Khái quát chung về môn KNGT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 41)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.5.1. Khái quát chung về môn KNGT

Chƣơng trình môn Kỹ năng giao tiếp (Ban hành kèm theo Thông tư số 66 /2011 /TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đƣợc đƣa vào đào tạo từ năm 2012.

* Mô tả môn học:Căn cứ vào mục tiêu của môn hoc, nội dung chƣơng trình môn học đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:

Chƣơng 1: bao gồm những khái quát chung về giao tiếp và KNGT

Chƣơng 2: bao gồm một số KNGT nhƣ kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trƣớc đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp

Chƣơng 3: đề cập tới việc vận dụng KNGT trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

* Đặc điểm môn học:

KNGT là môn học về cuộc sống đời thƣờng diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta, về quan hệ ngƣời - ngƣời, về ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời. Vì vậy, học tập môn KNGT không chỉ là học tập qua sách vở mà còn phải học tập trong cuộc sống, thông qua cuộc sống. Nghĩa là cần phải chú ý quan sát lời nói, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, cách ứng xử, cách ăn mặc... của những ngƣời xung quanh và của bản thân học sinh (tự quan sát), phân tích, đánh giá, so sánh chúng với những gì tiếp thu đƣợc qua sách vở và tự rút ra cho mình những kết luận cần thiết.

32

Đâv cũng chính là một trong những điểu kiện cơ bản để học sinh có thể nhanh chóng tiến bộ và thành cỏng trong giao tiếp.

* Đặc điểm về hình thành KNGT ở học sinh:

Để hình thành đƣợc KNGT, việc học tập nghiên cứu môn học KNGT của học sinh cần đạt các yêu cầu sau

+Nắm đƣợc bản chất, các khía cạnh của quá trình giao tiếp: truyền thông, nhận thức và ảnh hƣởng tác động qua lại trong giao tiếp, đặc điểm của giao tiếp trong công tác văn phòng.

+Nắm đƣợc những nét riêng, những phong tục, tập quán của dân tộc cũngnhƣ những nguyên tắc, những thông lệ quốc tế trong giao tiếp, ứng xử.

+Nắm đƣợc những nguyên tắc, những lý luận cơ bản về giao tiếp.

+Tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là trong giờ học thực hànhđểhình thành các KNGT, đổng thời không ngừng trau dồi, rèn luyện KNGT cả trong đời sống thƣờng nhật để nâng chúng lên thành kỹ xảo, nghĩa là thống lĩnh nghệ thuật giao tiếp.

1.5.2.Tổ chức dạy học môn KNGT theo PPDH tích cực

- Hoạt động tổ chức dạy học môn KNGT với các PPDH đa dạng, đặc biệt là PPDH tích cực đƣợc xem là con đƣờng quan trọng nhất nhằm hình thành ở HS một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực hoạt động sáng tạo, nhân cách đƣợc hoàn thiện, hình thành ở HScác KNGT đáp ứng mục tiêu của môn học.

- Thông qua hoạt động dạy môn học KNGT theo PPDH tích cực, GV sẽ tạo điều kiện để phát triển tính tích cực, chủ động học tập của HS, giúp HStăng cƣờng trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên trong quá trình học tập; ngoài kiến thức học sinh còn đƣợc trang bị cả kỹ năng sống nói chung và KNGT nói riêng nhƣ: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trƣớc đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp, đây là những kỹ năng cần thiết cho HShiện nay.

33

- Xuất phát từ đặc điểm của môn học KNGT, đặc điểm hình thành KNGT ở HS, việc tổ chức dạy học môn KNGT không chỉ giới hạn ở dạy học trên lớp, mà còn thông qua:

+ Tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng nhƣ lao động sản xuất, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ. Thông qua các hoạt động này nhận thức và bản lĩnh của mỗi HScàng dần đƣợc hoàn thiện với cá tính và bản sắc riêng. Tham gia các hoạt động trên, sự hiểu biết về thế giới và cuộc sống xã hội đƣợc mở mang, kinh nghiệm hoạt động đƣợc tích luỹ, tính tích cực ở HS đƣợc hình thành, đây cũng là con đƣờng hình thành năng lực giao tiếp ở HS.

