Chi phí bán hàng và Chi phí quản lí doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần du lịch bến tre từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 56)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1.2.3Chi phí bán hàng và Chi phí quản lí doanh nghiệp

Năm 2008 chi phí bán hàng ở mức 3.608.721 ngàn đồng, so với năm 2007 thì tăng 922.055 ngàn đồng, tương ứng tăng 34,3% so với năm 2007. Đến năm 2009 giảm xuống còn 2.936.291 ngàn đồng, giảm 672.430 ngàn đồng, tương ứng giảm 18,6 % so với năm 2008.

Trong khi đó, chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng nhưng với xu hướng giảm mạnh trong năm 2009. Cụ thể, năm 2008 chi phí quản lí doanh nghiệp tăng một khỏan là 467.555 ngàn đồng, tương ứng tăng 30,9%, ở mức 1.977.544 ngàn đồng. Nhưng đến cuối năm 2009, chi phí quản lí doanh nghiệp ở mức 2.093.260 ngàn đồng, chỉ tăng 115.716 ngàn đồng, tương ứng tăng 5,8%,

Việc tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp trong năm 2008 là do công ty có kế hoạch mở rộng các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ mới nên cần nhiều chi phí cho việc quảng bá chiêu thị nhằm thu hút khách hàng.

Đến năm 2009, công ty đã căt giảm các khoản chi phí ở các mặt hàng kinh doanh hoạt động kém hiệu quả, điều này càng chứng tỏ thêm công ty đang có bước phát triển tích cực.

4.1.2.3 Chi phí hoạt động khác

Các khoản chi phí khác bao gồm: chi phí cho hoạt động tài chính, chi phí thanh lí hàng hóa hư hỏng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhà nước.

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Trang 42 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm

Công ty đã tiến hành cắt giảm thành công khỏan chi phí cho hoạt động tài chính, vì hoạt động này cũng chưa mang lại lợi nhuận cho công ty nhiều nên chưa được công ty chú ý đầu tư. Cụ thể, năm 2009 chi phí hoạt động đầu tư tài chính là 1.229.831 ngàn đồng, giảm so với năm 2008 là 1.549.689 ngàn đồng, tương ứng giảm 16 %. Đáng chú ý là chi phí cho các hoạt động khác như chi phí thanh lí hàng hóa hư hỏng và các chi phí khác, khoản chi phí này không được chú ý quản lí nên trong năm 2009 đã tăng lên rất cao, làm tăng tổng chi phí một khoản đáng kể. Cụ thể như sau: Năm 2008, chi phí này ở mức 54.952 ngàn đồng, chỉ tăng 19.002 ngàn đồng tương ứng 52,8% so với con số 35.950 ngàn đồng năm 2007. Nhưng đến 2009, chi phí này lại nhảy lên đến con số 912.104 ngàn đồng, tăng một khỏan 967.056 ngàn đồng, tương ứng 1659,8% so với năm 2008. Công ty cần có biện pháp để quản lí chặt chẽ hơn nữa khoản này và cần tìm cách để giảm đến mức thấp nhất có thể.

4.1.3. Tình hình lợi nhuận

Phân tích chung tình hình lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá được sự biến động của lợi nhuận năm nay so với năm trước của công ty nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và biết được mức đóng góp của các lợi nhuận thành phần như thế nào. Dựa vào số liệu bảng 7 ta thấy lợi nhuận của công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2008 lợi nhuận của công ty là 2.395.196 ngàn đồng tăng 321.361 ngàn đồng, khá cao so với năm 2007, tương ứng 15,5%. Năm 2009 với sự thuận lợi trong kinh doanh nên lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng và đạt gần 3.358.434 ngàn đồng, tăng 963.238 ngàn đồng, gấp 3 lần so với năm 2008, tương ứng 40%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng chủ yếu là do sự đóng góp của lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2009, mặc dù lợi nhuận từ các hoạt động khác có sự giảm sút đáng kể nhưng nhờ vào lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ nên tổng lợi nhuận cả năm vẫn tăng lên ở mức cao.

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Bảng 7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ 2007-2009

ĐVT: 1000 Đồng

(Nguồn: Bộ phận tài chính - kế toán , Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre)

Năm Chênh lệch (2008/2007) Chênh lệch

(2009/2008) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng lợi nhuận 2.073.835 2.395.196 3.358.434 321.361 15,50 963.238 40,00 Lợi nhuận BH & CCDV 651.529 1.189.136 4.662.800 537.607 82,50 3.473.664 292,00 Lợi nhuận từ hoạt động khác 1.422.316 1.206.060 -1.304.366 - 44.306 -15,20 - 251.042 -3,67

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Trang 44 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm

Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2008 đạt 1.189.136 ngàn đồng, tăng 537.607 ngàn đồng so với năm 2007, tương ứng 82,5%. Sang đến năm 2009, do đưa vào sử dụng hệ thống nhà hàng khách sạn mới, hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ được phát triển mạnh nên đến cuối năm, lợi nhuận mang về đạt đến con số 4.662.800 ngàn đồng, tăng 3.473.664 ngàn đồng so với năm 2008, tương ứng 292%. Rõ ràng, khi chú trọng phát triển hoạt động chính, công ty đã mang lại hiệu quả vượt bật .

