7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
3.1.1. Bộ máy tổ chức
3.1.1.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BẾN TRE
(Nguồn: Phòng đăng kí kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre)
3.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Sở Kế hoạch đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lí nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tổ chức thực hiện kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách quản lí kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực đầu tư trong nước ngoài nước, ở địa phương, quản lí nguồn hỗ trợ chính thức ODA, tổ chức đấu thầu, cấp phép đăng kí kinh doanh trong phạm vi địa phương của tỉnh.
Cơ cấu tổ chức gồm các phòng ban:
- Văn phòng sở: là bộ phận có chức năng hành chính, quản trị và quản lí
công tác tổ chức, giúp giám đốc điều hành, phân phối các dịch vụ và điều kiện vật chất, quản lí cán bộ và nhân viên toàn cơ quan.
P.GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòng xây dựng cơ bản và thẩm định Phòng Đăng kí kinh doanh Trung tâm Xúc tiến và đầu tư Phòng xây dựng cơ bản và thẩm định Văn phòng sở Phòng Tổng hợp và quy hoạch Phòng Văn hóa xã hội Phòng kinh tế ngành
- Thanh tra sở: Thanh tra các hoạt động và công tác của sở, kiểm tra các
kế hoạch và đầu tư, phòng chống tham nhũng.
- Phòng Tổng hợp quy hoạch: Tổ chức lập, triển khai thực hiện các quy
hoạch tổng thể về kinh tế xã hội, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Phòng Kinh tế ngành: xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn của
các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Phòng Văn hóa xã hội: chịu trách nhiệm về việc xây dựng và quản lí
các kế hoạch phát triển về văn hóa và xã hội.
- Phòng Xây dựng cơ bản và thẩm định: Giúp giám đốc quản lí công tác
xây dựng và đấu thầu các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn đầu tư và ngân sách theo quy định.
- Phòng Đăng kí kinh doanh: Quản lí công tác đăng kí kinh doanh, cấp
phép đăng kí kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư trên địa bàn, tham mưu về cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
- Trung tâm xúc tiến đầu tư: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chính
sách ưu đãi và thu hút vốn đầu tư cho tỉnh nhà.
3.1.2. Phòng Đăng kí kinh doanh
Phòng Đăng kí kinh doanh là bộ phận tiếp nhận, xem xét và cấp giấy phép họat động kinh doanh và đầu tư cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi tình hình họat động của doanh nghiệp sau khi đăng kí hoạt động thông qua việc lưu trữ các hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp: hồ sơ đăng kí kinh doanh, hồ sơ thay đổi trong quá trình hoạt động, báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp hằng quý, hằng năm, hồ sơ giải thể doanh nghiệp, hồ sơ thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh.
3.1.2.1. Cơ cấu nhân sự
Cơ cấu tổ chức nhân sự của phòng gồm: 1 Trưởng phòng, 1 Phó trưởng phòng, 3 chuyên viên.
- Trưởng phòng: Nguyễn Văn Cần: Phụ trách chung, giải quyết tất cả các công việc của phòng, theo dõi công tác đăng kí kinh doanh, đăng kí đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, kiểm tra doanh nghiệp sau đăng kí kinh doanh, dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư của các huyện thị: Thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Giồng Trôm
- Phó Trưởng Phòng: Trần Văn Chính: Hỗ trợ Trưởng phòng trong việc quản lí các công việc của phòng, theo dõi công tác đăng kí kinh doanh, đăng kí đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, kiểm tra doanh nghiệp sau đăng kí kinh doanh, dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư của các huyện thị: huyện Thạnh Phú, huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc.
- Chuyên viên: Nguyễn Thị Ngọc Sương: Tổng hợp lập báo cáo công tác phòng theo quy định; dự tóan kinh phí họat động cho phòng; xây dựng các kế hoạch hậu kiểm, yêu cầu và kiểm tra việc báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm, giải quyết xử lí việc thu hồi giấy phép hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp.
- Chuyên viên: Đặng Minh Triết: Tiếp nhận, thẩm tra tính hợp lệ, xử lí hồ sơ Đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi hoạt động doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép hoạt động ở các huyện thị: Thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Giồng Trôm.
