Đặc điểm tâm sinh lý của HS TCCN

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 45 - 47)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.6.3. Đặc điểm tâm sinh lý của HS TCCN

Khi nói đến đặc điểm tâm sinh lý của HS, ngƣời ta thƣờng đề cập đến một số đặc trƣng cơ bản về sinh lý, tâm lý và mặt xã hội của nhóm tuổi này. Về mặt sinh lý, ở lứa tuổi từ 18 đến 23-25 tuổi, hình thể đã đƣợc hoàn chỉnh về cấu trúc và sự phối hợp các chức năng. Quan trọng hơn, chính ở lứa tuổi này, hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức trƣởng thành. Về mặt tâm lý, sự phát triển trí tuệ đƣợc đặc trƣng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất trong việc tƣ duy sâu sắc, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn, phức tạp hơn.

36

Nét đặc trƣng của lứa tuổi này là hình thành con đƣờng sống. Sự giao tiếp ở lứa tuổi thanh niên là một loại hoạt động đặc biệt, mà nội dung của nó là xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức đƣợc ngƣời khác và bản thân mình, đồng thời qua đó phát triển một số kỹ năng nhƣ kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tƣợng về nhân cách của bạn và của bản thân. Do đó, làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hƣớng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này. [44]

- Đặc điểm nhận thức của lứa tuổi HSSV

Việc tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đƣợc gắn liền với việc rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp. Các quá trình nhận thức nhƣ cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng, chú ý, trí nhớ...đã đƣơc phát triển với chất lƣợng mới. Tƣ duy của HS ở lứa tuổi này cũng khá phát triển, nhất là tƣ duy trừu tƣợng logic. Nhờ khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh đã giúp họ có khả năng nhận biết những gì là chủ yếu, thứ yếu ở các vấn đề đang đƣợc họ quan tâm. Càng về cuối lứa tuổi HSSV, tính độc lập của họ càng đƣợc bộc lộ rõ hơn.[32,tr. 122-124]

- Sự phát triển nhân cách của lứa tuổi HSSV

Trong nhân cách của HSSV đã tích hợp đƣợc những phẩm chất cần thiết mang tính dân tộc, tính nhân loại, tính kỹ thuật nghề nghiệp và tính công nghệ.

HSSV đã biết cách lựa chọn một lối sống, một lý tƣởng và con đƣờng đời nhất định. Các em đã biết xác định rõ cái gì là tốt - xấu, thiện - ác, đẹp - không đẹp. [32]

Thực tế trong xã hội hiện nay, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trƣờng, những giá trị văn hóa truyền thống bị mai một và những hành vi thiếu văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều trong một bộ phận thanh thiếu niên. Những hành vi đó đang len lỏi, xâm nhập vào trƣờng học. Nguyên nhân sâu xa của những hiện tƣợng trên là do thời gian qua, chúng ta có phần xao nhãng trong việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS. Vì thế, thông qua giảng dạy KNGT, qua các hoạt động phong trào… nhà trƣờng, đoàn thanh niên, hội sinh viên giáo dục lý tƣởng, hƣớng nghiệp

37

chƣơng trình, nội dung bổ ích, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, lý tƣởng cho HS.

Tóm lại, để việc tổ chức hoạt động dạy học môn KNGT đạt hiệu quả, GV cần phải nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức, tính cách, đặc thù nghề nghiệp để lập kế hoạch dạy học, chọn PPDH phù hợp.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học môn kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật cần thơ theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)