Lợi nhuận từ các hoạt động khác có xu hướng giảm mạnh, mặc dù công ty cũng cố gắng duy trì các hoạt động thu lợi nhuận khác. Năm 2008, lợi nhuận này là 1.206.060 ngàn đồng, giảm 216.256 ngàn đồng, tương ứng 15,2% giảm. Năm 2009, các hoạt động khác không còn mang lại lợi nhuận mà trái lại còn mang về lợi nhuận âm 1.304.366 ngàn đồng, tương ứng giảm 3,67% so với năm 2008. Công ty cần phải chú ý hơn nữa các khoản mục này trong năm tới.

4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2007- 2009 QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

4.2.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp còn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì cũng có nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan và ngược lại. Do vậy, khi đánh giá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh.

4.2.1.1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Qua bảng số liệu phân tích tình hình thanh toán của công ty ta thấy, tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là tương đối tốt. Năm 2007 tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 2,15 lần điều này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ thì có 2,15 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán, sang năm 2008 thì đã tăng lên 2,7 lần, điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 2,7 đồng tài sản lưu động đảm bảo được thanh toán, tăng 0,55 đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 25,5%. Đến năm 2009 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm xuống còn 1,72 lần, giảm 0,98 đồng, tương ứng giảm 36% so với năm 2008. Như vậy nguyên nhân của việc giảm khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2009 so với năm

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

2008 là do, năm 2009 tài sản lưu động giảm 17.889.729 ngàn đồng, tương ứng giảm 47% so với năm 2008, bên cạnh đó nợ ngắn hạn năm 2009 giảm 2.432.780 đồng, tương ứng chỉ giảm 17% so với năm 2008. Với việc tác động của tài sản lưu động và giảm nợ ngắn hạn không đáng kể đã khiến khả năng thanh toán ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 1,72. Tuy nhiên đây vẫn là tỷ số cao.

. Bảng 8: CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY QUA TỪ 2007-2009

ĐVT: 1000 Đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty từ 2007-2009, Phòng Đăng kí kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Bến Tre)

4.2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh

Nếu ta chỉ xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn thôi thì chưa đủ vì trong tài sản lưu động còn có hàng tồn kho, hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ khó có thể chuyển nhanh thành tiền được. Do đó, để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty ta cần loại bỏ tài sản này ra khỏi chỉ tiêu thanh toán.

Qua bảng trước ta thấy ở năm 2007, chỉ số thanh toán nhanh của công ty là 2,75 lần, điều này đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 2,75 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán nhanh, sang năm 2008 đã giảm xuống 2,2 lần, tức giảm 0,55 đồng, tương ứng giảm 20% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì giảm xuống chỉ còn 2,09 lần, giảm 0,11đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 5%. Như vậy trong năm 2009 tài sản lưu động vẫn có thể đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh cho 209 % nợ ngắn hạn, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty đảm bảo bằng 2,09 đồng tài sản lưu động có thể chuyển đổi ngay thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Tổng tài sản lưu động 30.150.570 37.790.648 19.900.919 2. Nợ ngắn hạn 13.970.029 13.978.188 11.545.408 3. Hàng tồn kho 10.929.713 17.057.044 9.490.720

4. Khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn: (1)/(2)(lần) 2,15 2,70 1,72

5. Khả năng thanh toán nhanh:

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Trang 46 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm

Nhận xét về tình hình thanh toán của công ty: Từ số liệu phân tích tình hình ở trên ta nhận thấy tình hình thanh toán của công ty tương đối tốt. Trong năm 2009 mặc dù tài sản lưu động giảm so với năm 2008 là 47% bên cạnh việc giá trị hàng tồn kho giảm 44% và nợ ngắn hạn cũng giảm 17%, nên khả năng thanh toán ngắn hạn vẫn được đảm bảo ở mức 1,72 (1,72> 1) còn khả năng thanh toán nhanh tuy giảm nhiều so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao 2,09 (2,09 >1). Trong thời gian tới công ty nên có biện pháp để giảm bớt hàng tồn kho và tăng cường thu hồi công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh, đề phòng có thể làm tình hình tài chính trở nên khó khăn.

