Hỗ trợ nâng cao năng lực, công nghệ trình độ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Hỗ trợ nâng cao năng lực, công nghệ trình độ kỹ thuật

Theo số liệu thống kê, số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh Phú Thọ hiện nay là 80 vạn ngƣời, Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 11,6 vạn ngƣời (khoảng 14,5%); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 28% (năm 2005) và 49% (năm 2013); trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 33%.

Bảng 3.9: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Phú Thọ

Đơn vị: %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngành Công Nghiệp, Xây Dựng 54 62 69,2

Ngành dịch vụ 66 70 75,9

Ngành Nông Lâm Nghiệp 10 18 26,7

Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ, 2012 - 2014

Qua bảng trên ta thấy, nhiều ngành nghề có tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo khá cao nhƣ ngành công nghiệp, xây dựng đạt 69,2%; ngành dịch vụ đạt 75,9%; ngành nông, lâm nghiệp đạt 26,7%. Mặc dù, tỷ lệ lao động qua đào tạo tƣơng đối cao so với trung bình của cả nƣớc, nhƣng phần lớn số lao động đƣợc đào tạo ở tỉnh lại có trình độ sơ cấp, dạy nghề thƣờng xuyên (hệ ngắn hạn). Với chất lƣợng đào tạo này, nguồn nhân lực chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Số ngƣời thất nghiệp hoặc chƣa có việc làm gần 2 vạn ngƣời.

Những con số trên phản ánh một thực trạng đang diễn ra hiện nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử dụng lao động lớn, nguồn lao động của tỉnh tƣơng đối dồi dào, nhƣng tỉ lệ lao động đƣợc giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm nhƣ trên chính là do chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tƣ chƣa có chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với lực lƣợng lao động địa phƣơng và chƣa có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và hợp lý. Xuất phát từ nguyên nhân đó, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên có trình độ giáo sƣ, tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên gia đầu ngành, thợ bậc cao về giảng dạy và làm việc tại tỉnh, xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn phát triển các hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, ngƣời lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trƣờng. Phú Thọ đã và đang tập trung huy động mọi nguồn để nâng cao chất lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn nhân lực. Tỉnh đã đầu tƣ trên 4,9 nghìn tỷ đồng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011-2015.

Tỉnh Phú Thọ đã có những chƣơng trình đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho các DNNVV. Giai đoạn 2011-2013, thực hiện đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về tổng số lớp tổ chức: 250 lớp; về

tổng số ngƣời tham dự: 8.750 lƣợt học viên; về tổng kinh phí: 5.380 triệu đồng, cụ thể các chƣơng trình nhƣ sau:

- Chương trình nâng cao năng lực quản lý và chuẩn đoán doanh nghiệp:

Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho 816 cán bộ địa phƣơng khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý. Tổng kinh phí thực hiện là 578 triệu đồng. học viên là các cán bộ quản lý ở địa phƣơng, các chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Sau khi đào tạo các học viên đã nắm đƣợc những kiến thức cơ bản, những phƣơng pháp quản lý tốt để áp dụng cho cơ sở, doanh nghiệp.

Phối hợp với tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức đƣợc 08

lớp đào tạo nâng cao kỹ năng cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp thuộc các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Nội dung đào tạo bồi dƣỡng là những vấn đề về pháp luật trong kinh doanh, các chuyên đề về Khởi sự doanh nghiệp và các chuyên đề về Quản trị doanh nghiệp nhƣ: chiến lƣợc kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân lực và quản trị maketing, kỹ năng đàm phám và nghiên cứu thâm nhập thị trƣờng, chƣơng trình nâng cao năng lực quản lý, phát triển thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp. Các nội dung trên đƣợc xây dựng cô đọng, thiết thực phù hợp với trình độ và nhu cầu thực tế các doanh nghiệp trong tỉnh. Qua nội dung đào tạo đã giúp cho các đơn vị nâng cao đƣợc trình độ quản lý, nắm bắt đƣợc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác đào tạo trợ giúp những kiến thức cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ cho các doanh nghiệp đã góp phần giúp cho doanh nghiệp giữ vững và ổn định sản xuất kinh doanh, nhất là từ năm 2011 đến nay luôn có sự biến động về kinh tế, tài chính nhƣng hầu hết các doanh nghiệp vẫn đứng vững; Góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề tập trung vào các nghề nhƣ nghề mộc, thêu ren, đính cƣờm xuất khẩu, lớp mây tre đan, thêu móc, may công nghiệp. Hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.145 học viên đạt 100% mục tiêu nghị quyết đề ra là đào tạo nghề cho 700-900 lao động hàng năm, Các Doanh nghiệp gắn đào tạo với giải quyết việc làm ổn định. Đây là một mô hình đã đƣợc triển khai trong nhiều năm và đã phát huy tốt tại các địa phƣơng, doanh nghiệp, tạo đƣợc việc làm ổn định, phù hợp với ngƣời lao động xuất phát từ làm nông nghiệp. Kinh phí thực hiện là: 2.270 triệu đồng.

- Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Hỗ trợ kinh phí xây dựng, đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm cho 16 đơn vị; hỗ trợ 23 đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tham gia Hội trợ triển lãm, để giới thiệu sản phẩm; triển khai làm 3.700 quyển Catalog quảng cáo; 31.000 tờ gấp, giới thiệu sản phẩm cho các công ty, doanh nghiệp. Tổng số kinh phí ƣớc thực hiện là 506 triệu đồng.

- Đào tạo công tác xúc tiến thương mại: Phối hợp hỗ trợ tổ chức các

khóa học trên địa bàn tỉnh cho các doạnh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể về các chƣơng trình về kỹ năng đàm phám và nghiên cứu thâm nhập thị trƣờng có sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp.

3.2.7. Phát triển thị trường công nghệ

Các DNNVV còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trƣờng quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc và thiết bị do thiếu thong tin về thị trƣờng này. Thiếu vắng chiến lƣợc công nghệ cho DNNVV, thiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông tin hƣớng dẫn và điều kiện tiếp cận công nghệ, năng lực tài chính hạn hẹp. Chính vì thế, cần phải có một thị trƣờng công nghệ để có đủ thông tin cung cấp cho các DNNVV. Tổng số các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký và đƣợc cấp Giấy chứng nhận hoặc phê duyệt từ năm 1999 đến tháng 6/2014 trên toàn quốc là 838 hợp đồng, trong đó của tỉnh Phú Thọ chỉ là 4 hợp đồng, đó là Quy trình thâm canh cây cao lƣơng ngọt cho năng suất và chất lƣợng cao đƣợc chuyển giao trên diện tích 1 ha; Quy trình công nghệ sản xuất ethanol nhiên liệu từ thân, hạt, từ bã ép cao lƣơng ngọt; Quy trình ép dầu thô từ hạt chè đƣợc chuyển giao cho các vùng trồng và thâm canh chè và Quy trình sản xuất phân bón sinh học hữu cơ đa chức năng từ bã hạt chè.

Theo thống kê, mỗi năm chỉ có khoảng 20 – 30 hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu quyền sử dụng thực hiện thành công (Tạp chí khoa học và công

nghệ, số 30, 6/2014, tr. 38-39). Tuy nhiên, trong số các hợp đồng chuyển giao

công nghệ trên thì số hợp đồng thuộc các dự án FDI chiếm trên 50%.

Nhiều hoạt động xúc tiến phát triển thị trƣờng công nghệ đã đƣợc triển khai trên toàn quốc, điển hình là chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) đã tạo môi trƣờng gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà sản xuất, kinh doanh, đƣợc xã hội đánh giá là một trong những hình thức hoạt động có hiệu quả để thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu KH&CN. Tuy nhiên, Techmart vẫn chƣa đƣợc triển khai tại tỉnh Phú Thọ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến trình trạng trên là do năng lực tài chính cũng nhƣ quy mô và số lƣợng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ còn hạn chế.

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chính sách đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Nhóm các yếu tố chủ quan

- Năng lực công nghệ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn chƣa tiếp cận đƣợc các công nghệ mang tính chất hiện đại và tiên tiến. Nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chung trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, còn nhiều doanh nghiệp chƣa thực sự quan tâm đến công nghệ mới, đổi mới công nghệ để nâng cao sản xuất, chất lƣợng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Cho nên các doanh nghiệp thƣờng là chạy theo mục tiêu trƣớc mắt, chƣa xác định đƣợc mục tiêu chiến lƣợc lâu dài, giữa các doanh nghiệp chƣa có sự liên kết hợp tác hiệu quả vì vậy các doanh nghiệp không đủ khả năng tham gia vào các dự án đòi hỏi vốn lớn và mang tính chất công nghệ cao.

Phần lớn các DNNVV Phú Thọ đang phải sử dụng công nghệ lạc hậu so với các công nghệ trên thế giới trung bình từ 2-3 thế hệ. Đặc biệt, có doanh nghiệp trong khu vực II vẫn chƣa sử dụng máy móc thiết bị từ thời những năm 1960.

Trình độ cơ giới hoá của DNNVV Phú Thọ còn ở mức thấp. Khoảng trên 50% máy móc thiết bị trong các DNNVV ở khu vực II có trƣớc 1990, chỉ khoảng trên 40% là trang bị máy móc thế hệ sau 1990. Thực trạng về công nghệ trong các DNNVV Phú Thọ cũng có sự khác biệt giữa các loại hình sở hữu. Việc giá trị mua sắm máy móc thiết bị thấp, thời gian sử dụng ngắn, điều kiện mua sắm dễ dàng đã làm cho các DNNQD có điều kiện tốt hơn trong việc trang bị máy móc, công nghệ mới.

