Nhóm các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Nhóm các yếu tố khách quan

- Áp lực cạnh tranh:

Trong những năm gần đây khi mà thị công nghệ ngày càng phát triển ở một số các tỉnh thành trên cả nƣớc, nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ đổi mới công nghệ cho ra các sản phẩm chất lƣợng cao, giá cả hợp lý, mẫu mã ƣa nhìn đã chiếm đƣợc thị hiếu khách hàng tạo ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Nhiều năm liên tiếp, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Phú Thọ tụt hạng, nhiều chỉ số rất thấp trong bảng xếp hạng giữa các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Phú Thọ đã giảm mạnh trong 3 năm gần đây.

Bảng 3.10: Năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ, 2011 -2014

Năm Xếp hạng Nhóm xếp hạng 2011 27/63 Tốt 2012 40/63 Khá 2013 54/63 Tƣơng đối thấp 2014 39/63 Khá Nguồn: VCCI, 2011 - 2014

Từ vị trí 27/63 tỉnh, thành phố năm 2011, đến năm 2014 đã tụt xuống 39/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, chỉ số về thời gian thấp nhất cả nƣớc, không đạt mức điểm trung bình; chỉ số minh bạch, năng động, bình đẳng cũng đạt mức điểm dƣới trung bình. Các chỉ số chi phí không chính thức ngoài quy định, dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ hỗ trợ doanh nghiệp, pháp lý, đào tạo … mặc dù đã tăng so với trƣớc nhƣng vẫn đứng ở vị trí “đội sổ” so với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

Bảng 3.11: Các chỉ số

tỉnh Phú Thọ

ĐVT: (%)

Chỉ số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Gia nhập thị trƣờng 8.43 9.05 7.28 8.26

Tiếp cận đất đai 5.6 5.97 5.97 5.77

Tính minh bạch 5.87 5.47 4.91 5.65

Chi phí thời gian 6.9 6.26 4.89 6.42

Chi phí không chính thức 6.93 5.93 6.58 5.15

Tính năng động 5.61 4.63 3.93 3.9

Hỗ trợ doanh nghiệp 4.89 4 5.84 6.46

Đào tạo lao động 4.7 4.57 5.05 5.57

Thiết chế pháp lý 4.96 2.95 5.13 5.31

Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A 4.24 4.76

PCI 60.31 55.54 53.91 57.72

Nguồn: http://www.pcivietnam.org/phu-tho

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Phú Thọ đã giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Từ vị trí 27/63 tỉnh, thành phố năm 2011, đến năm 2014 đã tụt xuống 54/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, chỉ số về thời gian thấp nhất cả nƣớc, không đạt mức điểm trung bình; chỉ số minh bạch, năng động, bình đẳng cũng đạt mức điểm dƣới trung bình. Các chỉ số chi phí không chính thức ngoài quy định, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, pháp lý, đào tạo… mặc dù đã tăng so với trƣớc nhƣng vẫn đứng ở vị trí “đội sổ” so với các tỉnh, thành trong cả nƣớc. Nhằm khắc phục vị trí cuối trong bảng xếp hạng, tỉnh Phú Thọ đã thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra nguyên nhân yếu kém trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế địa phƣơng.

Tỉnh ủy đã đƣa ra nhiều giải pháp và mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện thứ hạng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, Tỉnh uỷ đã giao cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn xây dựng và thực hiện nghiêm lộ trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu cụ thể.

Để cải thiện vị trí xếp hạng, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, thời gian gần đây, tỉnh Phú Thọ liên tục thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số CPI. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tập trung rà soát lại điều chỉnh các cơ chế, chính sách, quy định và các thủ tục hành chính cho phù hợp.

UBND tỉnh nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó trực tiếp giao cho các sở, ngành theo dõi, đánh giá từng chỉ số năng lực cạnh tranh; hàng tháng, hàng quý có đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời chấn chỉnh lại bộ phận “một cửa”, xử lý nghiêm những cán bộ gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp, nhân dân; rà soát và bố trí cán bộ cán bộ có năng lực, trách nhiệm. Mặt khác, tỉnh cập nhật thƣờng xuyên những chủ trƣơng chính sách đầu tƣ mới, thực hiện công khai minh bạch các kế hoạch, quy hoạch của các ngành, lĩnh vực để các nhà đầu tƣ đƣợc tiếp cận bình đẳng.

Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo các ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay; lãnh đạo tỉnh thƣờng xuyên trao đổi gặp gỡ các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn; tạo môi trƣờng thuận lợi, thông thoáng trong thực hiện cấp phép đầu tƣ; nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện đầu tƣ dự án; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ban hành cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tƣ… 4 tháng đầu năm 2014 với 57,72 điểm, tỉnh Phú Thọ đƣợc đánh giá là tỉnh có PCI ở mức độ khá xếp thứ 39, tăng 3,81 điểm và 15 bậc so với năm 2013.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không đầu tƣ đổi mới công nghệ khi sản xuất ra sản phẩm không tiêu thụ đƣợc đã phải giải thể. Nh doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất ra sản phẩm bán đƣợc rất ít nên sản xuất chỉ cầm chừng vì lý do là quá trình đầu tƣ đổi mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nghệ chậm hơn các doanh nghiệp khác, khi sản xuất ra sản phẩm không chiếm đƣợc thị trƣờng có thì cũng rất ít.

- Chính sách của nhà nƣớc về Đổi mới công nghệ:

Chính sách của nhà nƣớc về đổi mới công nghệ là chủ trƣơng đúng đắn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của cả nƣớc nói chung và của tỉnh phú Thọ nói riêng, giúp cho các doanh nghiệp năng động hơn và có tính cạnh tranh hơn với các doanh nghiệp khác trong nƣớc và nƣớc ngoài. Song các chính sách của nhà nƣớc về đổi mới công nghệ còn bất cập, nhiều văn bản còn chồng chéo, thủ tục còn rƣờm rà phức tạp dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn của nhà nƣớc về hỗ trợ đổi mới công nghệ, các cán bộ làm chính sách đôi khi còn sách nhiễu, gây phiền hà cho các doanh nghiệp đến liên hệ công tác, hay làm các thủ tục cấp phép, vay vốn, xin giấy phép kinh doanh, làm thủ tục thuê đất….

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 78)