Sự cần thiết phải hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mớ

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mớ

Hoạt động đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp làm ra. Tuy nhiên, quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn.

Do quy mô nhỏ và vừa nên vốn ít, nhìn chung, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, đã cản trở quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hơn nữa, ở nƣớc ta hiện nay thị trƣờng khoa học và công nghệ mới đƣợc hình thành, cung – cầu về khoa học công nghệ còn chƣa thực sự gắn kết. Do vậy, các DNNVV nhìn chung còn thiếu thông tin về công nghệ và thông tin về thị trƣờng, thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức nghiên cứu – triển khai bên ngoài…

Chính vì vậy, để giúp các DNNVV Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần thiết phải có chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.4.1. Nhóm các yếu tố chủ quan

- Năng lực công nghệ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất phát từ thực trạng năng lực công nghệ của khối doanh nghiệp này. Trong thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc điểm của thị trƣờng hiện đại là cạnh tranh mang tính toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Dƣới góc độ đó cùng với vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế và xã hội thì nếu năng lực nội tại của các doanh nghiệp này yếu kém thì sẽ khiến cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc sẽ thất bại. Một trong những yếu tố quyết định năng lực của doanh nghiệp là năng lực công nghệ. Xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát từ thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp thì Nhà nƣớc sẽ có sự hỗ trợ trong đổi mới công nghệ đối với các DNNVV.

- Năng lực tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó số lƣợng doanh nghiệp vi mô chiếm một vị trí đáng kể. Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 50% lực lƣợng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hằng năm. Tuy nhiên, hiện nay một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thiếu vốn, số lƣợng doanh nghiệp này tiếp cận đƣợc vốn của các ngân hang thƣơng mại thƣờng chỉ chiếm khoảng 30%. Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn là do hạn chế về năng lực tài chính. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn dƣới 5 tỷ đồng vẫn chiếm đa số. Và hầu hết các ngân hàng đều chƣa mạnh dạn cho các doanh nghệp nhỏ vay nếu không có tài sản đảm bảo. Do nguồn vốn hạn chế, các DNV &N thƣờng gặp khó khăn lớn để triển khai công tác nghiên cứu hoặc thực hiện các ý đồ đổi mới sản phẩm hoặc quy trình công nghệ. Bởi vậy, việc thực hiện một cơ chế chia sẻ rủi ro đối với các doanh nghiệp ở giai đoạn nghiên cứu này có tầm quan trọng đặc biệt.

Chính vì nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, cải thiện năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.1.4.2. Nhóm các yếu tố khách quan

- Áp lực cạnh tranh:

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực thì áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

càng lớn. Điều đó phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng có thể đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận thong qua một số chỉ tiêu nhƣ năng suất, chất lƣợng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hoá, dịch vụ đƣợc cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất là khả năng của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt đƣợc mục tiêu quan trọng nhất: lợi nhuận. Áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến từ 5 hƣớng: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, ngƣời mua, ngƣời cung ứng, các đối thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế.

Khả năng cạnh tranh chủ yếu tập trung ở chất lƣợng hàng hoá, kiểu dáng mẫu mã hợp thị hiếu, sử dụng an toàn tiện lợi, giá thành - giá cả thấp; chất lƣợng dịch vụ: nhanh, thuận tiện, trung thực, an toàn, giá chấp nhận đƣợc. Chất lƣợng hàng hoá cũng nhƣ dịch vụ ổn định và ngày càng nâng cao.

Khả năng cạnh tranh phụ thuộc 2 yếu tố cơ bản sau:

-Các yếu tố vĩ mô thuộc về môi trƣờng cạnh tranh: chủ trƣơng của Chính phủ, luật pháp, chính sách khuyến khích hay hạn chế, cơ chế quản lý điều hành của Nhà nƣớc, thị trƣờng và cơ sở hạ tầng.

-Các yếu tố vi mô thuộc nội lực của doanh nghiệp, nhƣ vốn, cơ cấu vốn, công nghệ, trình độ ngƣời lao động, kỹ năng quản lý, …

Đứng trƣớc áp lực cạnh tranh nhƣ vậy thì sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trong việc đổi mới công nghệ là cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với nội lực yếu về vốn, về công nghệ trên thị trƣờng.

- Chính sách của nhà nƣớc về Đổi mới công nghệ

Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đã thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đổi mới cũng là nguồn cung cấp các giải pháp để vƣợt qua những thách đố cả về mặt xã hội, y tế và môi trƣờng. Riêng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), đổi mới đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự tăng trƣởng và thành công mang tính chiến lƣợc. Bởi vậy, muốn thúc đẩy phát triển khu vực này, cần phải hiểu rõ nội dung của quá trình đổi mới và các yếu tố có tác động tới quá trình này để đề ra chính sách và giải pháp thích hợp về đổi mới công nghệ.

