Tiêu chuẩn phân tích EFA

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc dƣới tác động của động lực phụng sự công nghiên cứu trƣờng hợp của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72 - 73)

Để kiểm tra sự phù hợp của thang đo, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố khám phá (EFA) để xác định các nhân tố và các hƣớng của thang đo trƣớc khi đƣa vào mô hình phân tích các nhân tố xác nhận (CFA).

Đối với thủ tục phân tích EFA, theo Mayers và cộng sự (2016) thì phƣơng pháp trích Principal Components Analysis (PCA) nên đi cùng với phép xoay Varimax vì đây là cách kết hợp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng phƣơng pháp trích Princial Axis Factoring (PAF) kết hợp với một phép xoay vuông góc nhƣ Promax (sẵn có trong SPSS) để phân tích EFA. Tùy theo kích cỡ của mẫu mà sử dụng phƣơng pháp trích khác nhau. Theo Snook và cộng sự (1989), phƣơng pháp trích PCA có thể không phù hợp khi cỡ mẫu nhỏ nhƣng đối với cỡ mẫu lớn thì đây là phƣơng pháp tốt nhất. Riêng Gerbing và cộng sự (1998) thì cho rằng phƣơng pháp PAF sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu tốt hơn phƣơng pháp PCA. Tuy nhiên, họ cũng đề cập rằng, đối với các thang đo đơn hƣớng thì phƣơng pháp trích PCA là phù hợp. Nhƣ vậy, đối với cỡ mẫu vừa phải thì và đơn hƣớng

nhƣ TOI thì sử dụng phương pháp PCA. Riêng thang đo đa hƣớng nhƣ ABS (do có

sử dụng thang đo nghịch chiều) và PSM thì sửdụng phương pháp trích PAF.

Đối với hệ số tải các nhân tố (FL - factor loadings), theo Hair và cộng sự (1998) thì để đảm bảo mức ý nghĩa của EFA, giá trị FL tối thiểu phải lớn hơn 0.3. Trƣờng hợp, FL>4 thì yếu tố đƣợc xem là quan trọng và >0.5 thì đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nhƣ vậy, để đánh giá đƣợc thực tế của thang đo, nghiên cứu này sẽ loại bỏ các yếu tố có FL nhỏ hơn 0.55. Đồng thời, để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố, Jabnoun & Al-Tamimi (2003) cho rằng, giá trị chêch lệch tuyệt đối giữa hai giá trị FL phải lớn hơn hoặc bằng 0.3. Nhƣ vậy, một yếu tố xuất hiện ở hai biến với giá trị FL chênh lệch dƣới 0.3 sẽ bị loại ra khỏi biến phân tích.

Ngoài ra liên quan đến tiêu chuẩn lựa chọn thang đo, Nunnally & Burnstein (1994) cho rằng các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ đƣợc chọn nếu có hệ số

Cronbach‘s Alpha từ 0.6 trở lên. Thủ tục kiểm định các thang đo trong mô hình đƣợc trình bày nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc dƣới tác động của động lực phụng sự công nghiên cứu trƣờng hợp của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72 - 73)