5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Tạo mặt bằng sản xuất
Tỉnh Phú Thọ có trên 64% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thƣơng mại. Nhiều doanh nghiệp phải sử dụng diện tích nhà ở của mình, hoặc đi thuê lại các diện tích nhỏ lẻ để làm trụ sở, cơ sở kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất phần lớn cũng trong tình trạng tƣơng tự. Khá nhiều doanh nghiệp phải đi thuê lại đất, mặt bằng của doanh nghiệp nhà nƣớc, của các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc với giá cao nhƣng lại không thể đầu tƣ dài hạn để sản xuất vì thiếu sự đảm bảo về pháp lý.
Theo số liệu của Thống kê tỉnh Phú Thọ, ƣớc tính trong thời gian gần đây, Tỉnh Phú Thọ đã tiến hành quy hoạch và xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ với mục đích vừa nhằm quy tụ các DNNVV vào sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Kể từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các cơ chế chính sách mới đƣợc ban hành, các doanh nghiệp đã tạo đƣợc nhiều điều kiện hơn để tiếp cận đất đai, mặt bằng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hình thành nhiều khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp Thuỵ Vân, Khu công nghiệp Phù Ninh, khu công nghiệp Phú Hà, khu công nghiệp Tam Nông, ... Theo kế hoạch phát triển các khu công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 thì tỉnh Phú Thọ sẽ quy hoạch, đầu tƣ xây dựng hạ tầng cho nhiều khu công nghiệp, nhƣ khu công nghiệp Hạ Hoà, khu công nghiệp Cẩm Khê,... Tuy nhiên, do khó khăn về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, thiếu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tƣ xử lý nƣớc thải, rác thải, ... nên các khu công nghiệp đƣợc triẻn khai khá chậm, nhiều DNNVV có nhu cầu nhƣng chƣa đủ điều kiện để đầu tƣ tại các Khu công nghiệp nêu trên. Tính đến 2014, tỉnh Phú Thọ đã có 7 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp.
Tổng số DNVVV đƣợc giao đất trong giai đoạn 2012-2014 là 130 doanh nghiệp với tổng diện tích đƣợc giao là 762.288,m2
chiếm khoảng 85% tổng diện tích thu hồi giao đất cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, số lƣợng các DNNVV đƣợc giao đất có xu hƣớng giảm do tình hình kinh tế suy thoái nên các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, giảm tốc độ đầu tƣ. Mặt khác, từ năm 2012 Chính phủ điều chỉnh hệ số cho thuê đất từ 0,5% lên 1,5% dẫn đến tiền thuê đất tăng, ảnh hƣởng nhiều đến khả năng tài chính và mở rộng cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
- Công tác ký hợp đồng thuê đất: Trong giai đoạn 2012-2014, tổng số hợp đồng thuê đất ký với các DNNVV trên địa bàn tỉnh là 423 hợp đồng thuê đất với tổng diện tích là 5.807.412m2
.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tổng số giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các DNNVV từ năm 2012-2014 là 412 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các doanh nghiệp đã chủ động trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất.
Ngoài ra, Phú Thọ đã quy định rõ ràng đối với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo quy hoạch tổng thể của Phú Thọ. Các mức thuế ƣu đãi đối với các DNNVV khi thuê đất làm trụ sở, xây dựng nhà xƣởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các khu công nghiệp của Phú Thọ cũng có những chính sách ƣu đãi riêng cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.
3.2.5. Xúc tiến thương mại đầu tư
Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhƣng với sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nền kinh tế của tỉnh có bƣớc phát triển. Trong đó, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đầu tƣ là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Xúc tiến thƣơng mại luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và trở thành đòn bẩy hữu hiệu nhất để giúp các doanh nghiệp tìm đƣợc đầu ra cho sản phẩm hang hoá, dịch vụ và mở rộng thị trƣờng. Vì vậy, trong thời gian qua, ngành Công thƣơng của tỉnh Phú Thọ đã tập trung thực hiện nhiều chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất sản phẩm lƣu niệm ngày càng thu hút sự hƣởng ứng của các cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh cùng sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng và đƣợc thƣơng mại hoá, mang lại một phẩn doanh thu cho doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
08/2011/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chƣơng trình khuyến công giai đoạn 2011-2015, nhằm xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn với một số nội dung cụ thể sau: hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ mua máy móc thiết bị đổi mới công nghệ, hỗ trợ đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm, hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm….