+ Hoạt động tập thể: đây là một hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà trƣờng. Thông qua hoạt động cùng nhau trong tập thể sẽ hình thành ở HStinh thần đoàn kết, tình thân ái, tính hợp tác cộng đồng là những phẩm chất quan trọng của nhân cách.

Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các HStác động lẫn nhau, mặt khác sự tác động của GV thông qua tập thểHS, đến tập thể HSsẽ tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng giáo dục, rèn lyện HSrất lớn.Tổ chức hoạt động tập thể là con đƣờng góp phần hình thành KNGT ở mỗi HS.

+Hoạt động tự giáo dục ở HS: mọi tác động giáo dục của GV, của tập thể thông qua các hoạt động khác nhau chỉ thực sự đạt hiệu quả tốt khi trở thành hoạt động tự giáo dục ở mỗi HS.

Tự tu dƣỡng là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập của thói quen hành vi, là bƣớc tiếp theo và quyết định kết quả đạt đƣợc của quá trình tổ chức dạy học môn KNGT là hình thành ở mỗi HSnăng lực giao tiếp. Tự giáo dục bắt đầu bằng việc xây dựng ý thức và quyết tâm học tập môn học KNGT, tiếp đó là tìm các biện pháp và quyết tâm thực hiện mục tiêu môn học là hình thành KNGT, thƣờng xuyên tự kiểm tra các kết quả và phƣơng thức, giải pháp thực hiện, tìm các giải pháp sáng tạo mới, xác định quyết tâm mới để hoàn thiện bản thân. Tự giáo dục là một công việc không đơn giản, đòi hỏi học sinh cần có nghị lực, ý chí và sự quyết tâm cao trong quá trình học tập, rèn luyện các KNGT. Để hoạt độngtự giáo dục KNGT của HSđạt

34

hiệu quả tốt, giáo viên cần kết hợp giáo dục để tạo nền tảng, định hƣớng cho HS,thƣờng xuyên động viên, tạo điều kiện cho HStrong quá trình tự giáo dục.

- Phƣơng pháp dạy học tích cực với bốn đặc trƣng cơ bản là: Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS; Dạy và học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học; Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Căn cứ vào đặc điểm của môn học KNGT, căn cứ vào mục tiêu của môn học là hình thành KNGT cho HS, liên hệ với những đặc trƣng cơ bản của PPDH tích cực, có thể thấy rằng PPDH tích cực hoàn toàn phù hợp cho việc tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT đạt hiệu quả tốt.

*Nhƣ vậy, hoạt động dạy học môn KNGT theo PPDH tích cực là tổng hợp việc thực hiện nội dung môn học, PPDH tích cực thông qua lập kế hoạch bài học theo từng nội dung, tổ chức các hình thức dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động, hoạt động tập thể và tự giáo dục của HSnhằm hình thành các KNGT ở HS.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động dạy học môn KNGT

1.6.1. Mục tiêu dạy họcmôn KNGT

* Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong môn KNGT, học sinh có khả năng đạt đƣợc các mục tiêu sau:

- Về kiến thức

+ Định nghĩa đƣợc khái niệm giao tiếp; xác định đƣợc vai trò của giao tiếp, các hình thức và phƣơng tiện giao tiếp; nêu đƣợc các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa của các nguyên tắc đó trong giao tiếp.

+ Định nghĩa đƣợc khái niệm KNGT và phân loại đƣợc các KNGT.

+ Trình bày đƣợc một số KNGT trong cuộc sống, cách thức giải quyết các xung đột khi gặp phải và khắc phục những trở ngại trong giao tiếp.

+ Xác định đƣợc các KNGT cơ bản trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

35

+ Thực hiện đƣợc một số KNGT: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trƣớc đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp.

+ Vận dụng đƣợc các KNGT trong gia đình, nhà trƣờng, xã hội, trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

- Về thái độ

Ngƣời học có thái độ giao tiếp đúng mực, luôn chủ động và tích cực rèn luyện KNGT trong cuộc sống.

