Vùng đất phắa Nam của Đại Việt trong các thế kỷ X IỜ XVIII 1 Vương quốc cổ Champa

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 27 - 32)

1.2.1. Vương quốc cổ Champa

Champa còn được gọi làChiêm Thành, Lâm Ấp hay Hoàn Vương. Sử cũ của ta hay gọi là Chiêm Thành Ờ quốc gia được hình thành trên cơ sở nền văn hoá Sa

Huỳnh (cách ngày nay khoảng 3000 Ờ 4000 năm). Champa là một quốc gia của người Chàm, nằm ở phắa nam của nước Đại Việt, lãnh thổ tương đương với vùng đất miền Trung của nước ta ngày nay, bao gồm từ địa phận tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận. Phắa Tây Bắc giáp với nước Ai Lao, phắa Bắc giáp Đại Việt, phắa Nam và Tây Nam giáp Chân Lạp, phắa Đông giáp biển.

Cư dân Chăm sống rải rác trên các vùng đất phắa nam của sông Gianh (Quảng Bình), có mối quan hệ khá mật thiết với dân tộc Việt. Thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhân dân Chăm cũng chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Cư dân Chăm sống chủ yếu trên đất của huyện Tượng Lâm, huyện cực nam của quận Nhật Nam (tương ứng với vùng đất của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay). Cũng như dân tộc Việt, từ sớm nhân dân Chăm đã nổi dậy chống lại ách cai trị của nhà Hán, giành quyền tự chủ. Cuối thế kỷ thứ II, nhân lúc nhà Đông Hán khủng hoảng, suy yếu, khắp nơi trong đất nước nhân dân nổi dậy khắp nơi, nhân dân Chăm dưới sự lãnh đạo Khu Liên đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ được chắnh quyền Đông Hán, lập ra nước Lâm Ấp (về sau gọi là Champa).

Ghi chép về lịch sử ra đời của nước Champa, sách Tấn Thư chép: ỘKhu Liên giết quan Lệnh rồi tự lập làm vua, là khởi thủy của quốc hiệu Lâm ẤpỢ [67, tr.235].

Còn theo Minh sử viết trong mục Liệt truyện, Ộnước Chiêm Thành thời cổ là đất đai nước Việt - thường, đời Tần thuộc huyện Lâm Ấp của Tượng Quận, đời Hán gọi là Tượng Lâm, cuối đời Hán gọi là nước Lâm ẤpỢ[67, tr.236]. Vương quốc Champa được chia làm 4 vùng lớn:

Vùng phắa Bắc là vùng đấtthuộc châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chắnh và hai châu Ô, Lý (tương đương với vùng đất từ Quảng Bình vào đến phắa bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay)

Vùng Amaratvati, tức vùng Quảng Nam ngày nay, ở đó có kinh đô Indrapura (tức Đồng Dương), có thành phố Sinhapura, trên sông Thu Bồn ở Trà Kiệu. Hai nơi này từng là quốc đô của người Champa.

Vùng Vijaya, tức vùng đất thuộc tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay. Đây là nơi có kinh đô Trà Bàn và bị triều đình nhà Lê sơ tấn công chiếm vào năm 1471.

Vùng Panduranga, bao gồmNinh Thuận, Bình Thuận ngày nay, tiếp giáp với Chân Lạp.

Nước Champa được chia làm 38 châu lớn, nhỏ; phắa nam là châu Thị Bi; phắa Bắc là châu Ô Lý; phắa Tây là châu Thượng Nguyên. Có hơn 100 thôn lạc, mỗi thôn lạc có hơn 300 đến 500 hộ, cũng có khi lên tới 700 hộ. Về cương vực lãnh thổ của Champa, Minh sử ghi lại như sau: Ộđất đai cộng 27 xứ, 4 phủ, 1 châu, 22 huyệnỢ [67, tr.237]. Sách Chiêm Thành khảo chép rằng: ỘBộ lạc họp lại 100 vua, gồm 38 châu, trong nước có Phó vương và Thứ vương, quan chức bên ngoài còn có hơn 20 bộỢ[67, tr.237].

Lãnh thổ của Champa trải dài và dọc theo bờ biển Đông từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận, khắ hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, có một số ắt các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cư dân Chăm sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Họ trồng lúa ở các khu đất trũng, màu mỡ ở đồng bằng, ruộng đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ắt nên họ phải khai khẩn ruộng ở miền đồi núi, trồng theo ruộng bậc thang. Ngoài cây lúa, cư dân Chăm còn trồng các loại cây ngũ cốc khác như kê, đậu, vừngẦ, bên cạnh đó còn có chuối, cau, mắa. Gia súc ngoài trâu bò, còn có ngựa và nuôi cả voi. Nhân dân Chăm còn trồng dâu nuôi tằm, nghề dệt vải cũng rất phát triển. Các ngành nghề thủ công như làm gốm, rèn đúc kim loại, chạm khắc đạt được nhiều thành tựu.