3115/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thƣơng mại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2015 nhằm xây dựng chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại và triển khai thƣơng mại điện tử, đẩy mạnh chƣơng trình đƣa hàng Việt về nông thôn gắn với các hoạt động bán hàng bình ổn giá; tổ chức hội chợ triển lãm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thƣơng mại nhỏ và vừa tham gia vào thị trƣờng nông thôn thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng theo chủ trƣơng của Chính phủ.
Hàng năm, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng Việt lƣu động; phiên chợ hàng Việt; chƣơng trình hàng Việt về Nông thôn và các khu Công nghiệp; điểm bán hàng Việt theo chƣơng trình Xúc tiến Thƣơng mại Quốc Gia; Hội chợ Thƣơng mại kích cầu tiêu dùng. Tham gia vào các chƣơng trình này có sự góp mặt của hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phƣơng trong toàn tỉnh. Qui mô mỗi phiên chợ có từ 60- 80 gian hàng, có từ 6-7000 lƣợt khách thăm quan mua sắm hàng hoá. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thƣơng mại nhỏ và vừa tham gia vào thị trƣờng nông thôn, thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng theo chủ trƣơng của Chính phủ.
Chỉ tính riêng năm 2014, ngành Công thƣơng tỉnh đã tổ chức cho các đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh tham gia trƣng bày gian hàng tại một số hội chợ trọng điểm nhƣ: Hội chợ thƣơng mại Quốc tế vùng Tây Bắc – Điện Biên; Hội chợ thƣơng mại Quốc tế Festival Huế; Hội chợ thƣơng mại Việt Nam tại Campuchia; Hội chợ “Tự hào hàng Việt Nam chất lƣợng cao và sản phẩm truyền thống”… Qua đó đã giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, quảng bá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thƣơng hiệu sản phẩm của địa phƣơng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tỉnh tiếp xúc với các đối tác, tạo ra những cơ hội hợp tác làm ăn mới với các nhà đầu tƣ và phát triển thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhƣ Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Các chƣơng trình hội thảo, hội nghị, đối thoại cũng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nhằm cập nhật, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp về tìm kiếm đối tác, nắm bắt cơ hội đầu tƣ.
Bên cạnh đó, ngành Công thƣơng còn phối hợp với các địa phƣơng tổ chức thành công 18 hội chợ thƣơng mại với quy mô từ 70 – 354 gian hàng tại thành phố Việt Trì và các huyện, thị trong tỉnh với tổng số gian hàng 2.084 gian và 1.261 lƣợt doanh nghiệp tham gia, thu hút trên 600 ngàn lƣợt khách đến tham quan, mua sắm. Trong đó, Hội chợ Hùng Vƣơng năm 2014 đã có 354 gian hàng của 181 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đón trên 200 ngàn lƣợt khách tham quan mua sắm, doanh thu ƣớc đạt trên 50 tỷ đồng và có trên 15 hợp đồng đƣợc ký kết; tổ chức 03 phiên chợ đƣa hàng Việt về miền núi trong chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia tại 03 huyện Yên Lập, Hạ Hòa và Đoan Hùng với tổng số 60 gian hàng của 30 lƣợt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia với hàng hóa chủ là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu do Việt Nam sản xuất để phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa; tổ chức Phiên chợ đƣa hàng Việt phục vụ công nhân lao động tại khu chung cƣ Công ty Cổ phần xi măng Hữu Nghị với quy mô 30 gian hàng của 13 đơn vị là các nhà phân phối, tổng đại lý cấp một và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia…Các phiên chợ đƣợc tổ chức đã thu hút đông đảo ngƣời dân địa phƣơng tham quan mua sắm, qua đó kích cầu tiêu dùng ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoạt động thƣơng mại tại các huyện miền núi.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một số doanh nghiệp còn chƣa chú trọng đến công tác xúc tiến thƣơng mại. Qua các cuộc khảo sát thị trƣờng, các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh cho thấy, chủng loại sản phẩm còn chƣa đa dạng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phong phú; mẫu mã bao bì sản phẩm chƣa đẹp, đa dạng, nhất là thiếu các thông tin sản phẩm, công tác quảng bá còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp chƣa chú trọng xây dựng thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm. Do vậy, tính cạnh tranh còn yếu, giá trị sản phẩm thấp, chƣa thu hút đƣợc khách hàng, cũng nhƣ xuất khẩu.