1.6.2. Nội dung dạy học môn KNGT

Trong nội dung giáo dục TCCN, ngoài việc cung cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho ngƣời học thì việc trang bị những kiến thức về KNGT là rất quan trọng và mang tính cấp thiết. Một cá nhân không thể phát triển toàn diện và không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội nếu chỉ có “tay nghề” mà không có những KNGT.Đối với hệ TCCN thì môn KNGT đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy dựa vào Thông tƣ 66/2011/TT – BGDĐT ngày 30/12/2011. Trong đề tài này, sẽ nghiên cứu 4 KNGT dựa theo chƣơng trình học phần KNGT hệ TCCN; giáo trình KNGT của tác giả Chu Văn Đức, dùng cho hệ Trung cấp chuyên nghiệp [10]. Cụ thể: KN làm quen; KN lắng nghe; KN thuyết trình; và KN giải quyết xung đột,vận dụng KNGT trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

Việc thiết kế kế hoạch dạy học của giáo viên phải căn cứ vào nội dung môn học đã đƣợc qui định.

1.6.3. Đặc điểm tâm sinh lý của HS TCCN

Khi nói đến đặc điểm tâm sinh lý của HS, ngƣời ta thƣờng đề cập đến một số đặc trƣng cơ bản về sinh lý, tâm lý và mặt xã hội của nhóm tuổi này. Về mặt sinh lý, ở lứa tuổi từ 18 đến 23-25 tuổi, hình thể đã đƣợc hoàn chỉnh về cấu trúc và sự phối hợp các chức năng. Quan trọng hơn, chính ở lứa tuổi này, hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức trƣởng thành. Về mặt tâm lý, sự phát triển trí tuệ đƣợc đặc trƣng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất trong việc tƣ duy sâu sắc, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn, phức tạp hơn.

36

Nét đặc trƣng của lứa tuổi này là hình thành con đƣờng sống. Sự giao tiếp ở lứa tuổi thanh niên là một loại hoạt động đặc biệt, mà nội dung của nó là xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức đƣợc ngƣời khác và bản thân mình, đồng thời qua đó phát triển một số kỹ năng nhƣ kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tƣợng về nhân cách của bạn và của bản thân. Do đó, làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hƣớng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này. [44]

- Đặc điểm nhận thức của lứa tuổi HSSV

Việc tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đƣợc gắn liền với việc rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp. Các quá trình nhận thức nhƣ cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng, chú ý, trí nhớ...đã đƣơc phát triển với chất lƣợng mới. Tƣ duy của HS ở lứa tuổi này cũng khá phát triển, nhất là tƣ duy trừu tƣợng logic. Nhờ khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh đã giúp họ có khả năng nhận biết những gì là chủ yếu, thứ yếu ở các vấn đề đang đƣợc họ quan tâm. Càng về cuối lứa tuổi HSSV, tính độc lập của họ càng đƣợc bộc lộ rõ hơn.[32,tr. 122-124]

- Sự phát triển nhân cách của lứa tuổi HSSV

Trong nhân cách của HSSV đã tích hợp đƣợc những phẩm chất cần thiết mang tính dân tộc, tính nhân loại, tính kỹ thuật nghề nghiệp và tính công nghệ.

HSSV đã biết cách lựa chọn một lối sống, một lý tƣởng và con đƣờng đời nhất định. Các em đã biết xác định rõ cái gì là tốt - xấu, thiện - ác, đẹp - không đẹp. [32]

Thực tế trong xã hội hiện nay, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trƣờng, những giá trị văn hóa truyền thống bị mai một và những hành vi thiếu văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều trong một bộ phận thanh thiếu niên. Những hành vi đó đang len lỏi, xâm nhập vào trƣờng học. Nguyên nhân sâu xa của những hiện tƣợng trên là do thời gian qua, chúng ta có phần xao nhãng trong việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS. Vì thế, thông qua giảng dạy KNGT, qua các hoạt động phong trào… nhà trƣờng, đoàn thanh niên, hội sinh viên giáo dục lý tƣởng, hƣớng nghiệp

37

chƣơng trình, nội dung bổ ích, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, lý tƣởng cho HS.

Tóm lại, để việc tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT đạt hiệu quả, GV cần phải nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức, tính cách, đặc thù nghề nghiệp để lập kế hoạch dạy học, chọn PPDH phù hợp.