4.2.2. Các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận.

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Bảng 9:CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TỈ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ 2007-2009

ĐVT: 1000Đồng

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

1. Lợi nhuận sau thuế 1.793.285 2.152.787 3.012.813 2. Doanh thu thuần 112.235.160 142.605.545 205.037.777 3. Tổng chi phí 110.161.324 140.210.349 201.679.338 4. Tổng tài sản 41.056.927 47.797.361 49.943.603 5. Tổng nguồn vốn

chủ sở hữu 27.066.898 33.799.174 37.394.445

6. Lợi nhuận trên

chi phí: (1)/(3) (%) 1,62 1,53 1,49

7. Lợi nhuận trên

doanh thu (ROS): (1)/(2) (%) 1,59 1,50 1,46

8. Lợi nhuận trên tổng

tài sản ROA: (1)/(4) (%) 4,36 4,50 6,03

9. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

(1)/(5) (%)

6,62 6,36 8,05

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty từ 2007-2009, Phòng Đăng kí kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Bến Tre)

4.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh. Thông qua đó ta thấy được 100 đồng chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 1,62 điều này cho thấy cứ 100 đồng chi phí mà công ty bỏ ra hoạt động kinh doanh mang lại cho công ty 1,62 đồng lợi nhuận sau thuế, và giảm trong năm 2008 là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu lại 1,53 đồng lợi nhuận, giảm 0,09 đồng so với năm 2007 tương ứng giảm 5,5%. Sang năm 2009,chỉ tiêu này tiếp tục giảm chỉ còn 1,49, tức là 100 đồng chi phí chỉ tạo ra được 1,49 đồng lợi nhuận, giảm 0,04 đồng, tương ứng giảm 2,6. Như vậy, việc sử dụng chi phí của công ty có chiều hướng giảm dần hiệu quả. Nguyên nhân là do chi phí sử dụng có tốc độ tăng nhanh hơn so với lợi nhuận, công ty cần xem xét lại để có cách quản lí các nguồn chi phí hợp lí hơn.

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Trang 48 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm 4.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này phản ảnh quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, thông qua đó ta có thể nhận biết đươc 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng số liệu ở trang 48 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 1,59 % trong năm 2007, năm 2008 là 1,50 % và trong năm 2009 là 1,46 %. Điều này có nghĩa là trong năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu được từ các hoạt động kinh doanh thì mang lại cho công ty 1,59 đồng lợi nhuận sau thuế, và tỷ suất lợi nhuận của công ty ở năm 2008 giảm xuống còn 1,53. Đến năm 2009 giảm xuống còn 1,46%, cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1,46 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty cũng chưa ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Công ty cần chú ý có biện pháp để duy trì hoặc nâng cao chỉ tiêu này theo hướng đi lên.

4.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư và hoạt động kinh doanh, nó nhấn mạnh lợi nhuận trong quan hệ vốn đầu tư. Nói cách khác, cứ 100 đồng tài sản đầu tư mà công ty bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ bảng số liệu trang 48 ta thấy, tỷ suất này thay đổi qua 3 năm. Cụ thể tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty trong năm 2007 là 4,36% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra đem lại cho công ty 4,36 đồng lợi nhuận sau thuế, và tỷ suất tăng lên trong năm 2008, cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì tạo ra 4,50 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,14 đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 đạt 6,03 % đồng nghĩa với việc cứ 100 đồng tài sản bỏ ra kinh doanh thu được 6,03 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,53 đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy trong những năm qua, công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản mà công ty bỏ ra cho hoạt động kinh doanh đã tăng với tốc độ 3,2% năm 2008 so với năm 2007 và tăng với tốc độ 3,4% năm 2009 so với năm 2008. Tuy vậy, ta thấy tỉ số này vẫn ở mức thấp và tốc độ tăng cũng không cao lắm.

4.2.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ ra cho các hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2007 là 6,62%, cứ 100 đồng đầu tư mà công ty bỏ ra đã đem lại 6,62 đồng lợi nhuận sau thuế, và tỷ suất này đã giảm trong năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty đầu tư chỉ tạo ra 6,36 đồng lợi nhuận, giảm 0,26 đồng so với năm 2007. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã tăng lên đến 8,05 % nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho công ty 8,05 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,67 đồng so với năm 2008. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm không ổn định.

Nhận xét tình hình thực hiện doanh lợi chung của công ty: Qua phân tích các số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh trong năm 2009 là tương đối tốt, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên tổng chi phí giảm nhẹ so với năm 2008, và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và trên nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần du lịch bến tre từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 56)