Chắnh quyền Đàng Trong và ý thức về chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 136 - 162)

D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)

12 Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hầu, đất Tầm Phong Long có bề dài từ biên giới Việt Miên chạy dọc sông Ti ền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu) Bề ngang từ

3.3. Chắnh quyền Đàng Trong và ý thức về chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo

đảo

Việt Nam có đường bờ biển dài, có nhiều cửa biển ghe thuyền có thể ra vào dễ dàng. Trong bối cảnh lấy ngoại thương làm nền tảng chắnh cho việc xây dựng cơ nghiệp trên đất Đàng Trong, chắnh quyền chúa Nguyễn đã ý thức được vai trò quan trọng của biển và hải đảo ngoài biển Đông. Chúa nguyễn đã sớm ý thức được tầm quan trọng đối với chủ quyền vùng biển và hải đảo, thường xuyên tổ chức việc tuần phòng trên biển. Ở các cửa biển đều có các đồn tuần canh gác đêm ngày. Tại Gia Định còn lập ra những đội thuyền thủy quân lưu động dọc theo bờ biển để tuần tra, đánh dẹp bọn cướp biển thường chặn cướp các thương thuyền qua lại trên biển, và ngăn chặn các tàu thuyền ngoại quốc xâm nhập trái phép hải phận nước ta, bảo vệ ngư dân. Trong đó, việc cử người ra đo đạc các đảo ngoài biển khơi và tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để khai thác trên các đảo ngoài biển có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ của chắnh quyền Đại Việt trên biển Đông.

Từ đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, theo quan niệm pháp lý của phương Tây, chủ quyền lãnh thổ được xác định theo các Sắc lệnh của Giáo hoàng. Sắc lệnh ngày 4/5/1493 do Giáo hoàng Alexandre VI ký xác định nguyên tắc phân chia các vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài châu Âu giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong giai đoạn thế kỷ XVI Ờ XIX, sự phát triển lớn mạnh của các nước Anh, Pháp, Hà Lan bị đụng chạm quyền lợi nên không chấp hành các quyết định trên. Sau đó là sự xuất hiện của Ộthuyết phát hiệnỢ, Ộthuyết chiếm hữuỢ và Ộthuyết chiếm hữu về danh nghĩaỢ đã được các quốc gia áp dụng cho đến cuối thế kỷ XIX [69, tr.17], điều này phù hợp với quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.

Ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trong bối cảnh quan hệ quốc tế chưa có những quy định, ràng buộc cụ thể về việc xác lập chủ quyền lãnh thổ, những hoạt động của chắnh quyền chúa Nguyễn trong việc xác lập chủ quyền của mình trên các quần đảo ngoài biển đông, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với bối cảnh chung lúc bấy giờ. Khi chắnh quyền chúa Nguyễn bắt đầu thực hiện các hoạt động như cử người ra đo đạc, vẽ bản đồ, sau đó tổ chức các đội thương thuyền, quân đội tới khai thác, bảo vệ để khẳng định chủ quyền của mình thì chưa có bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực tổ chức những hoạt động tương tự để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên các quần đảo này.

Để khẳng định chủ quyền của mình trên các quần đảo ngoài biển đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chắnh quyền chúa Nguyễn đã sai người đi Ộđo bãi cát Trường Sa dài ngắn rộng hẹp bao nhiêuỢ [125, tr.126] và tổ chức ra ỘĐội Hoàng SaỢ với nhiệm vụ tuần tra, thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ các vùng biển phắa Bắc quần đảo Hoàng Sa, đồng thời kiêm quản trông coi đội Bắc Hải ở phắa Nam, trình báo về các bọn thổ phỉ ngoài biển và tổ chức khai thác ở hai quần đảo này. Địa bàn hoạt động chủ yếu của đội Hoàng Sa chủ yếu ở vùng biển và hải đảo ngang với khu vực Lý Sơn và ngược lên phắa Bắc, trong đó vẫn lấy quần đảo Hoàng Sa là trung tâm. Đội Bắc Hải phụ trách vùng biển đảo phắa Nam, từ Trường Sa đến Hà Tiên: xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.Về mặt tổ chức, phiên chế đội ngũ, đội Hoàng Sa và các đội khác là những tổ chức dân binh vừa mang tắnh dân sự vừa mang tắnh quân sự, vừa mang tắnh chất