1.6.4. Năng lực của GV

Hoạt động của GV thể hiện ở tất cả các hình thức khác nhau, nhƣng nhìn chung năng lực của GV đƣợc biểu hiện thông qua một số năng lực điển hình là: Năng lực hiểu HS; năng lực tự học, tự bồi dƣỡng; năng lực thiết kế bài giảng; năng lực dạy học; năng lực ngôn ngữ, năng lực lời nói; năng lực giao tiếp; năng lực khéo léo ứng xử sƣ phạm; năng lực tổ chức. Các năng lực này đều phải đan xen, bổ sung cho nhau, trong đó năng lực giao tiếp là rất quan trọng vì giao tiếp là một thành phần cơ bản của hoạt động sƣ phạm. Không có giao tiếp thì hoạt động của GV và HS không thể diễn ra.Thông qua giao tiếp, GV đóng góp công sức của mình vào việc gắn giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình và xã hội, làm cho giáo dục cuộc sống cùng chiều với giáo dục nhà trƣờng tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đào tạo thế hệ trẻ. Nhƣ vậy, năng lực GV rất quan trọng, có tính quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục nói chung, giáo dục KNGT nói riêng.

1.6.5. Phương tiện dạy học

Trong dạy học cần phải đổi mới cách dạy, cách học sao cho HS tăng hứng thú, học tập thoải mái hơn, tiếp thu dễ đồng thời các em nắm chắc đƣợc kiến thức trọng tâm ngay tại lớp, vận dụng tốt vào thực tế. Do đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập thì vai trò của thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị, đồ dùng, các phần mềm hỗ trợ là rất quan trọng. Tùy theo PPDH nhƣ thế nào GV sẽ chọn những phƣơng tiện dạy học phù hợp.

Phƣơng tiện dạy học trong dạy học tích cực sẽ đƣợc sử dụng và lựa chọn tùy theo nội dung của bài học. HS đƣợc làm quen với các phƣơng tiện, thiết bị dạy học, các phần mềm tiên tiến giúp tăng cƣờng khả năng tƣ duy, quan sát đồng thời các em còn đƣợc tiếp cận với thiết bị kỹ thuật hiện đại nhƣ: đèn chiếu, máy vi tính, máy

38

projector, mạng internet... Hình thức tổ chức lớp học cũng phải linh hoạt dễ dàng di chuyển cho phù hợp với dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

1.6.6. Phương pháp đánh giá

Yếu tố cơ bản cuối cùng trong quá trình dạy học là đánh giá.Thực hiện mục tiêu giáo dục, hiện nay ngành giáo dục đang đặc biệt quan tâm đến đổi mới PPDH tích cực.Đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá. Nếu dạy theo PP mới, kiểm tra đánh giá theo cách cũ thì sớm muộn cũng trở về cách dạy cũ.

Nhƣ vậy, đánh giá trong giáo dục là sự xác định và phán xét những giá trị mà ngƣời học đã đạt đƣợc theo các mục tiêu của quá trình giáo dục. Mọi chƣơng trình đánh giá đều phải đƣơc thực hiện theo một cấu trúc nhất định gồm: đánh giá bằng các tiêu chuẩn bên ngoài, các tiêu chuẩn bên trong, đánh giá theo tiêu chuẩn và đánh giá theo tiêu chí.

Việc đánh giá học tập của HS do GV thực hiện để xác định và phán xét khả năng, thành quả học tập và xếp loại của HS. Đánh giá trong dạy học tích cực phải kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau, đánh giá tại nhiều thời điểm khác nhau và đƣợc kết hợp giữa đánh giá của GV và của HS. Hình thức đánh giá đa dạng, diễn ra liên tục trong quá trình học tập nhƣ: quan sát tự do, kiểm tra viết, kiểm tra miệng, Test – trắc nghiệm khách quan…

Có nhiều hệ thống khác nhau để nhà trƣờng xếp hạng HS nhƣ xếp hạng theo tỷ lệ phần trăm học vấn đạt đƣợc so với 100% yêu cầu của mục tiêu giáo dục; xếp hạng đạt - không đạt, nhƣng đƣợc áp dụng phổ biến nhất vẫn là hệ thống xếp hạng 5 bậc: Loại giỏi: Điểm 9,10; Loại khá: Điểm 7,8; Loại Trung bình: Điểm 5,6; Loại yếu: Điểm 3,4; Loại kém: Điểm 0,1,2.

39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nói đến phƣơng pháp dạy học là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)