Thời gian qua, các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà phân phối và ngƣời tiêu dùng... Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tìm hiểu đƣợc thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, từ đó, đƣa ra những chiến lƣợc mới phát triển phù hợp với xu thế của thị trƣờng. Đồng thời, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thƣơng mại; đẩy mạnh chƣơng trình đƣa hàng Việt về nông thôn, góp phần tích cực vào Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thông qua các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, các doanh nghiệp đƣợc tăng cƣờng tiếp cận, giao lƣu với các nhà đầu tƣ trong, ngoài nƣớc; duy trì thị trƣờng truyền thống, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng mới; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trƣờng.
3.2.6. Hỗ trợ nâng cao năng lực, công nghệ trình độ kỹ thuật
Theo số liệu thống kê, số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh Phú Thọ hiện nay là 80 vạn ngƣời, Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 11,6 vạn ngƣời (khoảng 14,5%); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 28% (năm 2005) và 49% (năm 2013); trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 33%.
Bảng 3.9: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngành Công Nghiệp, Xây Dựng 54 62 69,2
Ngành dịch vụ 66 70 75,9
Ngành Nông Lâm Nghiệp 10 18 26,7
Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ, 2012 - 2014
Qua bảng trên ta thấy, nhiều ngành nghề có tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo khá cao nhƣ ngành công nghiệp, xây dựng đạt 69,2%; ngành dịch vụ đạt 75,9%; ngành nông, lâm nghiệp đạt 26,7%. Mặc dù, tỷ lệ lao động qua đào tạo tƣơng đối cao so với trung bình của cả nƣớc, nhƣng phần lớn số lao động đƣợc đào tạo ở tỉnh lại có trình độ sơ cấp, dạy nghề thƣờng xuyên (hệ ngắn hạn). Với chất lƣợng đào tạo này, nguồn nhân lực chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Số ngƣời thất nghiệp hoặc chƣa có việc làm gần 2 vạn ngƣời.
Những con số trên phản ánh một thực trạng đang diễn ra hiện nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử dụng lao động lớn, nguồn lao động của tỉnh tƣơng đối dồi dào, nhƣng tỉ lệ lao động đƣợc giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm nhƣ trên chính là do chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tƣ chƣa có chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với lực lƣợng lao động địa phƣơng và chƣa có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và hợp lý. Xuất phát từ nguyên nhân đó, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên có trình độ giáo sƣ, tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên gia đầu ngành, thợ bậc cao về giảng dạy và làm việc tại tỉnh, xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn phát triển các hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, ngƣời lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trƣờng. Phú Thọ đã và đang tập trung huy động mọi nguồn để nâng cao chất lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguồn nhân lực. Tỉnh đã đầu tƣ trên 4,9 nghìn tỷ đồng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011-2015.
Tỉnh Phú Thọ đã có những chƣơng trình đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho các DNNVV. Giai đoạn 2011-2013, thực hiện đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về tổng số lớp tổ chức: 250 lớp; về
tổng số ngƣời tham dự: 8.750 lƣợt học viên; về tổng kinh phí: 5.380 triệu đồng, cụ thể các chƣơng trình nhƣ sau:
- Chương trình nâng cao năng lực quản lý và chuẩn đoán doanh nghiệp:
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho 816 cán bộ địa phƣơng khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý. Tổng kinh phí thực hiện là 578 triệu đồng. học viên là các cán bộ quản lý ở địa phƣơng, các chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Sau khi đào tạo các học viên đã nắm đƣợc những kiến thức cơ bản, những phƣơng pháp quản lý tốt để áp dụng cho cơ sở, doanh nghiệp.
Phối hợp với tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức đƣợc 08
lớp đào tạo nâng cao kỹ năng cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp thuộc các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.
Nội dung đào tạo bồi dƣỡng là những vấn đề về pháp luật trong kinh doanh, các chuyên đề về Khởi sự doanh nghiệp và các chuyên đề về Quản trị doanh nghiệp nhƣ: chiến lƣợc kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân lực và quản trị maketing, kỹ năng đàm phám và nghiên cứu thâm nhập thị trƣờng, chƣơng trình nâng cao năng lực quản lý, phát triển thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp. Các nội dung trên đƣợc xây dựng cô đọng, thiết thực phù hợp với trình độ và nhu cầu thực tế các doanh nghiệp trong tỉnh. Qua nội dung đào tạo đã giúp cho các đơn vị nâng cao đƣợc trình độ quản lý, nắm bắt đƣợc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Công tác đào tạo trợ giúp những kiến thức cho các cán bộ quản lý, cán