Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Phú Thọ

Các DNNVV ở Phú Thọ ra đời từ khi có Luật Doanh nghiệp và chủ trƣơng Cổ phần hoá các DNNN. Từ khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thủ tục đăng ký kinh doanh đƣợc đơn giản hoá nhiều giấy phép không cần thiết đƣợc bãi bỏ, số lƣợng DNNVV của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng tăng lên nhanh chóng. Đến hết năm 2014 cả tỉnh có khoảng 4.457 doanh nghiệp, trong đó có 4.100 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 23,2 nghìn tỷ đồng đang hoạt động và có kê khai thuế hàng tháng, hàng quý với cơ quan thuế (chiếm 89,8%). Trong số doanh nghiệp này thì DNNVV chiếm tỷ trọng khoảng 96% tƣơng đƣơng với 3.936 doanh nghiệp

Bảng 3.3: Số lƣ

Đơn vị: Doanh nghiệp

Năm 2012 2013 2014 nh 2013/2012 nh 2014/2013 (±) (%) (±) (%) Tổng số Doanh Nghiệp 3.744 4.164 4.457 390 11,22 293 7,03 DNNVV 3.231 3.679 3.936 448 13,86 284 6,98 Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ, 2014

Phú Thọ có 4.457 doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở ba ngành nghề chính đó là. Xây dựng, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, nông lâm thủy sản. Trong đó, DNNVV là các doanh nghiệp có những đóng rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ngân sách, tăng trƣởng kinh tế làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn của Tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng bình quân hàng năm 5- 10% trở lên. Đóng góp GDP của tỉnh đạt 10%. Tỷ trọng nguồn thu cho ngân sách khoảng 30%, giải quyết việc làm cho 10- 15% lao động xã hội.

Bảng 3.4: Số lƣợng lao động trong các DNNVV Năm 2012 2013 2014 nh 2013/2012 nh 2014/2013 (±) (%) (±) (%) DN toàn tỉnh 97.838 119.318 154.301 21480 21,95 34983 29,3 DNNVV 38.971 47.024 61.103 8053 20,66 14079 29,9 Khu vực I 1582 1694 2713 112 7,07 1919 60,1 Khu vực II 26.465 32.588 43.181 6123 23,13 10593 32,5 Khu vực III 10.924 12.742 15.209 1818 16,6 2467 19,3 : Cục Thống kê Phú Thọ, 2014

Cùng với sự gia tăng số lƣợng DNNVV trên địa bàn tỉnh, số lƣợng lao động làm việc trong các DN này cũng ngày một tăng lên. Số lƣợng DNNVV trên địa bàn tỉnh chiếm tỉ trọng khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, trong khi số lƣợng lao động chỉ chiếm khoảng 40% số lao động trong số các doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ quy mô lao động trong các DNNVV của tỉnh còn nhỏ.

Hiện nay, trong các DNNVV Phú Thọ, việc tuyển dụng lao động hầu hết dƣới hình thức ngƣời thân trong huyết thống và ngƣời quen, ít tuyển dụng qua thị trƣờng lao động, không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép và các chế độ khác không đƣợc quan tâm. Ngoài ra, trong một số DNNVV đều tuyển lao động mang tính thời vụ, khi cần thì huy động, không cần thì sa thải. Tính thời vụ biểu hiện rõ nét nhất ở lĩnh vực xây dựng, gia công sản phẩm.

Nhìn chung, cán bộ quản lý doanh nghiệp trong các DNNVV còn yếu kém về năng lực quản lý điều hành, đa số chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và quản lý. Một số đƣợc đào tạo nhƣng chƣa cơ bản, kiến thức về kinh tế thị trƣờng, hội nhập còn nhiều hạn chế, không phù hợp với cơ chế quản lý mới. Theo khảo sát mới nhất của Sở kế hoạch đầu tƣ về trình độ của chủ DNNVV thì có tới 58% chủ DNNVV có trình độ từ trung cấp trở xuống, trong đó 41% có trình độ sơ cấp và phổ thông trung học các cấp. Số chủ DNNVV tốt nghiệp đại học, cao đẳng khoảng 40%.

Khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc xác định và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả các dự án đầu tƣ và chi tiêu hiệu quả của doanh nghiệp chƣa đƣợc thực hiện một cách chính xác và khoa học. Điều này gây khó khăn cho các DNNVV trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Khi xây dựng và đề xuất các dự án sản xuất kinh doanh thì các dự án này chƣa đủ sức thuyết phục các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Điều này dẫn tới một thực tế là hiện nay ở Phú Thọ vừa thiếu vốn, vừa thừa vốn. Thiếu vốn cho các DNNVV, nhƣng các ngân hàng thừa vốn mà không cho vay đƣợc bởi các dự án của DN đề xuất không khả thi do năng lực hạn chế về quản lý và xây dựng dự án.

Trong năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thực hiện đào tạo tay nghề cho các công nhân chiếm 48% lực lƣợng công nhân. Trong giai đoạn 2011- 2013 các sở, ngành của tỉnh đã trực tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đào tạo 4975 lao động trình độ sơ cấp, nâng cao tay nghề cho trên 3000 lao động qua đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho hơn 1700 các bộ quản lý doanh nghiệp. Hàng năm tỉnh đã giải quyết cho việc làm mới cho trên 11.000 ngƣời, riêng trong 6 tháng đầu năm 2013 đã giải quyết việc làm mới cho trên 6.390 ngƣời.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)