Lựa chọn đối tƣợng khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc dƣới tác động của động lực phụng sự công nghiên cứu trƣờng hợp của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 41)

Cấu trúc quản lý truyền thống gồm 3 cấp: quản lý cấp cao, cấp trung và quản lý trực tiếp (Cole, 1998). Nhà quản lý tuyến đầu (‗first-line managers‘) còn đƣợc gọi là quản lý trực tiếp hay là giám sát viên (supervisors) giữ vai trò cầu nối giữa cấp quản lý và lực lƣợng phi quản lý và ngƣời lao động (Hales, 2015; Lennox, 2012).

Hình 3.3 Mô hình 3 cấp quản lý truyền thống trong tổ chức

Nguồn: Cole (1999, tr. 19)

Các nhà quản lý tuyến đầu có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: giám sát viên, giám thị, đội trƣởng, nhóm trƣởng, đốc công, huấn luyện viên, ngƣời hỗ trợ, trƣởng bộ phận chuyên môn, chuyền trƣởng, điều phối viên hay quản lý khu vực (Cole, 1998; Gilmour & Lansbury, 1979; Hales, 2005; Leonard & Holgert, 2004). Theo khảo sát của Viện tâm lý học công nghiệp Anh Quốc, có khoảng 200 chức danh khác nhau cho vị trí ‗giám sát viên‘ (Gilmour & Lansbury, 1979). Vì thế có nhiều tên gọi khác nhau cho vị trí giám sát viên tùy theo chức năng, nhiệm vụ và văn hóa của từng tổ chức hay từng quốc gia. Tuy nhiên, dựa trên vai trò quản lý, nghiên cứu này thống nhất gọi nhà quản lý ‗tuyến đầu‖ hay ‗giám sát viên‘ là nhà quản lý trực

Quản lý cấp cao Quản lý cấp trung

Quản lý ‘tuyến đầu’

Nhân viên (Lực lượng phi quản lý)

tiếp vì họ tiếp xúc và điều hành trực tiếp với nhân viên (lực lƣợng phi quản lý) hàng ngày.

Việc lựa chọn cấp nhân viên là đối tƣợng khảo sát là vì họ là ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các hành vi cũng nhƣ phong cách lãnh đạo của nhà quản lý trực tiếp. Theo Tepper (2000), các nhân viên tối thiểu có thời gian làm việc với lãnh đạo trực tiếp từ 6 tháng trở lên thì sẽ đƣợc chọn để đƣa vào mô hình phân tích vì khoảng thời gian này là vừa đủ để nhân viên cảm nhận đƣợc phong cách và hành vi lãnh đạo điều hành của nhà quản lý. Đối với cấp quản lý, nghiên cứu này tập trung lựa chọn cấp quản lý trực tiếp, có mối quan hệ công việc trực tiếp với nhân viên. Việc lựa chọn cấp quản lý trực tiếp dựa trên Lý thuyết trao đổi xã hội và Lý thuyết trao đổi lãnh đạo nhân viên. Các nghiên cứu trƣớc đây cho rằng, nhận thức về mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên phụ thuộc vào thời gian và cƣờng độ trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên (Tepper và cộng sự, 2008). Do vậy, đề tài tập trung lựa chọn các quan sát có thời gian làm việc cùng một vị trí hay có mối quan hệ với lãnh đạo trực tiếp ít nhất là 6 tháng để có những thông tin chính xác đánh giá mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc dƣới tác động của động lực phụng sự công nghiên cứu trƣờng hợp của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 41)