- Chuyên viên: Trương Thị Kim Hương: Tiếp nhận, thẩm tra tính hợp lệ, xử lí hồ sơ Đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi hoạt động doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép hoạt động ở các huyện thị: huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Mỏ Cày Nam.
3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
3.1.1. Sơ lược về tiềm năng du lịch Bến Tre
Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên chia cắt. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng. Bến Tre giàu thủy sản với các loại: cá thiểu, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa, thuốc lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa), nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
Là địa danh có nhiều di tích lịch sử hiếm có như khu lưu niệm Đồng khởi, Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam…, những làn điệu dân ca đậm đặc sắc thái vùng sông nước miền tây, có đủ các điệu hát ru, hò, vè, lý, hát sắc bùa, cải lương, hát bộ...
Đây cũng là quê hương và nơi an nghỉ cuối cùng của các danh nhân có tiếng như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Ngọc Thăng, Sương Nguyệt Ánh, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Định,…
Với những thế mạnh trên, cùng với việc hệ thống giao thông đường bộ đang được hòan thiện với tốc độ cao, nếu biết khai thác tốt, Bến Tre sẽ phát huy được thế mạnh này, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội.
3.1.2. Tình hình phát triển của các loại hình doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Hiện tại, Bến Tre có 20 doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành với 39 điểm du lịch, 37 cơ sở lưu trú du lịch với 614 phòng, trong đó có một khách sạn Hàm Luông 3 sao và đang xây dựng khách sạn 4 sao Việt - Úc, khách sạn Vinashin, khách sạn - nhà hàng nổi - tất cả đều sang trọng và hiện đại. Tuy nhiên, nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch trên địa bàn tỉnh còn ít so với tiềm năng phát triển của tỉnh. Hơn nữa, theo tìm hiểu ban đầu, các doanh nghiệp kể trên cũng không kinh doanh chuyên về một lĩnh vực dịch vụ mà còn các ngành lĩnh vực khác. Tình hình phân bố cụ thể như sau:
3.1.2.1. Phân loại theo mức vốn
Bảng 1: PHÂN LOẠI THEO MỨC VỐN
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2009
Mức vốn Số lượng
Dưới 1 tỉ 7
1 tỉ đến 10 tỉ 11
Trên 10 tỉ 2
(Nguồn: Phòng Đăng kí kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre)
Tổng số vốn đăng kí của các doanh nghiệp ngành du lịch tính đến cuối năm 2009 là 90.860.443.950 đồng. Đây chưa phải là một con số lớn so với quy mô trung bình của các công ty du lịch trong cả nước, vì nếu tính ra con số trung bình, thì quy mô vốn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh là 4.543.022 đồng. Qua thống kê ta thấy trên thực tế đa số các doanh nghiệp ở mức trung bình từ 1 đến g 10 tỷ, 11 doanh nghiệp chiếm tỉ trọng 55%. Chỉ có 2 doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn 10 tỷ,chiếm 10%, trong đó lớn nhất là Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre với vốn đăng kí hiện tại là19.933.400.000 đồng , 35% các doanh nghiệp còn lại có số vốn đăng kí dưới 1 tỉ đồng. Như vậy, quy mô về vốn các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh chưa lớn.
Bảng 2: PHÂN LOẠI THEO LOẠI HÌNH
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2009
Loại hình DNTN CtyTNHH 2TV trở lên CtyTNHH 1 TV Cty Cổ phần Cty Hợp danh Số lượng 2 12 3 3 0
(Nguồn: Phòng Đăng kí kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre)
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy phần lớn các doanh nghiệp du lịch ở Bến Tre đăng kí kinh doanh theo hình thức công ty TNHH, loại hình doanh nghiệp cần vốn ở mức vừa phải, vì đa số các doanh nghiệp đều có số vốn đầu tư ban đầu ít từ 1tỷ đến 10 tỷ. Có 3 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó, công ty Cổ phần du lịch Bến Tre là công ty duy nhất được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước.