tư nhân vừa mang tắnh Nhà nước, vừa có chức năng kinh tế, vừa có chức năng quản lý biển đảo. Sự tồn tại và hoạt động của đội Hoàng Sa đã được ghi chép lại trong nhiều bộ sử của dân tộc như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chắ của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục chắnh biên Châu bản triều Nguyễn của Quốc sử quán triều Nguyễn, ẦCác tài liệu ghi rõ hoạt động xác lập chủ quyền thời kỳ chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX của đội dân binh Hoàng Sa, cũng như các đội Bắc Hải. Chắnh quyền chúa Nguyễn đã chiếm hữu thực sự và thực thi liên tục chủ quyền của mình trên các quần đảo này, đó là những hoạt động diễn ra một cách hòa bình, theo đúng nguyên tắc quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.

Dưới thời Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên (1613-1635), thương gia ngườiNhật Araki Sataro là Phò mã có tên Việt là Nguyễn Đại Lượng, tự là Hiển Hùngthông thạo đường biển, đã giúp Chúa Sãi chỉ huy đội thủy binh hàng năm đếnmùa khô đưa binh thuyền ra quần đảo Hoàng Sa đo đạc lộ trình, vẽ bản đồ, khaithác hải sản và thu vớt hàng hoá, súng đạn, vàng bạc của tàu thuyền phương Tâybị đắm tại đây. Thực tế lịch sử cho thấy rẳng, ở thế kỷ XVII khi Đỗ Bá Công Đạo vẽ bản đồ nước Việt Nam từ bắc đến nam và ra mãi tận biển Đông trong Thiên nam tứ chắ lộ đồ thư đã ghi rõ: ỘGiữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa Đại Chiêm đến cửa biển Sa Vinh, mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phắa trong trôi dạt ở đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn Ầ Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi; từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải nữa ngày(?). Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi[60, tr.89].Qua đoạn ghi chép này cho chúng ta thấy quần đảo Hoàng Sa dưới thời chúa Nguyễn được biết đến với tên gọi ỘBãi cát vàngỢ và đã do chắnh quyền chúa Nguyễn quản lý, nên hàng năm chắnh quyền chúa Nguyễn mới có thể sai người đưa thuyền đến lấy hàng hóa, vàng bạc, súng đạn.

Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã ghi rõ: ỘPhủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phắa đông bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, tư hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáyỢ 3T[24, tr.123].Ông cũng cho biết cách tổ chức đội thuyền, thời gian đi về của các đội Hoàng Sa ra khai thác, thu lượm ngoài đảo này: ỘTrước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng năm chiếc thuyền tiểu câu ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy rồi ở lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim, bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu như gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột ốc hoa rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm rồi lĩnh bằng trở vềỢ [24, tr.123].Lê Quý Đôn còn khẳng định: ỘTôi đã xem sổ của cai đội cũ là Thuyên Đức hầu biên rằng: năm nhâm ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm giáp thân được 5.100 cân thiếc; năm ất dậu được 126 hốt bạc; từ năm quý sửu đến năm quý tỵ, 5 năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được khối thiếc, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôiỢ

[24, tr.124]. Bên cạnh đó, 3THọ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chắnh ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu và các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ắt khi lấy đượcỢ

[24, tr.123].

Nhà sư Thắch Đại Sán sang Đàng Trong trên đường trở về Trung Quốc đã mô tả khá chi tiết về bãi cát Vạn Lý Trường Sa và cho biết: ỘCác Quốc vương [tức các chúa Nguyễn] thời trước hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo các bãi cát, lượm vàng bạc khắ cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào...Ợ [90, tr.125].

