B. PHẦN NỘI DUNG
1.6.4. Năng lựccủa GV
Hoạt động của GV thể hiện ở tất cả các hình thức khác nhau, nhƣng nhìn chung năng lực của GV đƣợc biểu hiện thông qua một số năng lực điển hình là: Năng lực hiểu HS; năng lực tự học, tự bồi dƣỡng; năng lực thiết kế bài giảng; năng lực dạy học; năng lực ngôn ngữ, năng lực lời nói; năng lực giao tiếp; năng lực khéo léo ứng xử sƣ phạm; năng lực tổ chức. Các năng lực này đều phải đan xen, bổ sung cho nhau, trong đó năng lực giao tiếp là rất quan trọng vì giao tiếp là một thành phần cơ bản của hoạt động sƣ phạm. Không có giao tiếp thì hoạt động của GV và HS không thể diễn ra.Thông qua giao tiếp, GV đóng góp công sức của mình vào việc gắn giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình và xã hội, làm cho giáo dục cuộc sống cùng chiều với giáo dục nhà trƣờng tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đào tạo thế hệ trẻ. Nhƣ vậy, năng lực GV rất quan trọng, có tính quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục nói chung, giáo dục KNGT nói riêng.
1.6.5. Phương tiện dạy học
Trong dạy học cần phải đổi mới cách dạy, cách học sao cho HS tăng hứng thú, học tập thoải mái hơn, tiếp thu dễ đồng thời các em nắm chắc đƣợc kiến thức trọng tâm ngay tại lớp, vận dụng tốt vào thực tế. Do đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập thì vai trò của thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị, đồ dùng, các phần mềm hỗ trợ là rất quan trọng. Tùy theo PPDH nhƣ thế nào GV sẽ chọn những phƣơng tiện dạy học phù hợp.
Phƣơng tiện dạy học trong dạy học tích cực sẽ đƣợc sử dụng và lựa chọn tùy theo nội dung của bài học. HS đƣợc làm quen với các phƣơng tiện, thiết bị dạy học, các phần mềm tiên tiến giúp tăng cƣờng khả năng tƣ duy, quan sát đồng thời các em còn đƣợc tiếp cận với thiết bị kỹ thuật hiện đại nhƣ: đèn chiếu, máy vi tính, máy
38
projector, mạng internet... Hình thức tổ chức lớp học cũng phải linh hoạt dễ dàng di chuyển cho phù hợp với dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
1.6.6. Phương pháp đánh giá
Yếu tố cơ bản cuối cùng trong quá trình dạy học là đánh giá.Thực hiện mục tiêu giáo dục, hiện nay ngành giáo dục đang đặc biệt quan tâm đến đổi mới PPDH tích cực.Đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá. Nếu dạy theo PP mới, kiểm tra đánh giá theo cách cũ thì sớm muộn cũng trở về cách dạy cũ.
Nhƣ vậy, đánh giá trong giáo dục là sự xác định và phán xét những giá trị mà ngƣời học đã đạt đƣợc theo các mục tiêu của quá trình giáo dục. Mọi chƣơng trình đánh giá đều phải đƣơc thực hiện theo một cấu trúc nhất định gồm: đánh giá bằng các tiêu chuẩn bên ngoài, các tiêu chuẩn bên trong, đánh giá theo tiêu chuẩn và đánh giá theo tiêu chí.
Việc đánh giá học tập của HS do GV thực hiện để xác định và phán xét khả năng, thành quả học tập và xếp loại của HS. Đánh giá trong dạy học tích cực phải kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau, đánh giá tại nhiều thời điểm khác nhau và đƣợc kết hợp giữa đánh giá của GV và của HS. Hình thức đánh giá đa dạng, diễn ra liên tục trong quá trình học tập nhƣ: quan sát tự do, kiểm tra viết, kiểm tra miệng, Test – trắc nghiệm khách quan…
Có nhiều hệ thống khác nhau để nhà trƣờng xếp hạng HS nhƣ xếp hạng theo tỷ lệ phần trăm học vấn đạt đƣợc so với 100% yêu cầu của mục tiêu giáo dục; xếp hạng đạt - không đạt, nhƣng đƣợc áp dụng phổ biến nhất vẫn là hệ thống xếp hạng 5 bậc: Loại giỏi: Điểm 9,10; Loại khá: Điểm 7,8; Loại Trung bình: Điểm 5,6; Loại yếu: Điểm 3,4; Loại kém: Điểm 0,1,2.
