7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.2.3.6. Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay được mấy vòng trong kỳ, chỉ tiêu này cao chứng tỏ tình hình đầu tư cho tồn kho để biến thành doanh thu có hiệu quả. Theo kết quả phân tích (Bảng 13) ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty có chiều hướng giảm xuống rồi tăng lên. Năm 2007 vòng quay hàng tồn kho là 11,76 vòng/năm và sang năm 2008 đã giảm xuống 10,2 vòng/năm giảm 1,57 vòng, tương ứng giảm 13.3%. Sở dĩ vòng quay giảm xuống như vậy là do giá trị hàng tồn kho bình quân năm 2008 tăng 4.450.107,5 ngàn đồng so với năm 2007, tức tăng 46.6 %. Vòng quay hàng tồn kho giảm do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là công ty muốn dự trữ cao để đủ cung ứng nhu cầu cho khách hàng trong năm kế tiếp.
Chỉ tiêu Giá trị
1. Doanh thu thuần năm 2008 142.605.545
2. Doanh thu thuần năm 2009 205.037.777
3. Các khoản phải thu bình quân năm 2008 4.208.643 4. Các khoản phải thu bình quân năm 2009 5.231.615
5. HCKPT :(2)/(4)-(2)/(3) (lần) -9,47
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt
Trang 58 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm
Đến năm 2009 vòng quay hàng tồn kho có xu hướng phát triển tích cực, tăng lên đến 18,18 vòng/năm, tăng 7,98 vòng, tương ứng tăng 78,3 % so với năm 2008. Nguyên nhân của nó là do giá trị hàng tồn kho bình quân của năm 2009 giảm -2.219.496 ngàn đồng so với năm 2008, tức giảm 19% trong khi đó tốc độ giảm của doanh thu trong năm 2009 là 43,8%. Điều này cho thấy trong năm 2009 công ty đã hạn chế hàng tồn kho để giảm chi phí hoạt động kinh doanh của mình.