Đối chiếu tư liệu này với nguồn tư liệu phương Tây đương đại, chúng tôi có thêm những thông tin để xác định thời điểm ra đời của đội Hoàng Sa. Năm 1633, phái bộ thương gia Hà Lan do Paulus Traudenius dẫn đầu đã đến vịnh Đà Nẵng và đến 1636, người Hà Lan đã được phép mở một thương điếm ở Faifoo (Hội An), dưới quyền điều hành của Abraham Duijcker. Ngày 6 tháng 3, hai tàu Hà Lan là Warmont và Grol đi từ Nhật Bản đã đến Đà Nẵng, được chắnh quyền Đàng Trong tiếp đón. ở Hội An chúa Nguyễn Phúc Lan cũng đã tiếp Duijcker. Trong cuộc tiếp kiến này "Duijcker đã chuyển đến Chúa một điều khiếu nại. Đó là việc chiếc tàu mang tên Grootenbroeck đã bị đắm ở ngoài khơi bãi cát Paracels, đoàn thuỷ thủ đã được các người Việt xứ Đàng Trong cứu giúp, nhưng đồng thời cũng lấy đi tổng số món tiền là 25.580 réaux, vậy nên trưởng điếm Duijcker có nhiệm vụ xin được bồi hoàn món tiền đó. Ông ta được trả lời rằng những việc đó đã được xảy ra từ thời chúa trước (tức chúa Nguyễn Phúc Nguyên), không nên đề cập đến nữa, ngược lại, người Hà Lan từ nay sẽ được hoàn toàn tự do mang hàng hoá đến buôn bán, được miễn thuế, vả lại, sau này nếu có tàu Hà Lan mà bị đắm ở ngoài khơi thì sẽ không có chuyện tịch thu hàng hoá được cứu hộ nữa"[130, tr.146]. Tư liệu chung quanh vụ đắm tàu Grootenbroeck ở Hoàng Sa năm 1634 xác nhận vai trò của những đoàn người Việt xứ Đàng Trong ở quần đảo Hoàng Sa làm công tác cứu hộ, rồi đưa các nạn nhân về vùng Quảng Nam. Họ thường xuyên đi thuyền ra Hoàng Sa kiểm soát vùng biển và đảo. Chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng lực lượng người Việt xứ Đàng Trong cứu tầu Grootenbreock tại Hoàng Sa năm 1634 chắnh là những người của đội Hoàng Sa đảo Lý Sơn (được thành lập trước năm Tân Mùi (1631) qua phản ánh của tờ đơn xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa lưu tại nhà thờ họ Võ phường An Vĩnh)[130, tr 146].

3T

Đặc biệt, trong một văn bản chữ Hán, hiện đang được lưu giữ tại làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), ghi lại nội dung giải quyết vụ kiện tụng giữa phường Mỹ Toàn (tên cũ của làng Mỹ Lợi) và phường An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) về việc tranh chấp chiếc ghe của đội Hoàng Sa, chúng ta càng có thêm cơ sở để khẳng định về sự tồn tại và hoạt động của đội Hoàng Sa: ỘNguyên vào năm 1743, phường An Bằng bắt phường Mỹ

Toàn kéo chiêc ghe của đội Hoàng Sa bị nạn trôi dạt vào bờ biển chỗ giáp ranh giữa 2 phường. Đến năm 1758, phường An Bằng cũng không chịu cùng phường Mỹ Toàn đem nộp vỏ chiếc ghe ấy. Quan năm 1759, làng Mỹ Toàn làm tờ đơn trinh lên quan trấn thủ của Biện Hải (nay là cửa Tư Hiền, huyện Phú Lộc) phân xử. Kết quả làng An Bằng phải đền tiền thuê công vận chuyển chiếc ghe của đội Hoàng Sa và các khoản thuế khác cho phường Mỹ ToànỢ[0T3T60, tr.92].

