Thực trạng hỗ trợ đổi mới công

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng hỗ trợ đổi mới công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1. trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tính đến 30/9/2014 toàn tỉnh có 4.139 doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng 54,7% so với năm 2010, tổng vốn đăng ký 22.680 tỷ đồng tăng 41,6% so với cuối năm 2010; trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn điều lệ đăng ký bình quân là 3,0 tỷ đồng. Phân bố doanh nghiệp theo ngành nghề: Xây dựng, công nghiệp 2.010 doanh nghiệp (chiếm 50,1%), thƣơng mại dịch vụ 1.366 doanh nghiệp (chiếm 34,1%), nông lâm thủy sản 418 doanh nghiệp (chiếm 10,8%) và lĩnh vực khác 210 doanh nghiệp (chiếm 5,2%).Phân bố doanh nghiệp theo địa bàn: Thành phố Việt Trì 2.138 doanh nghiệp, Phù Ninh 303 doanh nghiệp, Lâm Thao 290 doanh nghiệp, Tam Nông 102 doanh nghiệp, Thanh Thủy 135 doanh nghiệp, Thanh Sơn 296 doanh nghiệp, Tân Sơn 48 doanh nghiệp, Đoan Hùng 234 doanh nghiệp, Thanh Ba 130 doanh nghiệp, Thị xã Phú Thọ 143 doanh nghiệp, Cẩm Khê 114 doanh nghiệp, Yên Lập 109 doanh nghiệp.

Theo báo cáo của sở Khoa học và Công nghệ trình độ công nghệ của tỉnh Phú Thọ còn hạn chế, đứng thứ 54/63 năm 2013.

Bảng 3.5: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các DNNVV ở tỉnh Phú Thọ so với trình độ chung của thế giới Loại doanh nghiệp Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị (%)

Hiện đại Trung bình Quá lạc hậu, lạc hậu

1. DNNN 11,4 53,1 35,5

2. Ngoài quốc doanh 6,7 25 66

Tính chung 10 31,3 58,7

Nguồn: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ 2014

Qua bảng trên ta thấy trình độ công nghệ sản xuất của tỉnh Phú Thọ tƣơng đối thấp, phần lớn các DNNVV trên địa bàn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. Tính chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, 31,3% trung bình, 58,7% lạc hậu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rất lạc hậu; do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tƣơng thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra. Thực trạng trên cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các DNNVV đƣợc biết đến với vốn tƣơng đối thấp và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung và dài hạn cần thiết cho việc đầu tƣ nâng cấp công nghệ.

Về nhu cầu tƣ vấn, đào tạo công nghệ: trong tổng số hơn 4 nghìn doanh nghiệp điều tra thì chỉ có 10 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tự động hoá, 4 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về kỹ thuật điện, 1 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ chế tạo máy.

Về nhu cầu thông tin công nghệ: có 2 doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về chính sách liên quan đến doanh nghiệp, có 2% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về công nghệ mới, có 1% doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về trang thiết bị tiên tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 56)