1.2. Cơ sở thực tiễn về hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa

1.2.1. Kinh nghiệm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước của một số nước

1.2.1.1. Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia đƣợc biết đến với cái tên “Vƣơng quốc của các doanh nghiệp”. Các DNNVV ở Nhật Bản lại là “Vua của vƣơng quốc”, chiếm tới 99% tổng số DN hiện đang hoạt động tại nƣớc này và giữ một vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Vì những lý do đó, chính phủ Nhật Bản luôn duy trì chính sách hỗ trợ tối đa cho nhóm đối tƣợng này.

a. Hệ thống tài chính tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có thể nói, trong việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, Nhật Bản là một trong những quốc gia thành công nhất. Để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, chính phủ đã xây dựng đa dạng các loại hình tổ chức tài chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quốc doanh phục vụ cho các chính sách của Nhà nƣớc (State- owned and policy-based financial institutions) cung cấp vốn cho sự phát triển của các DNNVV. Các tổ chức tài chính này đƣợc thành lập lần lƣợt sau chiến tranh và đã đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong việc đầu tƣ đổi mới công nghệ. Chính sự tiên phong của các tổ chức tài chính quốc doanh là yếu tố thúc đẩy các tổ chức tài chính phi chính phủ khác đầu tƣ vào lĩnh vực này. Bằng cách đó, chính sách này có tác dụng rất lớn trong việc chuyển dịch một lƣợng vốn không nhỏ trong nền kinh tế vào đầu tƣ đổi mới công nghệ.

Hệ thống tài chính tài trợ vốn của Nhật Bản bao gồm các tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách và các tổ chức tài chính bảo lãnh tín dụng.

- Các tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách

Ba tổ chức tài chính quốc doanh đƣợc Nhà nƣớc tài trợ và kiểm soát trực tiếp, chuyên phục vụ các DNNVV là Tập đoàn Tài chính Nhật Bản Phục vụ các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Tập đoàn Tài chính Quốc gia và Ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng Công Thƣơng Nhật Bản. Các khoản cho vay của 3 tổ chức tài chính này cho các DNNVV chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn đầu tƣ của Nhật Bản.

Các tổ chức tài chính khác nhau sẽ có thứ tự ƣu tiên tài trợ khác nhau. Theo đó, Tập đoàn Tài chính Nhật Bản phục vụ cho các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa chủ yếu hỗ trợ cho các DNNVV có quy mô lớn nhất. Các khoản cho vay của tập đoàn này đối với các doanh nghiệp hội đủ điều kiện đƣợc phân thành 2 dạng: các khoản vay phổ biến phục vụ cho nhu cầu mua sắm trang thiết bị (bao gồm đất đai, nhà xƣởng và máy móc) và các khoản cho vay đặc biệt phục vụ cho việc đầu tƣ phát triển công nghệ mới vì lợi ích xuất khẩu.

Ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng Công Thƣơng Nhật Bản chủ yếu cung cấp vốn cho các doanh nghiệp thành viên. Trong đó, tùy thuộc vào lƣợng vốn cho vay mà các điều kiện phê duyệt, lãi suất và chính sách ƣu đãi là khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhau. Nhìn chung, các doanh nghiệp mới thành lập có thể đƣợc Ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng Công Thƣơng Nhật Bản chấp thuận cho vay không cần tài sản đảm bảo tối đa khoảng 10 triệu Yên. Trong trƣờng hợp cần thiết, các doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể nộp đơn xin vay vốn tới Tập đoàn Tài chính Nhật Bản phục vụ các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa với lãi suất cho vay thƣờng là thấp, dài hạn và phi lợi nhuận. Thậm chí, khi gặp thua lỗ, các doanh nghiệp mới thành lập có thể nộp đơn xin chính phủ trợ giúp tài chính. Bằng cách thiết lập các tổ chức tài chính đặc biệt phục vụ chính sách, chính phủ đã phân chia khu vực kinh doanh của các ngân hàng phục vụ chính sách với các ngân hàng thƣơng mại một cách hiệu quả. Việc làm này không chỉ giúp đảm bảo cho hoạt động độc lập của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc mà còn hỗ trợ đắc lực cho chính sách phát triển DNNVV, giúp giải quyết các vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp này.

