5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và
của một số nước
1.2.1.1. Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia đƣợc biết đến với cái tên “Vƣơng quốc của các doanh nghiệp”. Các DNNVV ở Nhật Bản lại là “Vua của vƣơng quốc”, chiếm tới 99% tổng số DN hiện đang hoạt động tại nƣớc này và giữ một vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Vì những lý do đó, chính phủ Nhật Bản luôn duy trì chính sách hỗ trợ tối đa cho nhóm đối tƣợng này.
a. Hệ thống tài chính tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có thể nói, trong việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, Nhật Bản là một trong những quốc gia thành công nhất. Để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, chính phủ đã xây dựng đa dạng các loại hình tổ chức tài chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quốc doanh phục vụ cho các chính sách của Nhà nƣớc (State- owned and policy-based financial institutions) cung cấp vốn cho sự phát triển của các DNNVV. Các tổ chức tài chính này đƣợc thành lập lần lƣợt sau chiến tranh và đã đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong việc đầu tƣ đổi mới công nghệ. Chính sự tiên phong của các tổ chức tài chính quốc doanh là yếu tố thúc đẩy các tổ chức tài chính phi chính phủ khác đầu tƣ vào lĩnh vực này. Bằng cách đó, chính sách này có tác dụng rất lớn trong việc chuyển dịch một lƣợng vốn không nhỏ trong nền kinh tế vào đầu tƣ đổi mới công nghệ.
Hệ thống tài chính tài trợ vốn của Nhật Bản bao gồm các tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách và các tổ chức tài chính bảo lãnh tín dụng.
- Các tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách
Ba tổ chức tài chính quốc doanh đƣợc Nhà nƣớc tài trợ và kiểm soát trực tiếp, chuyên phục vụ các DNNVV là Tập đoàn Tài chính Nhật Bản Phục vụ các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Tập đoàn Tài chính Quốc gia và Ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng Công Thƣơng Nhật Bản. Các khoản cho vay của 3 tổ chức tài chính này cho các DNNVV chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn đầu tƣ của Nhật Bản.
Các tổ chức tài chính khác nhau sẽ có thứ tự ƣu tiên tài trợ khác nhau. Theo đó, Tập đoàn Tài chính Nhật Bản phục vụ cho các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa chủ yếu hỗ trợ cho các DNNVV có quy mô lớn nhất. Các khoản cho vay của tập đoàn này đối với các doanh nghiệp hội đủ điều kiện đƣợc phân thành 2 dạng: các khoản vay phổ biến phục vụ cho nhu cầu mua sắm trang thiết bị (bao gồm đất đai, nhà xƣởng và máy móc) và các khoản cho vay đặc biệt phục vụ cho việc đầu tƣ phát triển công nghệ mới vì lợi ích xuất khẩu.
Ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng Công Thƣơng Nhật Bản chủ yếu cung cấp vốn cho các doanh nghiệp thành viên. Trong đó, tùy thuộc vào lƣợng vốn cho vay mà các điều kiện phê duyệt, lãi suất và chính sách ƣu đãi là khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhau. Nhìn chung, các doanh nghiệp mới thành lập có thể đƣợc Ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng Công Thƣơng Nhật Bản chấp thuận cho vay không cần tài sản đảm bảo tối đa khoảng 10 triệu Yên. Trong trƣờng hợp cần thiết, các doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể nộp đơn xin vay vốn tới Tập đoàn Tài chính Nhật Bản phục vụ các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa với lãi suất cho vay thƣờng là thấp, dài hạn và phi lợi nhuận. Thậm chí, khi gặp thua lỗ, các doanh nghiệp mới thành lập có thể nộp đơn xin chính phủ trợ giúp tài chính. Bằng cách thiết lập các tổ chức tài chính đặc biệt phục vụ chính sách, chính phủ đã phân chia khu vực kinh doanh của các ngân hàng phục vụ chính sách với các ngân hàng thƣơng mại một cách hiệu quả. Việc làm này không chỉ giúp đảm bảo cho hoạt động độc lập của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc mà còn hỗ trợ đắc lực cho chính sách phát triển DNNVV, giúp giải quyết các vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp này.