39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nói đến phƣơng pháp dạy học là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của quá trình dạy học. Trong chƣơng này, đề tài tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
- Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về giáo dục KNGT, về tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT.
- Các khái niệm của đề tài về dạy học, tổ chức hoạt động dạy học,PPDH , PPDH tích cực, so sánh sự khác biệt giữa dạy học thụ động và dạy học tích cực, giữa giáo án trong dạy học thụ động với kế hoạch bài học trong dạy học tích cực.
- Qua phân tích, tổng hợp đề tài đã thể hiệnbản chất của hoạt động dạy, hoạt động học, những dấu hiệu đặc trƣng của dạy học tích cực.
- PPDH ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp cho HS, có rất nhiều PPDH tích cực, trong chƣơng 1 này đề tài đã phân tích PPDH nêu và giải quyết vấn đề, PPDH hợp tác, PP dạy học theo tình huống, PP đóng vai; 02 kỹ thuật đƣợc sử dụng trong đề tài là kỹ thuật khăn trải bàn và kỹ thuât “KWL”.
Hoạt động tổ chức dạy học môn KNGT với các PPDH đa dạng, đặc biệt là PPDH tích cực đƣợc xem là con đƣờng quan trọng nhất nhằm hình thành ở học sinh một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực hoạt động sáng tạo, nhân cách đƣợc hoàn thiện, hình thành ở học sinh các KNGT đáp ứng mục tiêu của môn học. Quá trình tổ chức hoạt động dạy học môn KNGTcũng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ: mục tiêu, nội dung dạy học môn KNGT, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh TCCN, năng lực của GV, phƣơng tiện dạy học và phƣơng pháp đánh giá của GV.Phân tích các khái niệm, cơ sở lý luận, PPDH tích cực đƣợc sử dụng trong dạy học môn KNGT cho học sinh TCCN, sẽ tạo cơ sở khoa học để nâng cao chất lƣợng dạy học môn KNGT, giúp học sinh tự tin khi giao tiếp, trong phỏng vấn xin việc, cung cấp thêm tƣ liệu cho các trƣờng TCCN, có tổ chức dạy học môn KNGT cho học sinh.
40
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT CẦN THƠ 2.1. Giới thiệu tổng quan về trƣờng Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ
Ngày 25/8/2004 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 4764/QĐ.BGD&ĐT.TCCB về việc thành lập trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ trên cơ sở nâng cấp trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tại số 9, Cách Mạng Tháng Tám, phƣờng An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, trực thuộc UBND TP Cần Thơ. Trƣờng có cơ sở đào tạo với tổng diện tích sử dụng 16,3 ha.
2.1.1.Chức năng, nhiệm vụ,cơ cấu tổ chức của trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ
2.1.1.1. Về chức năng
- Đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ kinh tế, kỹ thuật bậc TCCN, bậc cao đẳng, thực hiện chƣơng trình liên thông trong đào tạo giữa các bậc học của trƣờng và với các trƣờng cao đẳng, đại học khác ở trong và ngoài nƣớc.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho công tác đào tạo và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nƣớc.
2.1.1.2.Về nhiệm vụ
- Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có tri thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có phƣơng pháp làm việc khoa học thích ứng với cuộc sống xã hội.
- Tổ chức, triển khai nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
41
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ
Trƣờng có Ban giám hiệu: gồm 1 Hiệu trƣởng và 3 phó hiệu trƣởng.
Có 8 phòng chức năng gồm: Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lƣợng đào tạo, Phòng Công tác Chính trị - HSSV, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Hành chính –Tổ chức, Phòng Quản trị - Thiết bị, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Thanh tra - Pháp chế.