- Các tổ chức bảo lãnh tín dụng

Ban đầu, các địa phƣơng thành lập các hiệp hội bảo lãnh tín dụng bảo lãnh cho các khoản nợ của DNNVV với các tổ chức tài chính phi chính phủ. Các hiệp hội bảo lãnh tín dụng ủy thác cho các tổ chức tài chính hoặc các cơ quan xã hội xác minh thông tin về các doanh nghiệp xin cấp bảo lãnh, và trích từ 0.5%-1% giá trị các khoản cho vay để làm phí bảo lãnh. Tiếp sau đó, chính phủ thành lập quỹ bảo hiểm tín dụng vào năm 1958. Một mặt, quỹ này đảm bảo cho các khoản cho vay đƣợc cấp bởi các hiệp hội bảo hiểm tín dụng (trong trƣờng hợp các DNNVV không có khả năng hoàn trả khoản vay, các hiệp hội này vẫn có thể đƣợc hoàn trả từ 70-80% tiền bảo hiểm), mặt khác, quỹ bảo hiểm cấp những khoản vốn vay ngắn và dài hạn cho các hiệp hội bảo lãnh tín dụng. Trong vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng, quỹ bảo hiểm đảm bảo sự vận hành ổn định của các hiệp hội bảo lãnh tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để giúp các DNNVV thỏa mãn nhu cầu về vốn và phát huy những đóng góp quan trọng của các DN này cho nền kinh tế quốc gia và một số lĩnh vực xã hội, Nhật Bản đã cải thiện các chính sách trợ cấp kinh tế, chủ yếu bao gồm chính sách trợ cấp tài chính và chính sách cho vay ƣu đãi.

- Với chính sách trợ cấp tài chính, chính phủ sẽ tài trợ trực tiếp cho đầu tƣ đổi mới công nghệ để khuyến khích các DNNVV áp dụng những công nghệ mới. Theo Luật khuyến khích các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Nhật Bản cấp vốn cho các DNNVV sáng tạo để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật. - Với chính sách tín dụng ƣu đãi, chính phủ cấp những khoản vay với lãi suất thấp (lãi suất thấp hơn so với lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại) cho các DNNVV thông qua các ngân hàng phục vụ chính sách. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể có đủ vốn để phát triển công nghệ mới, thuê mƣớn trang thiết bị, nâng cấp công suất vận hành của máy móc từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong trƣờng hợp các DNNVV bị yếu thế trong cạnh tranh, chính phủ sẽ bảo hộ bằng cách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn.

c. Các kênh tài trợ trực tiếp

Sau chiến tranh, chính phủ đã huy động một lƣợng vốn cần thiết để thành lập các công ty xúc tiến đầu tƣ phục vụ các DNNVV. Năm 1963, Nhật Bản xây dựng Luật Các Công ty Xúc tiến Đầu tƣ Phục vụ Các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa với mục tiêu tăng cƣờng nguồn vốn cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Theo Luật này, các công ty xúc tiến đầu tƣ phục vụ các DNNVV đƣợc thành lập ở Tokyo, Osaka và Nagoya để hỗ trợ cho việc nâng cấp cấu trúc ngành công nghiệp, giúp đỡ các DNNVV trong việc niêm yết chứng khoán và gia tăng nguồn vốn sở hữu, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, các công ty xúc tiến đầu tƣ có trách nhiệm hƣớng dẫn kinh doanh và công nghệ cho các doanh nghiệp này. Kể từ sau khi thành lập, các công ty này phát triển thuận lợi và đã giúp tăng vốn cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một số lƣợng lớn các DNNVV. Ngoài ra, sau khi các DNNVV đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, mặc dù các công ty xúc tiến đầu tƣ vẫn giữ vai trò là cổ đông đầu tƣ dài hạn, nhƣng họ không quan tâm đến lợi nhuận thu về từ việc đầu tƣ.

- Chính phủ cho phép và khuyến khích các DNNVV phát hành cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác ra công chúng. Năm 1996, chính phủ đã thành lập một quỹ đầu tƣ mạo hiểm để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm phát hành trái phiếu và thậm chí trực tiếp tài trợ cho trái phiếu của các doanh nghiệp này dƣới danh nghĩa chính phủ.

- Chính phủ thành lập sàn giao dịch thứ cấp độc lập với sàn giao dịch sơ cấp. Tại Nhật Bản, sàn giao dịch thứ cấp quản lý các giao dịch phi chính thức (OTC) nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ tài chính và chuyển nhƣợng của các DNNVV. Các điều kiện niêm yết trên thị trƣờng thứ cấp rất lỏng lẻo với mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)