- Năng lực tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguồn vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh nhìn chung còn hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ cho các công việc sản xuất là rất ít chủ yếu là đi vay ở các ngân hàng. Cho nên các doanh nghiệp ít chú trọng đến vấn đề đầu tƣ đổi mới công nghệ, có chăng cũng chỉ là mang tính chất chắp vá do nguồn vốn ít không đổi mới đƣợc toàn bộ dây chuyền nên chỉ đổi mới những khâu, hoặc công đoạn cần thiết, chƣa thực sự quan tâm một cách đúng mực. Vốn tự có của doanh nghiệp ít, tài sản thế chấp không đủ để vay vốn kinh doanh; Trình độ hạch toán, kế toán yếu; Nhiều dự án theo đánh giá của ngân hàng không khả thi nên không đƣợc vay;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vay các tổ chức tín dụng có số nợ quá hạn, chƣa trả đƣợc nên không thể tiếp tục đƣợc vay do sản xuất mặt hàng ra không bán đƣợc, hàng tồn kho nhiều. Bên cạnh đó năng lực của một số cán bộ quản lý còn yếu, trình độ công nghệ thấp trong quá trình sản xuất thất thoát nhiều nguyên vật liệu dẫn đến không thu hồi đƣợc vốn.

3.3.2. Nhóm các yếu tố khách quan

- Áp lực cạnh tranh:

Trong những năm gần đây khi mà thị công nghệ ngày càng phát triển ở một số các tỉnh thành trên cả nƣớc, nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ đổi mới công nghệ cho ra các sản phẩm chất lƣợng cao, giá cả hợp lý, mẫu mã ƣa nhìn đã chiếm đƣợc thị hiếu khách hàng tạo ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Nhiều năm liên tiếp, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Phú Thọ tụt hạng, nhiều chỉ số rất thấp trong bảng xếp hạng giữa các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Phú Thọ đã giảm mạnh trong 3 năm gần đây.

Bảng 3.10: Năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ, 2011 -2014

Năm Xếp hạng Nhóm xếp hạng 2011 27/63 Tốt 2012 40/63 Khá 2013 54/63 Tƣơng đối thấp 2014 39/63 Khá Nguồn: VCCI, 2011 - 2014

Từ vị trí 27/63 tỉnh, thành phố năm 2011, đến năm 2014 đã tụt xuống 39/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, chỉ số về thời gian thấp nhất cả nƣớc, không đạt mức điểm trung bình; chỉ số minh bạch, năng động, bình đẳng cũng đạt mức điểm dƣới trung bình. Các chỉ số chi phí không chính thức ngoài quy định, dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ hỗ trợ doanh nghiệp, pháp lý, đào tạo … mặc dù đã tăng so với trƣớc nhƣng vẫn đứng ở vị trí “đội sổ” so với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

Bảng 3.11: Các chỉ số

tỉnh Phú Thọ

ĐVT: (%)

Chỉ số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Gia nhập thị trƣờng 8.43 9.05 7.28 8.26

Tiếp cận đất đai 5.6 5.97 5.97 5.77

Tính minh bạch 5.87 5.47 4.91 5.65

Chi phí thời gian 6.9 6.26 4.89 6.42

Chi phí không chính thức 6.93 5.93 6.58 5.15

Tính năng động 5.61 4.63 3.93 3.9

Hỗ trợ doanh nghiệp 4.89 4 5.84 6.46

Đào tạo lao động 4.7 4.57 5.05 5.57

Thiết chế pháp lý 4.96 2.95 5.13 5.31

Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A 4.24 4.76

PCI 60.31 55.54 53.91 57.72

Nguồn: http://www.pcivietnam.org/phu-tho

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Phú Thọ đã giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Từ vị trí 27/63 tỉnh, thành phố năm 2011, đến năm 2014 đã tụt xuống 54/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, chỉ số về thời gian thấp nhất cả nƣớc, không đạt mức điểm trung bình; chỉ số minh bạch, năng động, bình đẳng cũng đạt mức điểm dƣới trung bình. Các chỉ số chi phí không chính thức ngoài quy định, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, pháp lý, đào tạo… mặc dù đã tăng so với trƣớc nhƣng vẫn đứng ở vị trí “đội sổ” so với các tỉnh, thành trong cả nƣớc. Nhằm khắc phục vị trí cuối trong bảng xếp hạng, tỉnh Phú Thọ đã thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra nguyên nhân yếu kém trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế địa phƣơng.

Tỉnh ủy đã đƣa ra nhiều giải pháp và mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện thứ hạng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, Tỉnh uỷ đã giao cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn xây dựng và thực hiện nghiêm lộ trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu cụ thể.

Để cải thiện vị trí xếp hạng, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, thời gian gần đây, tỉnh Phú Thọ liên tục thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số CPI. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tập trung rà soát lại điều chỉnh các cơ chế, chính sách, quy định và các thủ tục hành chính cho phù hợp.

UBND tỉnh nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo đề án nâng cao năng

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)