- Các tổ chức bảo lãnh tín dụng
Ban đầu, các địa phƣơng thành lập các hiệp hội bảo lãnh tín dụng bảo lãnh cho các khoản nợ của DNNVV với các tổ chức tài chính phi chính phủ. Các hiệp hội bảo lãnh tín dụng ủy thác cho các tổ chức tài chính hoặc các cơ quan xã hội xác minh thông tin về các doanh nghiệp xin cấp bảo lãnh, và trích từ 0.5%-1% giá trị các khoản cho vay để làm phí bảo lãnh. Tiếp sau đó, chính phủ thành lập quỹ bảo hiểm tín dụng vào năm 1958. Một mặt, quỹ này đảm bảo cho các khoản cho vay đƣợc cấp bởi các hiệp hội bảo hiểm tín dụng (trong trƣờng hợp các DNNVV không có khả năng hoàn trả khoản vay, các hiệp hội này vẫn có thể đƣợc hoàn trả từ 70-80% tiền bảo hiểm), mặt khác, quỹ bảo hiểm cấp những khoản vốn vay ngắn và dài hạn cho các hiệp hội bảo lãnh tín dụng. Trong vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng, quỹ bảo hiểm đảm bảo sự vận hành ổn định của các hiệp hội bảo lãnh tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để giúp các DNNVV thỏa mãn nhu cầu về vốn và phát huy những đóng góp quan trọng của các DN này cho nền kinh tế quốc gia và một số lĩnh vực xã hội, Nhật Bản đã cải thiện các chính sách trợ cấp kinh tế, chủ yếu bao gồm chính sách trợ cấp tài chính và chính sách cho vay ƣu đãi.
- Với chính sách trợ cấp tài chính, chính phủ sẽ tài trợ trực tiếp cho đầu tƣ đổi mới công nghệ để khuyến khích các DNNVV áp dụng những công nghệ mới. Theo Luật khuyến khích các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Nhật Bản cấp vốn cho các DNNVV sáng tạo để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật. - Với chính sách tín dụng ƣu đãi, chính phủ cấp những khoản vay với lãi suất thấp (lãi suất thấp hơn so với lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại) cho các DNNVV thông qua các ngân hàng phục vụ chính sách. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể có đủ vốn để phát triển công nghệ mới, thuê mƣớn trang thiết bị, nâng cấp công suất vận hành của máy móc từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong trƣờng hợp các DNNVV bị yếu thế trong cạnh tranh, chính phủ sẽ bảo hộ bằng cách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn.
c. Các kênh tài trợ trực tiếp
Sau chiến tranh, chính phủ đã huy động một lƣợng vốn cần thiết để thành lập các công ty xúc tiến đầu tƣ phục vụ các DNNVV. Năm 1963, Nhật Bản xây dựng Luật Các Công ty Xúc tiến Đầu tƣ Phục vụ Các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa với mục tiêu tăng cƣờng nguồn vốn cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Theo Luật này, các công ty xúc tiến đầu tƣ phục vụ các DNNVV đƣợc thành lập ở Tokyo, Osaka và Nagoya để hỗ trợ cho việc nâng cấp cấu trúc ngành công nghiệp, giúp đỡ các DNNVV trong việc niêm yết chứng khoán và gia tăng nguồn vốn sở hữu, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, các công ty xúc tiến đầu tƣ có trách nhiệm hƣớng dẫn kinh doanh và công nghệ cho các doanh nghiệp này. Kể từ sau khi thành lập, các công ty này phát triển thuận lợi và đã giúp tăng vốn cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một số lƣợng lớn các DNNVV. Ngoài ra, sau khi các DNNVV đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, mặc dù các công ty xúc tiến đầu tƣ vẫn giữ vai trò là cổ đông đầu tƣ dài hạn, nhƣng họ không quan tâm đến lợi nhuận thu về từ việc đầu tƣ.
- Chính phủ cho phép và khuyến khích các DNNVV phát hành cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác ra công chúng. Năm 1996, chính phủ đã thành lập một quỹ đầu tƣ mạo hiểm để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm phát hành trái phiếu và thậm chí trực tiếp tài trợ cho trái phiếu của các doanh nghiệp này dƣới danh nghĩa chính phủ.
- Chính phủ thành lập sàn giao dịch thứ cấp độc lập với sàn giao dịch sơ cấp. Tại Nhật Bản, sàn giao dịch thứ cấp quản lý các giao dịch phi chính thức (OTC) nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ tài chính và chuyển nhƣợng của các DNNVV. Các điều kiện niêm yết trên thị trƣờng thứ cấp rất lỏng lẻo với mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời nhƣng có tiềm năng phát triển đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch này.
- Những phƣơng thức tài trợ khác, ví dụ nhƣ hoạt động cho thuê trang thiết bị dựa trên Luật Xúc tiến Hiện đại hóa các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa có thể giúp các doanh nghiệp này kịp thời ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào kinh doanh và cải tiến công nghệ.
1.2.1.2. Thái Lan
Đối với DNNVV tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là một khó khăn lớn nhất, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của DNNVV, tại Thái Lan, vấn đề cơ bản là hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, coi trọng các sản phẩm mang tính truyền thống dân tộc độc đáo.
Việc hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV chủ yếu là chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao chất lƣợng tay nghề lao động và ngƣời quản lý, cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ở Thái Lan đều coi trọng tạo mối quan hệ hợp tác DNNVV và các doanh nghiệp lớn, có quy định pháp lý bắt các doanh nghiệp lớn phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, cả vốn, kỹ thuật, công nghệ và hoạt động kinh doanh; còn DNNVV trở thành vệ tinh, tham gia chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho doanh nghiệp lớn. Ở Thái Lan còn quy định mỗi doanh nghiệp lớn có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và một số doanh nghiệp vừa có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp nhỏ. Thái Lan rất coi trọng các hình thức tổ chức hợp tác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, giúp nhau giải quyết đầu vào và đầu ra cho DNNVV, đặc biệt tạo thuận lợi cho vay vốn ngân hàng. Do tính cấp thiết của DNNVV về mặt hợp tác.
