Biên chế và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc dƣới tác động của động lực phụng sự công nghiên cứu trƣờng hợp của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (Trang 60 - 61)

4.1.3.a Về biên chế

Căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao 1.880 chỉ tiêu biên chế năm 2016 cho Sở Giao thông vận tải. Trong đó: 420 chỉ tiêu biên chế hành chính và 1.460 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp (theo Quyết định số 204/QĐ-UBND-M ngày 02 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố). Sở gồm có 17 đơn vị hành chính và sự nghiệp: Khu Quản lý giao thông đô thị (QLGTĐT) số 1; Khu QLGTĐT số 2; Khu QLGTĐT số 3; Khu QLGTĐT số 4; Khu Quản lý đƣờng thuỷ nội địa; Trung tâm quản lý đƣờng hầm sông Sài Gòn; Trƣờng cao đẳng Giao thông vận tải TPHCM; Thanh tra Sở GTVT; Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; Trung tâm đăng kiểm phƣơng tiện thuỷ nội địa; Ban quản lý đầu tƣ dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2); Ban quản lý đầu tƣ dự án vệ sinh môi trƣờng TPHCM; Cảng vụ đƣờng thuỷ nội địa TPHCM; và các Phòng thuộc Sở.

4.1.3.b Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thể hiện việc phân chia các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về giao thông đô thị. Tổ chức bộ máy ở Sở Giao thông vận tải do Giám đốc phụ trách chung, có một số Phó giám đốc giúp việc theo sự phân công của Giám đốc. Giám đốc Sở do chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm. Phó Giám đốc Sở do chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, các chức danh khác của Sở (trƣởng, phó phòng thuộc Sở; giám đốc, phó giám đốc đơn vị trực thuộc Sở) do Giám đốc Sở bổ nhiệm và miễn nhiệm theo sự phân cấp quản lý cán bộ của Thành uỷ và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ chế quản lý, lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo qui định là cơ chế thủ trƣởng. Tức là cách thức lãnh đạo, làm việc trong đó ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý. Chế độ thủ trƣởng thƣờng đƣợc áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chuyên môn (Bộ, cơ quan ngang Bộ) hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (Sở, Phòng, Ban, Ngành). Bộ trƣởng, Giám đốc Sở, Trƣởng Phòng... là những ngƣời có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về quyết định của mình.

4.2 Mẫukhảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc dƣới tác động của động lực phụng sự công nghiên cứu trƣờng hợp của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (Trang 60 - 61)