Hình thức tổ chức và cơ cấu nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần du lịch bến tre từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 44)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

3.3.2.Hình thức tổ chức và cơ cấu nhân sự

3.3.2.1. Hình thức tổ chức

Công ty Cổ Phần Du lịch Bến Tre là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân Việt Nam, là đơn vị hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng, có quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm những bộ phận chính sau đây: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban. Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến theo chức năng. Đứng đầu là Đại Hội Đồng Cổ Đông điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính-Công ty cổ phần du lịch Bến Tre)

Nhiệm vụ cụ thể:

Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)

ĐHCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre. ĐHCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

Hội đồng quản trị (HĐQT)

HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của công ty do ĐHCĐ bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. HĐQT nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu chủ tịch HĐQT.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài

chính của công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát gồm 4 thành viên với nhiệm kỳ là 3 năm do ĐHCĐ bầu ra.

Ban điều hành

Ban điều hành của công ty gồm có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Giám đốc.

Ban điều hành hiện nay của công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó với công ty. Giám đốc là Ông Hồ Vĩnh Bình

Các phòng nghiệp vụ

+ Phòng tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán.

+ Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác tiếp thị, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, cung ứng vật tư.

+ Phòng tổ chức hành chánh: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức của công ty; bố trí sắp xếp luân chuyển cán bộ, soạn thảo kí kết các hợp đồng. Ngoài ra, phòng còn đề xuất với Ban giám đốc về việc thành lập giải thể các đơn vị cơ sở phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị. + Bộ phận kinh doanh: các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty, cơ cấu phòng ban và số lượng nhân viên mỗi phòng ban có thể thay đổi tùy theo yêu cầu công việc. Ngoài vị trí giám đốc, phó giám đốc, kế tóan trưởng do hội đồng quản trị bổ nhiệm, các vị trí khác giám đốc có quyền ra quyết định bổ nhiệm và bãi nhiệm.

+ Trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch: có nhiệm vị theo dõi việc mua bán hàng hóa.

+ Trung tâm điều hành du lịch: theo dõi và quảng cáo các tour du lịch. Cơ cấu lao động hiện tại:

- Hội đồng quản trị: 5 người - Ban giám đốc: 4 người

- Phòng tổ chức- kế hoạch- kế toán: 10 người - Các bộ phận trực thuộc: 5 người

- Nhân viên: 217 người

3.3.3. Phương hướng hoạt động của công ty

Không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh, huy động nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

3.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE

Phân tích hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, tùy vào đối tượng khác nhau mà công tác phân tích hoạt động kinh doanh có mức quan trọng khác nhau. Đề tài xét đến ý nghĩa đối với 3 nhóm đối tượng tiêu biểu v à cần thiết nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1. Đối với công ty

Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các tiêu chí kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, từ đó rút ra những tồn tại những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra các biện pháp để khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa rằng phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một chu kỳ kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời kì kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích về điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương pháp kinh doanh có hiệu quả.

3.4.2. Đối với nhà đầu tư

Với những tiềm năng du lịch đề cập ở phần trước, hiện tại Bến Tre đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch ở Bến Tre, nhất là kết quả và tình hình hoạt động của công ty Cổ phần du lịch Bến Tre, công ty du lịch được xem là có quy mô lớn nhất trên địa bàn hiện nay là điều cần thiết. Kết quả phân tích sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định đầu tư để có

hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc đánh giá này cũng cần phải kết hợp thêm những vấn đề khác có liên quan ví dụ như phương hướng phát triển của các cơ quan quản lí kinh tế xã hội của tỉnh.

3.4.3. Đối với cơ quan thực tập

Kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Bến Tre nói riêng là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của nhà nước và kinh tế phát triển không thể nằm ngoài sự quản lí của nhà nước. Như đã nói trên, quyết định đầu tư của các nhà đầu tư sẽ cần đến sự hỗ trợ và tư vấn cũng như phụ thuộc một phần vào chính sách và phương hướng phát triển kinh tế của các cơ quan quản lí kinh tế địa phương. Như vậy, công tác phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng cần thiết ở các cơ quan quản lí kinh tế.

Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần du lịch Bến Tre đối với Phòng Đăng kí kinh doanh nói riêng và Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre có những ý nghĩa cơ bản sau :

- Cho thấy được sự theo dõi và quản lí chặt chẽ của cơ quan đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

- Nắm bắt được tình hình hoạt động của một trong những công ty có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, có thể kịp thời phát hiện và có đề xuất kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty.

- Hỗ trợ thông tin cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty hoặc ngành nghề hoạt động của công ty, làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư khi có nhu cầu.

- Kết hợp với việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành, xem xét đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động của ngành, kịp thời đưa ra chính sách và phương hướng phát triển đúng đắn cho kinh tế ngành.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2009

4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009

Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Bảng 4) ta nhận thấy doanh thu có chiều hướng đi lên, tốc độ phát triển doanh thu của công ty ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2007 tổng doanh thu của công ty từ 112.235.160 ngàn đồng tăng lên 142.605.545 ngàn đồng năm 2008, tức tăng 30.370.385 ngàn đồng, tương đương 27,05%. Trong năm 2009, doanh thu của công ty cũng có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ 2008, cụ thể doanh thu tăng 43,8%, đạt 205.037.777 ngàn đồng. Từ năm 2008 – 2009, doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động khác giảm đáng kể nhưng tổng doanh thu tăng là do tăng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mang lại. Trong năm 2009, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 46% so với năm 2008, và doanh thu từ hoạt động khác (bao gồm cả hoạt động đầu tư tài chính) giảm đi 69% so với cuối năm 2008. Nhìn chung ta thấy, mặc dù năm 2009 doanh thu từ các hoạt động khác có sự giảm mạnh nhưng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chính tăng mạnh nên tổng doanh thu cả năm của công ty tăng đáng kể. Đây là sự tăng doanh thu nằm trong sự tính toán và kiểm soát của công ty.

Bảng 4: TÓM TẮT CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TỪ 2007-2009 ĐVT: 1000 Đồng

Năm Chênh lệch (2008/2007) Chênh lệch (2009/2008)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng doanh thu 112.235.160 142.605.545 205.037.777 30.370.385 27,05 62.342.232 43,80 Doanh thu từ BH & CCDV 109.524.576 139.749.845 204.145.255 30.140.829 27,60 64.395.410 46,00 Doanh thu từ hoạt động khác 2.710.584 2.855.700 892.522 145.116 5,30 - 1.963.178 - 69,00 Tổng chi phí 110.161.324 140.210.349 201.679.338 30.049.025 27,20 61.468.989 44,00 Chi phí từ BH & CCDV 108.873.047 138.560.708 199.482.451 29.687.661 27,20 60.921.743 44,00 Chi phí từ hoạt động khác 1.288.277 1.649.641 2.196.887 361.364 28,00 547.246 33,00 Tổng lợi nhuận 2.073.835 2.395.196 3.358.434 321.361 15,50 963.238 40,00 Lợi nhuận từ BH & CCDV 651.529 1.189.136 4.662.800 537.607 82,50 3.473.664 292,00

Lợi nhuận hoạt

động khác 1.422.316 1.206.060 -1.304.366 - 216.256 -15,20 - 2.510.426 -208,00

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Trang 36 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm

Tốc độ và tỉ lệ tăng tổng chi phí của công ty cũng tương đương với tốc độ và tỉ lệ tăng của doanh thu. Cụ thể, năm 2008, tổng chi phí của công ty ở mức 140.210.349 ngàn đồng, tăng 30.049.025 ngàn đồng, tương ứng tăng 27,2%. Trong đó, chi phí từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 138.560.708 ngàn đồng, tăng 29.687.661 ngàn đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 27,2%. Còn chi phí từ hoạt động khác (bao gồm cả chi phí hoạt động tài chính) là 1.649.641 ngàn đồng, tăng 361.364 ngàn đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 28%. Sang năm 2007, tổng chi phí của công ty cũng tăng mạnh từ tất cả các khoản chi phí, cụ thể chi phí từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 199.482.451 ngàn đồng, tăng 61.468.989 ngàn đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 44%, còn phí từ hoạt động khác (bao gồm cả chi phí hoạt động tài chính) là 2.196.887 ngàn đồng, tăng 547.246 ngàn đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 33% .Qua phân tích trên ta thấy, so với năm 2008 thì năm 2009 tổng chi phí từ tất cả các khoản chi phí đều có sự gia tăng, tuy nhiên điều này cũng chưa thể kết luận công ty chưa có hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí.

Với sự tăng trưởng doanh thu qua các năm, lợi nhuận của công ty cũng tăng đáng kể. Năm 2008, lợi nhuận (chưa trừ đi thuế) tăng 321.361ngàn đồng với tỷ lệ là 15,5 % và năm 2009, tổng lợi nhuận (chưa trừ đi thuế) tăng so với 2008 với mức tuyệt đối 963.238 ngàn đồng tương đương với 40%. Nguyên nhân của mức tăng trưởng cao như vậy là do trong năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 4.662.800 ngàn đồng, tăng 3.473.664 ngàn đồng tương ứng tăng 292%, mặc dù lợi nhuận từ các hoạt động khác (bao gồm cả hoạt động tài chính) tiếp tục giảm, năm 2009 là âm 1.304.366 ngàn đồng, giảm 2.510.426 ngàn đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 208%. Với kết quả lợi nhuận tăng lên trong năm 2009 là nhờ vào hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, nó đem lại lợi nhuận cho công ty, góp phần bù đắp cho những khoản lỗ từ các hoạt động khác mang lại.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm. Công ty đạt được kết quả trên là do công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vốn là hoạt động chính của công ty. Vì vậy, mặc dù năm 2009 doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động khác không có, thậm chí còn lỗ nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận cả năm vẫn đạt được ở mức tương đối.

4.1.1. Phân tích doanh thu

4.1.1.1.Tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm dịch vụ

Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU THEO CƠ CẤU SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY TỪ 2007-2009

ĐVT: 1000 Đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lĩnh vực Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Doanh thu từ hoạt động bán hàng 92.851.826 82,50 116.138.131 81,50 147.355.707 71,70 Doanh thu từ hoạt động cung cấp DV 16.887.612 15,00 23.729.650 16,50 56.789.544 27,30 Doanh thu từ hoạt động tài chính 497.845 0,60 413.406 0,40 342.336 0,40 Doanh thu khác 2.212.738 1,90 2.422.295 1,60 550.186 0,60 Tổng doanh thu 112.414.021 100,00 142.605.543 100,00 205.321.328 100,00

(Nguồn: Bộ phận tài chính - kế toán , Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre)

Từ bảng 5, ta nhận thấy tổng doanh thu tăng qua các năm. Trong đó doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần. Còn doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Tổng doanh thu năm 2008 đạt 142.605.543 ngàn đồng, tăng so với năm 2007 là 112.414.021 ngàn đồng, sang năm 2008, đạt 205.321.328 ngàn đồng trong đó:

GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba – Th.S Quan Minh Nhựt

Trang 38 SVTH: Võ Thị Bích Nghiêm

Doanh thu từ hoạt động bán hàng, cụ thể bán hàng thuộc các lĩnh vực: ăn uống, giải trí, buôn bán các mặt hàng thực phẩm, nông lâm thủy sản có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2007, doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm 82,5%, sang năm 2008 giảm còn 81,5 % và đến cuối năm 2009 còn 71,7%. Mặc dù có xu hướng giảm nhưng đây vẫn là hoạt động chính của công ty.

Công ty có kế hoạch nhằm nâng cao tỉ trọng doanh thu từ hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ nhà hàng khách sạn,...vì thế năm doanh thu từ lĩnh vực này đã tăng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần du lịch bến tre từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 44)