3.1.2.3. Phân loại theo địa bàn
Bảng 3: PHÂN LOẠI THEO ĐỊA BÀN
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2009
Địa bàn Số lượng Thành phố Bến Tre 10 Huyện Châu Thành 3 Huyện Ba Tri 0 Huyện Bình Đại 2 Huyện Chợ Lách 3 Huyện Thạnh Phú 1 Huyện Mỏ Cày Bắc 0
Huyện Mỏ Cày Nam 1
(Nguồn: Phòng Đăng kí kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre)
Theo thống kê trên ta nhận thấy các doanh nghiệp du lịch phân bố chưa đồng đều, chủ yếu tập trụng ở Thành phố Bến Tre (Thị xã Bến Tre trước đây), vẫn còn có huyện chưa có doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nguyên nhân là vì Thành phố Bến Tre là nơi đặt bộ máy quản lí của tỉnh, tất cả các hoạt động kinh tế xã hội đều phát triển mạnh ở địa bàn này nên các doanh nghiệp thường tập
trung về đây để thuận tiện hoạt động và giao dịch. Nhưng đối với kinh doanh hoạt động du lịch, sẽ tùy thuộc nhiều vào đặc điểm địa lí tự nhiên xã hội của vùng nên thời gian tới cần chú trọng vào những nơi có thế mạnh về du lịch.
3.3. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE 3.3.1 Giới thiệu về công ty 3.3.1 Giới thiệu về công ty
3.3.1.1. Thông tin chung
Công ty Cổ phần du lịch Bến Tre là một trong những doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Du lịch Bến Tre theo Quyết định số 182/QĐ-UB ngày 16/01/2004 của UBND tỉnh Bến Tre. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 5503000015 lần đầu ngày 01/06/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp.
Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE Tên giao dịch tiếng Anh: BENTRE TOURIST JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: BENTRE TOURIST
Địa chỉ trụ sở chính: Số 16, đường Hai Bà Trưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Địện thoại: 075.3822392- 3826341 Fax: 075.3822392 Email: contact@bentretourist.vn Website: www.bentretourist.vn
Mã số thuế: 1300381220 Nơi mở tài khoản:
Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bến Tre Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Tiền Giang Ngân hàng Ngoại Thương – Chi nhánh TP.HCM
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Ngân hàng Thương mại cổ phần Thương Tín
Vốn điều lệ:
+ Khi thành lập: 16.000.000.000 đồng + Hiện tại: 19.433.400.000 đồng
29
3.3.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty
Ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn, lữ hành nội địa và quốc tế, vận chuyển và hướng dẫn du lịch, xông hơi, xoa bóp, karaoke, thông tin, phiên dịch. Dịch vụ photocoppy
- Cho thuê văn phòng
- Đại lí dịch vụ viễn thông, điện thoại di động và các dịch vụ liên quan - Đại lí bán vé máy bay, tàu hỏa
- Mua bán hàng hóa: nông sản, thực phẩm, đồ uống, hàng thủy sản, lương thực, nông sản thực phẩm, đồ uống rượu, bia, thuốc lá, đồ dùng cá nhân và gia đình, nhựa gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng lưu niệm, hàng điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, quần áo may sẵn
- Kí gửi hàng tiêu dùng, mỹ phẩm cao cấp, xe môtô - Kinh doanh dầu nhờn
- Nuôi trồng chế biến thủy sản
- Sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm thêu tay và hoa kiểng
3.3.2. Hình thức tổ chức và cơ cấu nhân sự 3.3.2.1. Hình thức tổ chức 3.3.2.1. Hình thức tổ chức
Công ty Cổ Phần Du lịch Bến Tre là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân Việt Nam, là đơn vị hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng, có quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm những bộ phận chính sau đây: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban. Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến theo chức năng. Đứng đầu là Đại Hội Đồng Cổ Đông điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính-Công ty cổ phần du lịch Bến Tre)
Nhiệm vụ cụ thể:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)
ĐHCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre. ĐHCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.
Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của công ty do ĐHCĐ bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. HĐQT nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu chủ tịch HĐQT.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài
chính của công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát gồm 4 thành viên với nhiệm kỳ là 3 năm do ĐHCĐ bầu ra.
Ban điều hành