Đất nước Champa có nhiều vàng và rất giàu các lâm sản quắ. Qua các cống phẩm họ phải nộp cho Trung Quốc có hương liệu quắ, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, sáp ong, hổ pháchẦNông nghiệp kém phát triển, nhưng thương nghiệp của Champa có nhiều điều kiện để phát triển. Dọc theo bờ biển của đất nước có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu. Sự giàu có về hương liệu, lâm sản, đồ dùng thủ công là những nguồn hàng ưa thắch mà thương nhân nước ngoài, trong đó đa phần là thương nhân Ấn Độ. Một nước đất nước có nền kinh tế hướng biển, việc buôn bán với nước ngoài chiếm một vị trắ quan trọng trong nền kinh tế của Champa. Cảng Đại Chiêm (tiền thân của cảng Hội An sau này) là cảng biển lớn nhất của Champa, đã thu hút được nhiều thương nhân nước ngoài thường xuyên lui tới buôn

bán. Champa cũng có những đội thương thuyền riêng của mình, không chỉ buôn bán trong nước mà họ còn buôn bán với nhiều nước trong khu vực.

Dân tộc Chăm đã sớm xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc của dân tộc. Từ thế kỷ thứ III, họ đã sáng tạo nên chữ viết riêng của mình, dựa trên cơ sở của chữ Phạn của Ấn Độ.

Nghệ thuật Champa phát triển với những công trình tháp Chăm nổi tiếng, những bức phù điêu, những pho tượng Phật. Những công trình tháp Chăm còn lại đến ngày nay như tháp Bà Ponagar, khu di tắch Thánh địa Mỹ Sơn, hay các ngôi tháp Chăm nằm rải rác ở các tỉnh Nam Trung bộ là những minh chứng cho nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ của Champa. Nền văn hóa Champa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa của Ấn Độ.

Nhà nước Champa là nhà nước quân chủ chuyên chế, vua đứng đầu nhà nước và nắm mọi quyền hành cả về chắnh trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Ngôi vua được truyền lại theo hình thức cha truyền con nối. Dưới vua có bộ máy quan lại giúp việc, Ộgồm có hai chức quan to là Tây quận bà đế và Tát bà địa ca. Dưới nữa là thuộc quan, chia làm 3 bậc: Luân đa tinh, Ca luân tri đế, Át địa già lan. Trong số này có 8 viên quan lại cao cấp: 2 đông, 2 tây, 2 bắc và 2 nam, chia giữ các việc hệ trọng. Tiếp đến 50 văn lại. Ngoại quan chia ra 200 bộ. Trưởng quan gọi là Phất la, thứ quan gọi là A luânỢ [88, tr.35]. Các vua Chăm thường duy trì một lực lượng quân sự hùng mạnh. Quân lắnh được trang bị cả áo giáp, vũ khắ đầy đủ. Nhờ lực lượng quân sự hùng mạnh mà các vua Champa thường xuyên đem quân tấn công các nước láng giềng của mình.

Từ thế kỷ VIII, nhà Đường gọi nước Lâm Ấp là Hoàn Vương, sau đó vương quốc Hoàn Vương trải qua một giai đoạn khủng hoảng. Khoảng cuối thế kỷ IX, một vương triều mới của người Chăm xuất hiện, lấy Indrapura (Đồng Dương, Quảng Nam) làm kinh đô. Sử sách Trung Quốc gọi là nước Chiêm Thành. Cũng từ đó mà sử Việt thường gọi quốc gia ở phắa nam Đại Việt là Chiêm Thành. Nước Chiêm Thành chịu thần phục nhà Tống và có mối quan hệ giao hảo với Đại Việt.

Trong các thế kỷ X-XIV, vương quốc Champa phát triển hưng thịnh,trở thành một quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế và quân sự. Đến thời kỳ In-dra-pu-

ra đã trở thành một vương quốc hùng mạnh, có cảng biển Đại Chiêm, có thương thuyền, thuỷ binh mạnh. Một đất nước giàu có hương liệu, vàng bạc, thương mại phát triển, trong khi đất đai lại cằn cỗi, nhỏ hẹp đã làm nảy sinh tâm lý hiếu chiến của các vua Chăm và thường xuyên gây ra các cuộc chiến tranh, xung đột với các nước láng giềng là Đại Việt và Chân Lạp.