1.2.2. Kinh nghiệm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số tỉnh của Việt Nam của một số tỉnh của Việt Nam
1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Để giúp các DNNVV tiếp cận và đổi mới công nghệ, chính quyền tỉnh Bình Dƣơng xác định yêu cầu phát triển thị trƣờng công nghệ, đang tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hƣớng tạo điều kiện gắn kết giữa các cơ quan khoa học – công nghệ và doanh nghiệp; tổ chức hội chợ thiết bị công nghệ (Techmart) định kỳ tại địa phƣơng, xây dựng Techmart ảo, phòng giao dịch công nghệ, xây dựng Website Khoa học và Công nghệ Bình Dƣơng để tƣ vấn về công nghệ; đẩy mạnh Chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động khoa học – công nghệ ; đẩy mạnh hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và thành lập doanh nghiệp khoa học – công nghệ.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đi đầu trong việc hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ. Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp trợ giúp đồng bộ cho DNNVV. Thành phố thành lập Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại Đầu tƣ (ITPC) hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tin, tổ chức các khoá đào tạo và huấn luyện quản trị doanh nghiệp. Lãnh đạo các sở ban ngành thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp để tìm hiểu những khó khăn vƣớng mắc và tìm biện pháp tháo gỡ kịp thời; Xây dựng cổng giao dịch điện tử dành cho DNNVV giới thiệu sản phẩm, thực hành kinh doanh trên mạng để giảm các chi phí và tiếp cận thị trƣờng tốt nhất, …
1.2.2.3. Hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng đƣợc một hệ thống ƣu đãi tài chính cho chuyển giao công nghệ. Một số chính sách ƣu đãi mới cũng đƣợc thể hiện qua Luật Khoa học công nghệ (KHCN) năm 2013, trong đó quy định, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN) cho việc thực hiện nhiệm vụ KHCN. Các dự án của doanh nghiệp (DN) ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN để tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm có thể đƣợc hỗ trợ đến 30% tổng vốn đầu tƣ; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tƣ cho dự án thực hiện ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tƣ cho dự án thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc lĩnh vực ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc.
Nhà nƣớc cũng cung cấp một số lợi ích trực tiếp cho DN hoạt động trong các ngành trọng điểm thông qua các chƣơng trình kinh tế - kỹ thuật trọng điểm quốc gia. Các chƣơng trình này cung cấp vốn hỗ trợ trực tiếp cho DN hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể; thậm chí hỗ trợ có thể còn đƣợc mở rộng ra các dịch vụ của Nhà nƣớc bao gồm tƣ vấn, chuyển giao công nghệ hoặc đào tạo. Ngoài ra, các chƣơng trình KHCN trọng điểm cũng đƣợc xây dựng thành một phần của kế hoạch 5 năm.
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia thành lập theo Quyết định 1342/QĐ- TTg ngày 5/8/2013 với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng từ NSNN. Quỹ có chức năng cho vay ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chuyển giao nghiên cứu, đổi mới công nghệ. Cụ thể, theo Thông tƣ liên tịch số 120/2014/TTLT-BTC-BKHCN về hƣớng dẫn quản lý tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính đối với Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, thì nguồn vốn của Quỹ đƣợc sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sau:
Thứ nhất, tài trợ cho các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của doanh nghiệp; sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới; chuyển giao, hoàn thiện, sáng tạo công nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia;
Thứ hai, tài trợ dự án ƣơm tạo công nghệ;
Thứ ba, tài trợ các đề tài nghiên cứ lập dự án nghiên cứu tiền khả thi, dự án khả thi cho tổ chức doanh nghiệp, cá nhân; đề tài nghiên cứu về tìm kiếm, giải mã công nghệ, khai thác sáng chế, cải tiến kỹ thuật cho phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến;
Thứ tƣ, tài trợ dự án nhân rộng, phổ biến, giới thiệu và chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực nông thôn, miền núi;
Thứ năm, tài trợ dự án đào tạo nhân lực KHCN phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho DN.
Đồng thời, chƣơng trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài đến năm 2020 mới ban hành năm 2014 còn hỗ trợ các tổ chức, DN một phần chi phí xây dựng thuyết minh dự án và một phần kinh phí thực hiện đối với dự án chuyển giao công nghệ có tính khả thi… Nhìn chung, việc tăng thêm các chính sách mới hỗ trợ DN đã cho thấy sự thúc bách của việc đẩy nhanh chuyển giao và ứng dụng công nghệ ở Việt Nam.
Chƣa kể, nguồn vốn tự có của DN để đầu tƣ đổi mới và chuyển giao