Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang.

Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập.

Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc từ thời Hùng Vƣơng với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến. Phú Thọ còn là miền đất lƣu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội phết (Hiền Quang), hội làng Đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nƣớc, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cƣời giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trƣng văn hoá Lạc Hồng.

Trong giai đoạn 2012 – 2014 tình hình kinh tế - xã hội cả nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng có nhiều biến động, gặp nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế phục hồi chậm, nợ xấu còn ở mức cao, sức mua của thị trƣờng yếu, sản phẩm sản xuất tồn kho nhiều, khả năng cạnh tranh thấp,.. do chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và chính sách cắt giảm đầu tƣ công, giảm chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc; bên cạnh đó là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vẫn xảy ra đã ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn. Song, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng; cùng với sự nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân, kinh tế của tỉnh đạt đƣợc kết quả tích cực trên một số lĩnh vực; văn hóa - xã hội phát triển, an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự xã hội ổn định, an sinh xã hội đƣợc từng bƣớc nâng cao.

Thứ nhất, nền kinh tế đã có sự tăng trƣởng khá. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2012 – 2014 đạt 6%/năm, trong đó riêng năm 2013, dù gặp rất nhiều khó khăn cả từ bên trong và bên ngoài nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt mức 5,63%.

của Phú Thọ

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tốc độ tăng trƣởng (%) 5,8 6,34 5,63

Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ, 2014

Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ vẫn còn hạn chế, quy mô còn nhỏ, nên số tuyệt đối tăng thêm không nhiều. Điều này phản ánh phần nào quy mô kinh tế của một tỉnh trung du miền núi còn nghèo nàn, lạc hậu.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4%/năm. Tại nhiều địa phƣơng, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng trồng những cây rau màu có giá trị kinh tế cao đã đem lại thu nhập 60 – 70 triệu đồng/ha. Đặc biệt, sau 2 năm liên tục sản lƣợng lƣơng thực bị giảm sút, năm 2014 đã đạt 61,8 nghìn tấn. Tổng diện tích chè 16,1 nghìn ha, năng suất đạt 98,5 tạ/ha (tăng 4,5 tạ/ha), sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 142,7 nghìn tấn, tăng 4,8% so với năm 2013. Hiện nay, Phú Thọ là tỉnh đứng thứ 2 trong 11 tỉnh vùng Đông Bắc Bộ về sản xuất lƣơng thực, nhờ đó vấn đề an ninh lƣơng thực của tỉnh đƣợc đảm bảo và còn giành đƣợc một phần để chăn nuôi. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 8.316 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2011. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,2% so với năm 2013, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 8,1%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,1%; sản xuất và phân phối điện khí đốt tăng 7,1%. Trong tổng số 22 sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có 13 sản phẩm tăng so với năm 2013 và 09 sản phẩm giảm so với năm 2013. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trƣởng thấp hơn bình quân chung của cả nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu là do sức mua của thị trƣờng yếu; vật tƣ nguyên liệu đầu vào, cƣớc vận tải tăng giá; một số dự án mới có giá trị sản xuất lớn chƣa đi vào sản xuất kinh doanh ổn định trong năm 2014; công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp của một số ngành, địa phƣơng còn thiếu chủ động, chƣa sâu sát cơ sở để đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp gặp khó khăn; nhiều dự án vẫn khó khăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không triển khai XDCB đƣợc; dự án xây dựng xong chƣa đƣa vào sản xuất đƣợc hoặc đã sản xuất lại giảm sản lƣợng.

Thứ hai, cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể, năm 2012 Nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 33,1%; công nghiệp - xây dựng 33,2%; dịch vụ 33,7% thì đến năm 2014 khu vực Nông lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 26,7%; công nghiệp - xây dựng 36,01% và dịch vụ đạt 37,19%. Trong đó, tỷ trọng giá trị nông – lâm nghiệp – thuỷ sản giảm đƣợc 1,2% (trong khi giá trị tuyệt đối vẫn tăng thêm 130 tỷ đồng); còn công nghiệp và dịch vụ thì tăng cả tỷ trọng lẫn giá trị.

Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 (theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: %

Ngành 2012 2013 2014

Nông Lâm Nghiệp 33,10 29,80 26,70

Công Nghiệp – Xây Dựng 33,20 34,50 36,01

Dịch Vụ 33,70 35,00 37,19

Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ, 2014

Thứ ba, xuất khẩu có bƣớc phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sản lƣợng hàng hoá xuất khẩu của Phú Thọ ngày càng tăng, nhất là các mặt hàng truyền thống. Hiện nay, hàng hoá của tỉnh đã có mặt tại nhiều thị trƣờng lớn nhƣ: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc … Thứ tƣ, vấn đề việc làm và thu nhập của dân cƣ đã đƣợc giải quyết có hiệu quả. Cùng với việc chú trọng khôi phục và phát triển các ngành nghề có thế mạnh nhƣ chế biến nông sản – thực phẩm, chế biến lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng…, tỉnh đã đƣa ra các chính sách theo hƣớng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, nhờ đó giải quyết việc làm cho 22,9 nghìn ngƣời năm 2014, tăng 3,3%, tạo việc làm mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14,5 nghìn ngƣời tăng 3,5% so năm 2013; xuất khẩu lao động 2.705 ngƣời; tổ chức đào tạo nghề cho 23,1 nghìn lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 52)