7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Nếu ta chỉ xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn thôi thì chưa đủ vì trong tài sản lưu động còn có hàng tồn kho, hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ khó có thể chuyển nhanh thành tiền được. Do đó, để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty ta cần loại bỏ tài sản này ra khỏi chỉ tiêu thanh toán.
Qua bảng trước ta thấy ở năm 2007, chỉ số thanh toán nhanh của công ty là 2,75 lần, điều này đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 2,75 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán nhanh, sang năm 2008 đã giảm xuống 2,2 lần, tức giảm 0,55 đồng, tương ứng giảm 20% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì giảm xuống chỉ còn 2,09 lần, giảm 0,11đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 5%. Như vậy trong năm 2009 tài sản lưu động vẫn có thể đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh cho 209 % nợ ngắn hạn, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty đảm bảo bằng 2,09 đồng tài sản lưu động có thể chuyển đổi ngay thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Tổng tài sản lưu động 30.150.570 37.790.648 19.900.919 2. Nợ ngắn hạn 13.970.029 13.978.188 11.545.408 3. Hàng tồn kho 10.929.713 17.057.044 9.490.720
4. Khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn: (1)/(2)(lần) 2,15 2,70 1,72
5. Khả năng thanh toán nhanh:
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt
Trang 46 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm
Nhận xét về tình hình thanh toán của công ty: Từ số liệu phân tích tình hình ở trên ta nhận thấy tình hình thanh toán của công ty tương đối tốt. Trong năm 2009 mặc dù tài sản lưu động giảm so với năm 2008 là 47% bên cạnh việc giá trị hàng tồn kho giảm 44% và nợ ngắn hạn cũng giảm 17%, nên khả năng thanh toán ngắn hạn vẫn được đảm bảo ở mức 1,72 (1,72> 1) còn khả năng thanh toán nhanh tuy giảm nhiều so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao 2,09 (2,09 >1). Trong thời gian tới công ty nên có biện pháp để giảm bớt hàng tồn kho và tăng cường thu hồi công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh, đề phòng có thể làm tình hình tài chính trở nên khó khăn.
4.2.2. Các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận.
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt
Bảng 9:CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TỈ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ 2007-2009
ĐVT: 1000Đồng
Năm Chỉ tiêu
2007 2008 2009
1. Lợi nhuận sau thuế 1.793.285 2.152.787 3.012.813 2. Doanh thu thuần 112.235.160 142.605.545 205.037.777 3. Tổng chi phí 110.161.324 140.210.349 201.679.338 4. Tổng tài sản 41.056.927 47.797.361 49.943.603 5. Tổng nguồn vốn
chủ sở hữu 27.066.898 33.799.174 37.394.445
6. Lợi nhuận trên
chi phí: (1)/(3) (%) 1,62 1,53 1,49
7. Lợi nhuận trên
doanh thu (ROS): (1)/(2) (%) 1,59 1,50 1,46
8. Lợi nhuận trên tổng
tài sản ROA: (1)/(4) (%) 4,36 4,50 6,03
9. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
(1)/(5) (%)
6,62 6,36 8,05
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty từ 2007-2009, Phòng Đăng kí kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Bến Tre)