc hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân.Lớp học là môi trƣờng giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đƣờng chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới.

1.3.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Theo hƣớng phát triển các phƣơng pháp tích cực để đào tạo những con ngƣời năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Vì thế GV nên chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập… chú trọng kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức, sau đó rút kinh nghiệm, tìm đƣợc nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

1.3.3. Phƣơng pháp dạy học tích cực

1.3.3.1.Sự khác biệt giữa dạy học thụ động và dạy học tích cực

Dạy học thụ động tức dạy học tập trung vào GV quan tâm đến việc GV dạy gì?và dạy nhƣ thế nào? ít chú ý đến việc tiếp thu nội dung kiến thức của ngƣời học,

18

Dạy học tích cực tức dạy học tập trung vào HS quan tâm đến việc HS học nhƣ thế nào? GV cần tổ chức hoạt động dạy nhƣ thế nào?để tăng cƣờng sự tham gia tích cực của HS, đạt đƣợc mục tiêu bài học.[8,tr. 35-37]

Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa dạy học thụ động và dạy học tích cƣ̣c

Dạy và học tập trung vào giáo viên

(dạy học thụ động)

Dạy và học tập trung vào học sinh (dạy học tích cực)

1. Quan niệm về quá trình dạy

học

- Học là quá trình tiếp thu

lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Dạy là quá trình truyền đạt nội dung đã đƣợc quy định trong SGK.

- Học là quá trình HS tìm tòi, khám phá, HS tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất, dƣới sự hƣớng dẫn của GV.

- Dạy là quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt động nhận thức của HS để đạt mục tiêu dạy học.

2. Bản chất dạy học

- GV truyền thụ tri thức

- GV là trung tâm, đóng vai trò chủ động

- Quan tâm đến sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học tập bằng hoạt động nhận thức của HS.

- HS là trung tâm, GV tổ chức và điều khiển các hoạt động.

- Quan tâm đến quá trình học nhƣ thế nào, gắn việc học với nhu cầu, lợi ích ngƣời học.

3. Vai trò của GV và HS

- GV: nắm quyền lực tri thức. Truyền thụ tri thức, chứng minh chân lý kiến thức trong sách giáo khoa. - HS: Thụ động theo dõi, ghi nhớ, thừa hành, bắt chƣớc.

- GV: tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn, định hƣớng, kiểm tra hoạt động nhận thức, kết luận, chốt lại kiến thức.

- HS: Hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ học tập.

19

4. Mục tiêu dạy học

- Chuẩn bị cho HS vào đời và tiếp tục học lên.

- Chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS.

- Chuẩn bị cho HS sớm thích ứng với đời sống XH, hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng. - Chú trọng hình thành các năng lực nhận thức, năng lực tự học, các kỹ năng giải quyết vấn đề. - Tôn trọng lợi ích, nhu cầu, năng lực của HS. 5. Phƣơng pháp dạy học - Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Nhiều kiến thức đã học ít đƣợc dùng đến trong cuộc sống hàng ngày. - Chú trọng kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề. - Gắn vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS với tình huống thực tế.

6. Hình thức tổ chức dạy học

- Chú ý dạy học toàn lớp, GV đối diện với cả lớp. - Thƣờng cố định trong không gian của lớp học.

- Học cá nhân, đôi bạn, học theo nhóm.

- Địa điểm học tập cơ động, linh hoạt: ở lớp, phòng thí nghiệm, trong thực tế.

7. Đánh giá

- Thƣờng đánh giá theo nội dung dạy học, khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức là chính.

- Thƣờng đánh giá sau khi học hoặc sau quá trình dạy học một nội dung. GV đánh giá kết quả học tập của HS.

- Thƣờng đánh giá theo mục tiêu bài học, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực của ngƣời học.

- Thƣờng đánh giá ngay trong quá trình học. HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, đƣợc tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

20 - GV thƣờng đánh giá thông qua điểm số.

- GV đánh giá thƣờng xuyên nhằm điều chỉnh quá trình dạy học. GV hƣớng dẫn cho HS tự phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.

1.3.3.2. So sánh giáo án trong dạy và học thụ động và kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực

Giáo án hay kế hoạch bài học (lesson plan) đều là công việc chuẩn bị của ngƣời GV trƣớc khi đến lớp. Soạn giáo án là thuật ngữ đƣợc dùng trƣớc khi đổi mới PPDH. Cấu trúc của giáo án tuân thủ chặt chẽ theo 5 bƣớc lên lớp của GV.

Thiết kế kế hoạch bài học là thuật ngữ đƣợc sử dụng khi thực hiện đổi mới PPDH, là bảng thiết kế những hoạt động học tập mà HS cần phải thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu của bài học dƣới sự điều khiển, hƣớng dẫn và tổ chức của GV.

Bảng 1.2: So sánh giáo án trong dạy và học thụ động và kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực [8, tr.41]

Giáo án trong dạy và học thụ động

Kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực

1. Mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu nhiệm vụ, công việc cần làm của GV và HS.

- Mục tiêu bài học đƣợc xác định một cách chung chung căn cứ vào nội dung SGK.

- Các mục tiêu cần đạt của HS chƣa đƣợc lƣợng hoá, khó quan sát đƣợc và không “cân, đong, đo, đếm” đƣợc.

- Mục đích của bài học, HS cần đạt đƣợc về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong và sau khi học bài học.

- Mục tiêu của bài học đƣợc xác định căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ.

- Các mục tiêu đƣợc biểu đạt bằng các động từ hành động cụ thể, có thể lƣợng hoá và quan sát, “đo”, “đếm” đƣợc.

2. Chuẩn bị bài

- Liệt kê đồ dùng dạy học của GV. - Liệt kê đồ dùng dạy học cho GV, cho cá nhân và nhóm HS.

21

học - Hƣớng dẫn HS làm bài tập về nhà.

- Sử dụng các PPDH, các kỹ thuật dạy học thƣờng đơn điệu, chủ yếu là “đọc - chép”, thuyết trình. - Hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài - Sử dụng phối hợp các PP dạy học, các hình thức, các kỹ thuật dạy học tích cực khác nhau. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học

- Tập trung vào cách thức triển khai hoạt động dạy của GV, ít chú ý đến hoạt động của HS, nếu có thì thƣờng mang tính áp đặt.

- Tập trung vào cách thức tổ chức các hoạt động của HS. Với mỗi hoạt động chỉ rõ:

+ Tên hoạt động

+ Mục tiêu của hoạt động

+ Thời lƣợng thực hiện hoạt động + Cách tiến hành hoạt động, bao gồm cả dự kiến những khó khăn mà HS dễ gặp, những tình huống có thể nảy sinh và các phƣơng án giải quyết.

+ Kết luận của GV

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 26 - 31)