Thực trạng hỗ trợ đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng hỗ trợ đổi mới công nghệ

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Ưu đãi tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ

Nắm bắt đƣợc vai trò và những khó khăn trong hoạt động của các DNNVV, trong hơn một thập kỷ qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tích cực nhằm hỗ trợ sự phát triển loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt là các chính sách về tài chính. Khởi đầu và quan trọng nhất là việc ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP (Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa)

và tiếp đến là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa) về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là cơ sở pháp lý để

Chính phủ thành lập quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV và các quỹ Phát triển DNNVV để tài trợ kinh phí cho các chƣơng trình, dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật cho doanh nghiệp (Theo Điều 7 Nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ định số 56/2009/NĐ-CP). Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV vay

vốn, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại (Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốntại các ngân hàng thương mại).

Theo đó, các DNNVV có thể đƣợc Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn với mức phí bảo lãnh chỉ bằng 0,5% số tiền đƣợc bảo lãnh trong các lĩnh vực nhƣ: (i) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; (ii) Công nghiệp chế biến, chế tạo; (iii) Sản xuất khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí; (iv) Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải; (v) Xây dựng; (vi) Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác và (vii) vận tải, kho bãi.

Mặt khác, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nƣớc tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ƣu tiên đối với DNNVV (Theo mục 8.b Nghị quyết

số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường) và thực hiện các biện

pháp cơ cấu lại nợ và các giải pháp khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay đƣợc vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng nhƣng đang gặp khó khăn về tài chính (Theo mục 8.c Nghị quyết số 13/NQ-CP).

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và nhỏ và vừa nói riêng theo sự chỉ đạo của Trung ƣơng nhƣ: Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng; Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân; Nghị quyết số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

02/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách, giải pháp về tiền tệ, tín dụng và lãi suất tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có điều kiện tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay để vƣợt qua khó khăn, ổn định hoạt động và từng bƣớc phát triển sản xuất, kinh doanh. UBND tỉnh và Ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo để các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh đƣa ra các gói cho vay để các DNNVV có thể tiếp cận với lãi suất phù hợp. Đồng thời Quỹ Đầu tƣ phát triển và Bảo lãnh tín dụng đã tăng cƣờng phối kết hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thƣơng mại nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay trong khi tài sản thế chấp còn hạn chế. Từ năm 2011 đến tháng 10/2013, Quỹ Đầu tƣ phát triển của tỉnh Phú Thọ đã cho 05 doanh nghiệp vay 1.960,0 triệu đồng với lãi suất thấp (từ 0-9%/năm) để đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất

Bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong điều hành hoạt động tiền tệ, ngân hàng, thời gian qua, ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều chƣơng trình kết nối giữa Ngân hàng – Doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, từng bƣớc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua đổi mới công nghệ.

Đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.700 doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng với tổng dƣ nợ tín dụng là trên 7.400 tỷ đồng, tăng 0,7% so với năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân đối với DNNVV trên địa bàn từ năm 2011 đến năm 2014 là 15,5%/năm.

3.6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1 Công ty cổ phần 120 1.835.453

2 Công ty TNHH 980 4.179.597

3 Doanh nghiệp tƣ nhân 520 1.200.000

4 Hợp tác xã 80 184.950

Tổng cộng 1.700 7.400.000

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ, 2014

Thực hiện chỉ

(SME), vừ

. Với mức vay tối đa là 25 tỷ đổng đối với mỗi tiểu dự án và thời hạn vay không quá 10 năm, dự án là cơ hội tốt để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ trong thời điểm các DNNVV đang cần vốn để tiếp tục đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

Tính đến 31/12/2014, các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cung cấp tín dụng cho 1.700 doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau:

3.7:

STT Tên Ngân hàng Số lƣợng DN

đƣợc vay vốn

Dƣ nợ vay (Tr.đ)

1 Chi nhánh NH Công thƣơng 183 1.500.953

2 Chi nhánh NH Nông nghiệp & PTNT 1.074 2.469.212 3 Chi nhánh NH Đầu tƣ và phát triển 126 1.521.628 4 Chi nhánh NH phát triển nhà ĐBSCL 30 66.666