Có 8 khoa chuyên môn: Khoa Tài chính ngân hàng, Khoa Kế toán, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế Thủy sản, Khoa Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng, Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Khoa Giáo dục Chính trị - Pháp luật và Khoa Khoa học Cơ bản.
Có 3 trung tâm: Trung tâm Trợ giúp Kinh doanh, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.
Ngoài ra còn có các ban chỉ đạo, ban quản lý; các hội đồng tƣ vấn, tham mƣu dƣới sự lãnh đạo tập trung của Đảng ủy và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể, hội thuộc trƣờng.
2.1.2. Các yếu tố của quá trình đào tạo - Chƣơng trình đào tạo: - Chƣơng trình đào tạo:
Còn gọi là chƣơng trình khung; trong đó quy định: tổng số giờ giảng dạy; các môn học bắt buộc (tự chọn), các môn học chung, môn học cơ sở, môn chuyên ngành với số tiết cụ thể (lý thuyết, thực hành) cho một ngành đào tạo cụ thể.
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ:
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên trong nhà trƣờng với tổng số 201 CB-CN-VC, trong đó có 146 giảng viên/201 chiếm 72,6%; với 131 có trình độ sau đại học chiếm 89,7%; trong đó có 07 tiến sĩ, 23 nghiên cứu sinh chiếm 20,5%, 08 giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc và 03 nhà giáo ƣu tú.
- Cơ sở vật chất:
Trƣờng đã tập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học khá hoàn thiện, nhƣ:
42 - Hệ thống phòng học có sức chứa từ 40 đến 150 chỗ: 62 - Hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành thực tập: 05 - Phòng Lab + Mutimedia: 02 - Phòng máy tính: 04. - Bệnh xá thú y: 01. - Nhà lƣới ngành trồng trọt và thủy sản: 02 - Hội trƣờng lớn 500 chỗ;
- Thƣ viện điện tử trên 3.000 m2 trang bị 300 máy tính kết nối Internet và mạng Wifi, 10.000 đầu sách;
- Nhà thi đấu đa năng trên 3.220m2 phục vụ 08 môn thể thao phối hợp; - Ký túc xá gần 5.000 m2 gồm 4 tầng, 160 phòng đáp ứng trên 1.200 chỗ ở; - Trại thực nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với diện tích 8,22 ha.
2.1.3. Thực trạng về đào tạo của trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật CT
Quá trình đào tạo tại trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ đƣợc tính bằng năm học kéo dài 10 tháng, bắt đầu từ tháng 9 năm này và kết thúc vào tháng 6 năm sau.
2.1.3.1.Chương trình đào tạo
Trƣờng thực hiện đào tạo theo chƣơng trình khung đã đƣợc Bộ GDĐT ban hành qua Thông tƣ số 01/2012/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2012. Tùy theo ngành học tại mỗi bậc học, cơ sở đào tạo sẽ xây dựng chƣơng trình chi tiết dựa trên chƣơng trình khung của Bộ GDĐT qui định. Chƣơng trình chi tiết này là căn cứ để thủ trƣởng đơn vị phê duyệt giờ giảng kế hoạch hàng năm cho từng khoa (từng bộ môn) và mỗi giảng viên trong khoa thực hiện đào tạo.
2.1.3.2. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo đƣợc tính từ khi HSSV nhập học đến khi HSSV tốt nghiệp.Thời gian đào tạo tùy thuộc vào ngành đào tạo và bậc đào tạo.Bậc cao đẳng thời gian đào tạo là 3 năm, bậc trung cấp chuyên nghiệp là 2 năm hoặc 3 năm.
43
2.1.3.3 Qui mô đào tạo trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ
Trƣờng đã xây dựng hoàn thiện bộ chƣơng trình đào tạo các ngành, chuyên ngành ở trình độ trung cấp, cao đẳng khối ngành kinh tế, công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp.