Những ghi chép trong Lịch triều hiến chương loại chắ, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chắđã cung cấp cho chúng ta những thông tin về việc các chúa Nguyễn tiến hành khai thác và kiểm soát các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều đảo khác trên biển Đông. Các chúa Nguyễn đã tổ chức ra các đội Thanh Châu chuyên ra các đảo ngoài khơi Quy Nhơn lấy tổ chim yến, đội Hải Môn hoạt động phắa ngoài các đảo Phú Quý, đội Hoàng Sa chuyên trách về quần đảo Hoàng Sa, sau đó lại tổ chức đội Bắc Hải thuộc đội Hoàng Sa nhưng phụ trách việc kiểm soát và khai thác các đảo xa ở phắa nam, trong đó có quần đảo Trường Sa, Côn Lôn và các đảo trong vịnh Thái Lan thuộc chủ quyền của Việt Nam [124, tr.14]. Ngoài đội Hoàng Sa và Bắc Hải, dưới thời các chúa Nguyễn còn tồn tại một lực lượng các đội thuyền thường xuyên tuần tra trên biển, theo Li Tana gọi là đội Ộtuần hảiỢ [52, tr.73]. Các đội thuyền này có nhiệm vụ Ộđánh bắt cướp biểnẦphát hiện, đánh đuổi các tàu nước ngoài do thám, can thiệpỢ [109, tr.280], đồng thời còn làm nhiệm vụ truyền tin. Chắnh nhờ lực lượng truyền tin mà năm 1643 chúa Nguyễn Phúc Tần mới có thể kịp thời đem thủy quân đánh đuổi tàu chiến của Hà Lan. Các chúa Nguyễn còn thiết lập Ty tàu, là cơ quan phụ trách việc quan hệ với tàu thuyền nước ngoài. Có thể nói dưới thời quản lý của các chúa Nguyễn, ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền vùng biển và biển đảo luôn được đề cao.

Đối với một vùng đất có nhiều hải cảng và đảo ngoài khơi, chắnh quyền chúa Nguyễn đã ý thức được vai trò quan trọng của hệ thống đảo ngoài khơi, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng không chỉ là điểm kết nối về thương mại giữa biển Đông với đất liền mà còn tạo nên mạch nối với vùng biển Tây (vịnh Thái Lan) [43, tr.366]. Với tầm nhìn hướng biển, ý thức chủ quyền về biển và hải đảo của chắnh quyền chúa Nguyễn không chỉ thể hiện qua việc sai người Ộđo bãi cát

Trường SaỢ,tổ chức và khai phá một cách có hệ thống các nguồn sản vật trên các hòn đảo và vùng quần đảo này, chắnh quyền chúa Nguyễn còn tổ chức và luôn duy trì một lực lượng thủy binh hùng mạnh để sẵn sàng ngăn chặn, đáp trả những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển đảo của mình.

Mặc dù có chắnh sách mở rộng thông thương với thuyền buôn nước ngoài, đặc biệt là các thuyền buôn đến từ phương Tây, nhưng chắnh quyền chúa Nguyễn vẫn luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu của họ và kiên quyết đạp trả lại các hành động xâm phạm chủ quyền, cướp bóc thuyền buôn của họ. Năm 1644, thuyền buôn của Hà Lan đã cướp bóc thuyền buôn và quấy nhiễu ngoài của Eo đã bị thế tử Nguyễn Phúc Tần (con của chúa Nguyễn Phúc Lan) đem quân đánh. Đại Nam thực lục chép: ỘBấy giờ giặc Ô Lan [Hà Lan] đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa [Phúc Lan] đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử [Phúc Tần] tức thì mật báo với Chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thuỷ quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử đốc thúc chiến thuyền của mình tiến thẳng ra (...) Chiến thuyền trước sau lướt nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhằm thẳng phắa Đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt chết. Thế tử bèn thu quân về...Ợ [125, tr.45].

Sự kiện người Anh chiếm cứ đảo Côn Lôn (tháng 8 năm1702) và âm mưu thiết lập một trạm trung chuyển nhằm tập kết và phát tán hàng hóa hoặc giao mệnh lệnh đã bị chắnh quyền chúa Nguyễn kịp thời ngăn chặn, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình. Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại sự kiện này như sau: ỘGiặc biển là người Man An Liệt [Anh] có 8 chiếc thuyền đến đậu ở đảo Côn Lôn. Trưởng là bọn Tô Thắch Già Thi 5 người tự xưng là nhất ban, nhị ban, tam ban, tứ ban, ngũ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 136 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)