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6 Chi nhánh NH Sacombank 77 397.852

7 Chi nhánh NH Ngoại thƣơng Phú Thọ 79 966.442

8 Chi nhánh NH Techcombank 23 20.884

9 Chi nhánh NH Hàng Hải 9 3.900

10 Chi nhánh NH VPBank 55 128.434

11 Các Quỹ tín dụng 5 4.690

12 Chi nhánh NH Quân đội 22 316.371

Tổng cộng 1.700 7.400.000

Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ 2014

thƣơng mại và tổ chức tín dụng cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng hơn 50% so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp

(Tổng nhu cầu vay vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hàng năm ước tính khoảng hơn 15.000 tỷ đồng. (Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ).

Qua bảng ta thấy hoạt động cho vay đối với các DNNVV ở tỉnh Phú Thọ còn rất khiêm tốn, tập trung chủ yếu ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với hơn 1000 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều đó thể hiện rõ cơ cấu ngành nghề hoạt động kinh doanh sản xuất của DNNVV tập trung chủ yếu trong Nông nghiệp. Tham gia hỗ trợ vay vốn cho các DNNVV của các ngân hàng thƣơng mại còn quá hạn chế, không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Khác với các tổ chức tín dụng thuộc hệ thống ngân hàng, ngoài điều kiện cho vay phải có tài sản thế chấp, Chi nhánh Ngân hàng phát triển cho vay với lãi suất ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ thuộc danh mục ngành nghề Nhà nƣớc quy định có hạn hẹp hơn, chính vì vậy chƣa thể hiện rõ những hoạt động hỗ trợ cho DNNVV đổi mới công nghệ của Nhà nƣớc.

- Quyết định số 2728/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ đầu tƣ phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Phú Thọ nhằm hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đầu tƣ phát triển và Bảo lãnh tín dụng đã tăng cƣờng phối kết hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thƣơng mại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay trong khi không có tài sản thế chấp. Luỹ kế đến tháng 9/2013, tổng số doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh tín dụng là 60 doanh nghiệp, với tổng số vốn đƣợc bảo lãnh tín dụng là 461,884 triệu đồng. Góp phần giải quyết những tồn tại không nhỏ của tỉnh về nguồn vốn, nhất là vốn trung và dài hạn để tập trung đầu tƣ, cho vay đầu tƣ vào các dự án trọng điểm, các chƣơng trình mục tiêu...Đồng thời, việc các DNNVV, các hợp tác xã và hộ gia đình tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và Quỹ, có nguồn vốn để duy trì, mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, giống nhƣ một số địa phƣơng khác, chính sách tín dụng ở Phú Thọ vẫn còn sự phân biệt, gây thiệt thòi cho DNNVV. Đó là trƣờng hợp DNNN vay vốn đầu tƣ khi gặp rủi ro sẽ đƣợc xem xét giảm cả lãi và vốn gốc, còn DNNVV khi vay đã phải ký hợp đồng tín dụng lãi suất cao nhƣng nếu gặp rủi ro bất khả kháng thì vẫn phải trả đủ mức lãi suất đó. Các DNNVV đã dùng tài sản của mình để thế chấp ngân hàng, nhƣng cũng chỉ đƣợc vay tối đa 50% tổng giá trị tài sản. Đó là thiệt thòi lớn đối với các DNNVV, làm cho các doanh nghiệp này thƣờng xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ.

Việc đánh giá, thẩm định các dự án của DNNVV làm cơ sở cho vay vốn tại các ngân hàng còn mang nặng tính hành chính, đồng thời các tổ chức tín dụng rất khắt khe trong việc đánh giá tài sản thế chấp. Điều này gây nên tình trạng ngân hàng thì ứ đọng, không cho vay đƣợc vốn, còn các DNNVV thì thiếu vốn. Đồng thời, các ngân hàng, tổ chức tín dụng chƣa thực hiện tốt việc giám sát, tƣ vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án đã thẩm định, để cùng nhau tháo gỡ những vƣớng mắc và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong thực hiện dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 62)