Đào tạo bậc cao đẳng: Hiện nay trƣờng Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ thực hiện đào tạo bậc cao đẳng hệ chính quy cho cả SV-HS có hộ khẩu trong TPCT và những SV-HS không có hộ khẩu trong TPCT. Bậc cao đẳng có 10 ngành : Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Nuôi trồng thủy sản, Quản lý đất đai, Nông học và Chăn nuôi.
Đào tạo bậc trung cấp: Bậc trung cấp chuyên nghiệp có 12 ngành: Tài chính- Ngân hàng, Hạch toán kế toán, Quản trị doanh nghiệp, Tin học, Công nghệ chế biến, Nuôi trồng thủy sản, Quản lý đất đai, Khuyến nông, Trồng trọt- Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi-Thú y, Luật và Thống kê.
Với định hƣớng ổn định đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), dành nguồn lực đào tạo tăng dần bậc cao đẳng, trƣờng đã đào tạo đƣợc một số lƣợng lớn HSSV có chất lƣợng, tạo nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng phục vụ trên nhiều lĩnh vực. Các HSSV có kiến thức tốt để tiếp tục học liên thông lên bậc CĐ, ĐH với chuyên môn sâu rộng hơn, kỹ năng thành thạo tinh xảo hơn, góp phần hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nƣớc.
Trong nhiều năm liền trƣờng Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ hƣởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, toàn Đảng bộ và cán bộ, giảng viên trƣờng đều nhận thức sâu sắc các giá trị to lớn của tƣ tƣởng, không ngừng tu dƣỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện và nâng cao năng lực công tác để góp phần xây dựng và phát triển nhà trƣờng. Trong những năm qua, Đảng bộ trƣờng nhận đƣợc Cờ thi đua “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. Đặc biệt, trƣờng đã vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao Động hạng nhì do Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng theo Quyết định số 1366/QĐ-CTN ngày 07/9/2012.
44
2.2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT 2.2.1. Mục tiêu khảo sát 2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT của học sinh TCCN tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT theo PPDH tích cực.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng nhận thức, sự quan tâm của GV và HS về việc dạy học môn KNGT cho HS tại trƣờng.
Khảo sát thực trạng về dạy học nội dung 4 KNGT cho HS tại trƣờng (gồm kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng giải quyết xung đột) thông qua: giờ học, các hoạt động ngoại khóa phong phú và đa dạng, hoạt động đoàn thể…
Khảo sát thực trạng sử dụng các PPDH tích cực của GV.
Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, chƣơng trình học liệu, phƣơng tiện dạy học phục vụ cho dạy học môn KNGT.
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát
- 130 HS ở 4 lớp hệ TCCN tại trƣờng. - 08 GV dạy môn KNGT.
- 10 GVCN, giáo viên kiêm cán bộ Đoàn thanh niên đang giảng dạy tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
2.2.4. Địa bàn khảo sát
Tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
2.2.5. Phƣơng pháp khảo sát
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu trƣng cầu ý kiến, phiếu điều tra đối với HS. (Phụ lục 3, phụ lục 9, phụ lục 11).
45
- Phƣơng pháp quan sát: quan sát dự giờ giảng; quan sát hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS thông qua: Sinh hoạt lớp, hội diễn văn nghệ, thi thuyết trình, (phụ lục 6.1, phụ lục 6.2, phụ lục 7).
- Phƣơng pháp thống kê, xử lý các số liệu khảo sát, thực hiện các biểu bảng. -Phƣơng pháp khảo sát, thống kê các tài liệu, chƣơng trình, giáo trình, phƣơng tiện dạy học phục vụ cho dạy học môn KNGT.
2.3. Về nội dung kiến thức, chƣơng trình học 2.3.1. Đặc điểm nội dung chƣơng trình 2.3.1. Đặc điểm nội dung chƣơng trình
Căn cứ vào Chƣơng trình học phần Kỹ năng giao tiếp ban hành kèm theo Thông tƣ số66/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (phụ lục 12.1), Khoa Khoa học cơ bản trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã xây dựng nội dung chi tiết của học phần Kỹ năng giao tiếp (phụ lục 12.2). Ngƣời nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến các nội dung cơ bản liên