Từ giữa thế kỷ XIV, vương quốc Champa bắt đầu suy yếu do dốc nhân lực, tài lực quốc gia vào việc xây dựng đền tháp và các cuộc chiến tranh với các nước lân bang. Một vương quốc của một dân tộc kiêu hùng, gan dạ, có một nền văn hóa khá phát triển, với những công trình kiến trúc tháp Chăm tiêu biểu, nhưng dân tộc đó lại không thể tồn tại mãi được. Nguyên nhân chắnh là sự hiếu chiến, thường xuyên gây ra các cuộc chiến tranh xung đột với các nước làng giềng là Đại Việt và Chân Lạp. Những cuộc xung đột giữa Champa với các nước láng giềng diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại của họ. Champa thường xuyên đem quân đi đánh chiếm, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt, nhất là dưới thời vua Chế Bồng Nga, quân Chăm đã nhiều lần tấn công vào tận kinh đô Thăng Long của Đại Việt, khiến cho quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. ỘCuộc chiến 100 nămỢ với Chân Lạp cũng góp phần khiến Champa ngày một suy yếu. Thất bại trong các cuộc chiến tranh với Đại Việt đã khiến Champa mất dần lãnh thổ của mình vào lãnh thổ Đại Việt. Dưới thời Lý, Champa phải cắt đất của ba châu Bố Chắnh, Địa Lý, Ma Linh (tương đương với địa phận tỉnh Quảng Bình ngày nay) dâng cho Đại Việt và chịu thần phục, hàng năm phải sang cống nạp. Tới đời Trần, Champa lại mất thêm phần đất của hai châu Ô, Lý (tương đương với lãnh thổ từ Quảng Trị đến phần phắa bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Đến thời kỳ nhà Hồ, lãnh thổ của Champa lại mất thêm 2 châu nữa là Chiêm Động và Cổ Lũy.

Sau thất bại của người Chăm trước cuộc tấn công của vua Lê Thánh Tông (1471), lãnh thổ của Champa bị thu hẹp lại chỉ còn một vùng bằng khoảng 1/5 lãnh

thổ trước kia ở phắa Nam, bao gồm từ địa phận tỉnh Phú Yên đến tỉnh Bình Thuận ngày nay và bị chia thành 3 tiểu quốc nhỏ: Nam Bàn, Hoa Anh, Chiêm Thành. Sau sự kiện này, Champa không còn khả năng khôi phục sự phát triển hùng mạnh như trước mà ngày một suy yếu.

Trong các thế kỷ XVI - XVIII, lãnh thổ của Champa lần lượt bị sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của chắnh quyền chúa Nguyễn. Năm 1611, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã lấy đất Hoa Anh lập ra phủ Phú Yên (gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà). Năm 1653, nhân việc vua Champa xâm lấn biên giới vào lãnh thổ Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Tần đã cử tướng đánh dẹp và lấy thêm phần lãnh thổ của Champa (thuộc địa phận tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay), lập ra phủ Diên Ninh sau đổi thành phủ Diên Khánh. Lãnh thổ của Champa bị thu hẹp, chỉ còn từ sông Phan Lang đến sông Dinh, tức vùng đất thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay. Quãng thời gian sau đó, nhân dân Chăm vẫn thường xuyên nổi dậy chống lại chắnh quyền chúa Nguyễn với mong muốn khôi phục lại vương quốc của mình như trước. Nhưng đó chỉ là những hành động trong vô vọng, Champa chỉ như một ngọn đèn tàn trước ngọn gió mạnh của chắnh quyền chúa Nguyễn đang tiến mạnh mẽ trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phắa Nam.

Trước cuộc Nam tiến của nhân dân Đại Việt, người dân Chăm đã không thể bảo vệ nốt phần đất cuối cùng còn lại của mình, toàn bộ lãnh thổ còn lại của Champa đã bị sáp nhập vào thành thổ Đại Việt (1693). Chúa Nguyễn đã đổi bộ phận lãnh thổ còn lại của Champa thành trấn Thuận Thành, sau đổi làm phủ Bình Thuận. Dân tộc Chăm sau đó trở thành một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc của nước Đại Việt và sau này là Việt Nam.

Nước Champa có lịch sử hình thành sớm, không ngừng phát triển, xây dựng một quốc gia hùng mạnh, đã tạo nên cả một nền văn hóa độc đáo, phát triển. Nhưng các vua của Champa và giai cấp thống trị đã thi hành chắnh sách cướp bóc các nước bên ngoài, liên tục qua các triều đại, nên đã phải chịu nhiều cuộc tấn công, tàn phá của lực lượng quân sự bên ngoài. Trong khi đó, ở trong nước, những chắnh sách bóc lột của giai cấp thống trị Champa đã đè nặng lên đời sống của nhân dân, làm cho cuộc sống của họ ngày càng khổ cực. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho quốc gia Champa dần suy yếu, diệt vong.

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)